Giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lý quản trị các dịch vụ mạng (Trang 63)

4.4.1. Giới thiệu mô hình lai

Từ những kết quả thử nghiệm các giải pháp mô hình trên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Để giải quyết những hạn chế đó hướng phát triển tiếp của luận văn đó là sử dụng mô hình lai. Mô hình lai là sự kết hợp những ưu điểm của mô hình nhiều máy chủ Virtual host với lớp phần mềm bổ sung (ISPConfig 3) và mô hình sử dụng nhiều máy chủ với proxy ngược.

ISPconfig 3 cung cấp cho ta khả năng quản lý đồng thời nhiều server trong đó có một server là master các server khác là slave. Mọi thao tác quản lý đều thực hiện trên master. Tận dụng khả năng này của ISPconfig chúng ta có thể xây dựng một hệ thống hosting có nhiều server và quản lý tất cả trên một server duy nhất. Sẽ làm tăng tính dễ dùng và đơn giản trong việc quản lý các server khác nhau.

Sự dụng ý tưởng từ việc sử dụng proxy, proxy ngược đại diện cho các máy chủ giao tiếp với client. Tất cả các domain mà nhà cung cấp quản lý đều trỏ tới máy proxy server. Nên người dùng internet không thể biết địa chỉ IP thực tế của Web server mà họ đang truy cập đến, chính vì thế những hacker sẽ gặp khó khăn hơn nhiều nếu có ý định tấn công các domain của chúng ta. Một ưu điểm nữa là tất cả các Server của chúng ta không cần kết nối internet mà chỉ cần một kết nối tới máy chủ proxy ngược, các Server dịch vụ bên trong được kết nối LAN. Điều này làm chúng ta chỉ cần sử dụng duy nhất địa chỉ IP public cho tất cả các server giúp giảm chi phí xây dựng hệ thống cũng như tiết kiệm được không gian địa chỉ IP.

Ƣu điểm:

- Tiết kiệm địa chỉ IP.

- Tận dụng tối đa băng thông. - Bảo mật tốt.

- Quản lý thống nhất và dễ dàng các server.

Nhƣợc điểm:

Proxy server là một nút cổ chai, khi dừng hoạt động thì tất cả các server bên trong sẽ không thể tham gia vào môi trường internet.

64

Hình 4.19. Mô hình lai

Tuy nhiên, mô hình này đang trong hướng nghiên cứu và phát triển.

4.4.2. Giải pháp áp dụng thực tế

Để các kết quả nghiên cứu được áp dụng trong thực tế, có tính thực tiễn hơn, luận án đề xuất 01 giải pháp mô hình hosting vào hệ thống Web nội bộ Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND.

Trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND được thành lập theo Quyết định số 1945/QĐ- Ttg ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Chức năng nhiệm vụ: Đào tạo cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ và hậu cần có trình độ sau đại học, đại học và trình độ khác. Trường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật nghiệp vụ và hậu cần cho cán bộ lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ làm công tác kỹ thuật nghiệp vụ, hậu cần trong Công an Nhân dân, nghiên cứu khoa học về nghiệp vụ và hậu cần CAND, phục vụ yêu cầu bảo đảm an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Cơ cấu tổ chức: gồm 23 đơn vị với 6 khoa, 5 bộ môn, 8 phòng và 4 trung tâm.

Hiện nay, Trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND được trang bị hệ thống mạng nội bộ trong toàn Trường. Với hệ thống gồm 3 máy chủ cung cấp các dịch vụ như WWW, DNS, MAIL. Năm 2013, hệ thống Website nội bộ của Trường chính thức đi vào hoạt động, mỗi đơn vị trong trường sẽ quản lý 1 Website riêng cụ thể

65

như: Khoa Công nghệ thông với ký hiệu là K2 có Website riêng là www.k2.t36.bca

Với bối cảnh đó tôi đề xuất sử dụng mô hình nhiều máy chủ với proxy ngượcáp dụng vào thực tế tại Trường trong tương lai.

Để áp dụng giải pháp vào mô hình Web nội bộ Trường T36 cần giải quyết những vấn đề sau:

- Do số lượng máy chủ có hạn để hệ thống có thể cung cấp được nhiều dịch vụ cũng như có thể back up và san tải cho nhau thì cần xây dựng hệ thống VPS (đã giới thiệu ở Chương 2) cho Trường.

