Nhận xét kết quả thử nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu và cảnh báo môi trường từ xa (Trang 80 - 93)

Hệ thống bắt đầu được triển khai thử nghiệm từ ngày 12/01/2015 cho đến nay. Kết quả đo đạc của sensor được truyền về trung tâm và lưu vào CSDL. Qua thời gian hơn 2 tháng từ ngày triển khai thiết bị, có một nhận xét sau đây:

- Thiết bị thu thập dữ liệu datalogger hoạt động liên tục và ổn định.

- Quá trình truyền dữ liệu từ thiết bị về trung tâm giám sát diễn ra liên tục, không bị ngắt quãng, ko có hiện tượng mất dữ liệu. Ngay khi kết nối bị mất, thiết bị vẫn lưu số liệu tại thẻ nhớ và khi khắc phục được đường truyền, dữ liệu này sẽ được đẩy trả lại nhằm đảm bảo tính liên tục và toàn vẹn của quá trình gửi dữ liệu. Chu kỳ truyền dữ liệu max 15s. Thời gian này đáp ứng được nhu cầu giám sát online.

- Trung tâm giám sát và thu thập dữ liệu có khả năng phục vụ nhiều thiết bị

cùng lúc, khả năng xử lý và lữu trữ đều đạt trong mức độ cho phép, đảm bảo

việc lưu trữ thông tin một cách lâu dài phục vụ cho các ứng dụng và các yêu cầu tra cứu thông tin liên quan.

- Quá trình hiển thị dữ liệu lên giao diện portal diễn ra nhanh, không bị trễ, người sử dụng và quản trị có thể dễ dàng tra cứu và theo dõi thông tin về các

trạm theo thời gian thực. Nhờ có các biểu đồ theo dõi, phân tích số liệu, người quản trị có thể dễ dàng đánh giá và đưa ra các điều chỉnh thích hợp theo thực trạng môi trường tại các trạm.

- Thông tin quan trắc thu thập về cơ bản đã phản ánh chính xác hiện trạng môi

trường nước mặt tại 2 địa điểm triển khai là Hồ Xuân Hương và hồ Tuyền Lâm.

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Quá trình thực hiện luận văn với đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu và cảnh báo môi trường từ xa” với lý thuyết và thực nghiệm, tác giả rút ra một số kết luận như sau:

Luận văn đã đề xuất được mô hình tổng thể hệ thống thu thập dữ liệu và cảnh báo môi trường từ xa, với các yêu cầu chức năng cho từng phân hệ cụ thể. Các hệ thống quan trắc môi trường nước mặt đang triển khai trong thực tế về cơ bản giống với hệ thống được trình bày trong luận văn này nhưng đa phần các trạm sử dụng các module được nhập khẩu từ nước ngoài. Sau thời gian hoạt động đã có nhiều sự cố. Việc khắc phục sự cố hiện nay chủ yếu là mua các thiết bị, module thay thế với giá thành rất cao. Nghiên cứu được trình bày trong luận văn của tác giả đã khái quát quá trình nghiên cứu, đề xuất và triển khai một hệ thống thu thập dữ liệu và cảnh báo môi trường từ xa với các chức năng tương đối hoàn thiện từ phần cứng đến phần mềm và đặc biệt là giao diện quản lý thông tin quan trắc tích hợp trên cổng thông tin điện tử.

Ngoài ra, tác giả cũng đã công bố những kết quả nghiên cứu này của mình trong một vài hội nghị và tạp chí trong nước. Những phản hồi tích cực từ những nhà khoa học hàng đầu về lĩnh vực quan trắc môi trường đã phần nào giúp tác giả có định hướng rõ ràng về hệ thống cũng như các phương pháp khác để tối ưu hơn nữa.

Về hướng phát triển trong thời gian tới, hiện tại do thời gian có hạn và các

thông tin liên quan đến lĩnh vực quan trắc môi trường còn hạn chế, nên đề tài chỉ dừng lại ở việc xây dựng hệ thống thu thập và cảnh báo môi trường cho môi trường nước mặt. Do đó cần tiếp tục nghiên cứu để xây dựng hoàn thiện hệ thống có thể đáp ứng được yêu cầu quan trắc các môi trường khác chẳng hạn như môi trường không khí, chất lượng nước thải …

Cần nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS vào hệ thống thu thập dữ liệu và cảnh báo môi trường để xây dựng CSDL GIS về tài nguyên môi trường đặc biệt là hoàn thiện cơ sở dữ liệu về hiện trạng và diễn biến môi trường nước mặt ở Việt Nam đề phục vụ công tác quản lý nhà nước chuyên ngành Tài nguyên môi trường.

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC

1. Trần Thiện Chính, Nguyễn Tiến Đức, Lê Xuân Công, Xây dựng cơ sở dữ liệu

quản lý tài nguyên môi trường phục vụ phát triển bền vững tỉnh Thanh Hóa, Kỷ

yếu Hội thảo CLB Khoa học Công nghệ các trường đại học kỹ thuật lần thứ 45,

số 45, p.207-212, 2014.

2. Trần Thiện Chính, Nguyễn Tiến Đức, Lê Xuân Công, Nghiên cứu xây dựng hệ

thống thông tin quản lý chỉ tiêu tài nguyên môi trường vùng Tây Nguyên, Tạp

chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất (ISSN 1859-1469) số 48/7-2014, p. 92-97,

2014.

3. Nguyen Tien Duc, Tran Thien Chinh, Nguyen Bao Trung, A Database Model for

Environmental and Natural Resource Management in the Central Highlands of Vietnam, Journal of Science & Technology, Technical Universities, (ISSN 0868- 3980) No. 105, p. 52-56, 2015.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Dự thảo Thông tư “Quy định về yêu cầu

cơ bản và đặc tính kỹ thuật cho trạm quan trắc môi trường nước tự động, liên tục”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[2]Dương Kiều Hoa, Tôn Thất Hòa (2006), Phân tích thiết kế hệ thống thông tin

với UML.

[3]Phạm Công Nhất (12/10/2014), Ô nhiễm môi trường ở nông thôn,

http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_khoahoc/_mobile_moitruong/item/24 546402.html

[4]Tăng Văn Đoàn, Trần Đức Hạ (2010), Giáo trình cơ sở kỹ thuật môi trường,

Nhà xuất bản Giáo dục.

[5]Tổng cục môi trường, Giáo trình Bồi dưỡng cán bộ về quan trắc môi trường

[6]Trần Đắc Hiến (24/03/2011), Ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay – Thực

trạng và một số giải pháp khắc phục,

http://moitruong.com.vn/Home/Default.aspx?portalid=33&tabid=19&distid=1636

[7]Trần Thiện Chính, Nguyễn Tiến Đức, Lê Xuân Công, Nghiên cứu xây dựng hệ

thống thông tin quản lý chỉ tiêu tài nguyên môi trường vùng Tây Nguyên, Tạp chí

Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất (ISSN 1859-1469) số 48/7-2014, p. 92-97, 2014.

PHỤ LỤC:

Kết quả đo kiểm hệ thống thu thập dữ liệu và cảnh báo môi trường từ xa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu và cảnh báo môi trường từ xa (Trang 80 - 93)