Lệnh hostname và ping

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về Firewall cứng (Trang 48 - 52)

IV. Các lệnh duy trì thông thường của PIXFirewall 1 Các chế độ truy cập

2.5.Lệnh hostname và ping

2. Các lệnh duy trì thông thường của PIXFirewall

2.5.Lệnh hostname và ping

Lệnh hostname thay đổi nhãn trên dấu nhắc. hostname có thể hỗ trợ lên tới 16 ký tự alpha và chữ hoa, chữ thường. mặc định thì hostname là pixfirewall.

Lệnh ping được sử dụng nếu PIX Firewall đã được kết nối hoặc nếu tồn tại một host (được nhận diện bởi PIX Firewall ) trên mạng. Nếu host tồn tại trên mạng thì lệnh ping nhận được còn nếu không thì sẽ có thông báo “NO response received”. (lúc này bạn sử dụng lệnh show interface để đảm bảo rằng PIX Firewall đã được được kết nối đến mạng và đã thông lưu lượng). Mặc định lênh ping sẽ cố gắng ping đến host đích 3 lần.

Sau khi PIX Firewall được cấu hình và hoạt động, chúng ta sẽ không thể ping đến giao diện bên trong (mạng bên trong) của PIX Firewall từ mạng bên ngoài hoặc từ giao diện bên ngoài (outside interface) của PIX Firewall. Nếu có thể ping những mạng bên trong từ giao diện bên trong và nếu bạn có thể ping những mạng bên ngoài từ giao diện bên ngoài thì PIX Firewall đã thực hiện được đúng chức năng thông thường của nó.

2.6. Lệnh show

Lệnh show cho phép hiển thị các thông tin lệnh. Lệnh này thường kết hợp với các lệnh khác để hiển thị thông tin hệ thống của lệnh đó. Ta có thể nhập show cùng với

? để xem tên của các lệnh hiển thị và mô tả về chúng. Dưới đây là ví dụ của các lệnh

show khác nhau

Show interface - cho phép hiển thị thông tin giao diện mạng. đây là lệnh đầu

tiên mà sẽ sử dụng khi thử thiết lập một kết nối.

Show history – hiển thị các dòng lệnh trước đó

Show memory – hiển thị tổng quan bộ nhớ vật lý tối đa và bộ nhớ hiện tại còn

trống của PIX Firewall

Show vesion – cho phép hiển thị phiên bản phần mềm của PIX Firewall, thời

gian hoạt động tính từ lần khởi động lại gần đây nhất, kiểu bộ vi xử lý, kiểu bộ nhớ flash, giao diện bảng mạch và số serial (BISO ID)

Show xlate – hiển thị thông tin khe dịch

Show cpu usage – hiển thị CPU được sử dụng. Lệnh này sử dụng ở chế độ cấu

Show ip address - cho phép xem địa chỉ IP được gán đến giao diện mạng. Địa

chỉ IP hiện tại giống như là địa chỉ IP hệ thống trên failover active (PIX active). Khi active unit bị lỗi, địa chỉ IP hiện tại trở thành đơn vị chuẩn (địa chỉ IP hệ thống)

2.7. Lệnh name

Sử dụng lệnh name cho phép cấu hình một danh sách các ánh xạ tên đến địa chỉ IP trên PIX Firewall. Điều này cho phép sử dụng tên trong cấu hình thay cho địa chỉ IP. Bạn có thể chỉ định tên sử dụng cú pháp dưới đây:

name ip_address name

Ip_address Địa chỉ IP của host được đặt tên

Name Tên được gán cho địa chỉ IP. Cho phép

đặt tên với các ký tự từ a-z, A-Z, 0-9, dấu gạch và dấu gạch dưới. Tên không thể bắt đầu bằng số. Nếu một tên trên 16 ký tự thì lệnh sẽ lỗi

Cho phép đặt tên với các ký tự từ a-z, A-Z, 0-9, dấu gạch và dấu gạch dưới. Tên không thể bắt đầu bằng số. Nếu một tên trên 16 ký tự thì lệnh sẽ lỗi. Sau khi tên được định nghĩa nó có thể được sử dụng trong bất kỳ lệnh PIX Firewall nào tham chiếu đến một địa chỉ IP. Lệnh names cho phép sử dụng lệnh name. Lệnh clear names và no names là giống nhau. Lệnh show name liệt kê các trạng thái lệnh name trong cấu hình