- Với số lượng máy chủ vật lý và máy ảo sử dụng VPS lớn nên cần có sự quản lý đồng bộ, nhu cầu đặt ra là cần phần mềm quản lý tất cả các Server kể cả Server proxy một cách dễ dàng nhất, điều này thì ISPConfig 3 chưa làm được và đây là hướng nghiên cứu trong thời gian tới.

66

KẾT LUẬN

Về nội dung lý thuyết, luận văn đã trình bày tổng quan về các dịch vụ mạng như DNS, DHCP, E-Mail, WWW. Trong đó, luận văn đã đi sâu tìm hiểu đó là dịch vụ WWW mà cụ thể là Web hosting. Trong dịch vụ Web hosting, luận văn đã trình bày tổng quan về dịch vụ và đặc biệt là 04 giải pháp cho dịch vụ Web hosting là : Mô hình 1 máy chủ với Virtual host; Mô hình 1 máy chủ với lớp phần mềm bổ sung; Mô hình nhiều máy chủ với lớp phần mềm bổ sung; Mô hình máy chủ với Proxy ngược. Nhằm giải quyết những hạn chế như độ lớn băng thông, không gian lưu trữ, tính bảo mật, khả năng quản lý cho nhà cung cấp dịch vụ hosting.

Về thử nghiệm giải pháp, luận văn đã thử nghiệm 03 giải pháp đó là mô hình 1 máy chủ với Virtual host; Mô hình 1 máy chủ với lớp phần mềm bổ sung; Mô hình máy chủ với Proxy ngược trên hệ điều hành CentOS 6.5 và lớp phần mềm bổ sung ISPConfig 3 cho có kết quả tốt. Những công cụ như CentOS 6.5, ISPconfig 3 đều là những hệ điều hành, chương trình ứng dụng dựa trên mã nguồn mở nên phần nào có thể giải quyết được vấn đề kinh tế cho nhà cung cấp cung như không giới hạn khả năng phát triển sau này.

Để đánh giá kết quả thử nghiệm các giải pháp, luận văn đã đánh giá dựa trên kết quả định tính và định lượng. Kết quả định lượng được đánh giá sử dụng công cụ trên trang web http://loadimpact.com.

Từ những kết quả nghiên cứu, luận văn đã trình bày giải pháp đề xuất cho hướng nghiên cứu trong tương lai và mô hình áp dụng thực tế.

Hạn chế:

Mặc dù, luận văn đã đạt những kết quả tích cực trong việc tìm và triển khai các giải pháp giải quyết hạn chế của dịch vụ Web hosting nhưng vẫn tồn tại những hạn chế sau:

- Các giải pháp mới chỉ được thử nghiệm trên máy ảo có dung lượng ram 1G. - Để đánh giá chính xác cần đưa các mô hình chạy thử nghiệm thực tế và có ý kiến phản hồi từ các quản trị viên. Đánh giá sử dụng công cụ trên trang web

67

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Brian Freeman and Gideon Lidor (1994). “Hosting services - linkingthe information warehouse to the information consumer”, In COMPCON, pp. 165–171.

[2] Bjorn Johansson (2007). “Reasons for reorganization of software application hosting and its connection to resilience in software and processes” . Int. J. of Networking and Virtual Organisations, 4, pp. 35–44.

[3] Daisuke Hara and Yasuichi Nakayama (2006). “Secure and high-performance web server system for shared hosting service”, IEEE Computer Society, In ICPADS, pages 161–168.

[4] David Molnar and Stuart E. Schechter (2010). “Self hosting vs. cloud hosting: Accounting for the security impact of hosting in the cloud”, In WEIS.

[5] E. Eugene Schultz (2003). “Attackers hit web hosting servers”, Computers & Security, 22(4), pp. 273–283.

[6] Falko Timme (2011), ISP3config manual.

[7] Josep Oriol Fit ´o and Jordi Guitart Fern´andez (2009). “Addressing the use of cloud computing for web hosting providers”.

[8] Michael Rabinovich and Amit Aggarwal (1999). “RadaR: a scalable architecture for a global web hosting service”. In Proceedings of the Eighth International World-Wide Web Conference.

[9] Tristan Greaves (2001). Virtual hosting, FTP, and LDAP. Sys Admin:The Journal for UNIX Systems Administrators, 10(5): pp. 43–45.

[10] Thomas O’Daniel and Chew Kok Wai (2000). