Tính hữu hạn (boundness)

Một phần của tài liệu Phương pháp đánh giá hiệu năng hệ thống sử dụng umlstate machine và stochastic petri nets (Trang 43 - 44)

Tính hữu hạn của mạng Petri là số thẻ giới hạn của các vị trí và do đó cần có sự đảm bảo không bị tràn dung lượng của các vị trí. An toàn là trường hợp riêng của tính hữu hạn.

Đánh dấu M được gọi là hữu hạn (bounded marking) nếu trong bất kỳ một chuỗi kích hoạt tiếp theo nào, không có vị trí nào tiếp nhận thêm số thẻ lớn hơn số n - một số nguyên dương.

Nếu đánh dấu M có giới hạn và trong bất kỳ chuỗi kích hoạt nào không có vị trí nào nhận thêm một thẻ nữa thì đánh dấu M cũng được gọi là đánh dấu an toàn.

Vị trí k - an toàn (hay k - hữu hạn):

Một vị trí pj∈ P của PN (N, M0) với đánh dấu ban đầu M0 được gọi là k - an toàn nếu số thẻ ở vị trí pj trong đánh dấu đạt được M’ từ M0 không vượt một số k nguyên dương, M’ (pj) ≤ k, đối với tất cả M’ ∈ R(M0).

36

Nếu vị trí pj là k - an toàn thì nó phải là k’ - an toàn đối tất cả k’ ≥ k.

Bởi vì số lượng thẻ có giới hạn, nên có thể chọn k bằng giá trị tối đa từ các vị trí và xác định mạng Petri là k - an toàn nếu từng vị trí là k - an toàn.

Một vị trí được gọi là hữu hạn nếu nó là k - an toàn đối với k.

Mạng Petri được gọi là hữu hạn nếu tất cả các vị trí của nó đều hữu hạn. Tính hữu hạn có thể áp dụng trong truyền thông như: đảm bảo dung lượng kênh, dung lượng bộ đệm hay các thanh ghi trong các hệ thống xử lý thông tin được mô hình bởi PN.

Một phần của tài liệu Phương pháp đánh giá hiệu năng hệ thống sử dụng umlstate machine và stochastic petri nets (Trang 43 - 44)