KẾT LUẬN

Không có một tài liệu nào có thể lường hết được mọi lỗ hổng trong hệ thống và cũng không có nhà sản xuất nào có thể cung cấp đủ các công cụ cần thiết. Cách tốt nhất vẫn là sử dụng kết hợp các giải pháp, sản phẩm nhằm tạo ra cơ chế bảo mật đa năng. Trong các lựa chọn về giải pháp an ninh hiện nay thì firewall là một trong nhưng ưu tiên hàng đầu.

Xem xét và lựa chọn một sản phẩm firewall hợp lý và đưa và hoạt động phù hợp với chính sách của công ty là một trong những việc đầu tiên trong quá trình bảo mật hệ thống. Firewall có thể là giải pháp phần cứng hoặc phần mềm hoặc kết hợp cả hai. Nhiệm vụ của firewall là ngăn chặn các tấn công trực tiếp vào các thông tin quan trọng của hệ thống, kiểm soát các thông tin ra vào hệ thống. Việc lựa chọn firewall thích hợp cho một hệ thống không phải là dễ dàng. Các firewall đều phụ thuộc trên một môi trường, cấu hình mạng, ứng dụng cụ thể. Khi xem xét lựa chọn một firewall, cần tập trung tìm hiểu tập các chức năng của firewall, tính năng lọc địa chỉ, gói tin, ...

Một công nghệ không thể là một giải pháp hoàn hảo cho toàn bộ chiến lược bảo mật của tổ chức, các sản phẩm firewall dù có tốt đến mấy cũng bộc lộ những nhược điểm của mình, những nhược điểm đó có thể được khắc phục bằng các công nghệ khác như IPS, IPSec vv...

Khi xem xét lựa chọn công nghệ bảo mật các công nghệ bảo mật phải luôn có một cái nhìn khái quát trong một bức tranh tổng thể. Và mô hình bảo mật phân lớp là một cơ sở khoa học để các tổ chức căn cứ vào đó lựa chọn các công nghệ bảo mật cho phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình.

Cho dù các công nghệ có được trang bị hoàn hảo đến đâu mà không chú ý đến yếu tố con người thì cũng là một sai lầm lớn. Trong mọi kế hoạch để thành công thì con người bao giờ cũng được đặt ở vị trí trung tâm. Trong kế hoạch bảo mật cũng thế, con người là nhân tố có ý nghĩa quyết định tới độ an toàn nếu có ý thức bảo mật cao và cũng là hiểm họa khôn lường nếu chính là kẻ tấn công từ ngay trong nội bộ của tổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chức. Việc ban hành các policy cho con người cần phải tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế đã có sẵn như ISO 17799.

Trên thế giới kĩ thuật phát triển theo từng ngày, các biện pháp tấn công ngày càng mới mẻ và tinh vi hơn. Các công nghệ bảo mật trang bị cho tổ chức cũng cần phải được cải tiến, cập nhật ngày giờ để kịp thời chống lại mọi sự phá hoại đó. Ý thức của con người cũng cần không ngừng được nâng cao.

Bảo mật hiện nay đang là một vấn đề rất nóng bỏng khi mà thông tin là tài sản quý giá hàng đầu của các tổ chức doanh nghiệp, vì vậy tôi rất hy vọng thông qua đồ án này sẽ mang lại cho người đọc được những hiểu biết chung nhất về các khái niệm liên quan đến bảo mật thông tin và cái nhìn chi tiết về công nghệ firewall, một trong các công nghệ được sử dụng rất phổ biến hiện nay.

Vì thời gian có hạn và kinh nghiệm thực tế ít nên trong khuôn khổ đề tài này chỉ giới thiệu được phần nào những vấn đề đã nêu ra. Hy vọng tiếp theo đồ án này sẽ có một bước nghiên cứu sâu hơn nữa về các công nghệ bảo mật nói chung và firewall cứng nói riêng nhằm đem những điều mình học được vào phục vụ công việc cũng như cuộc sống.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về Firewall cứng (Trang 48 - 52)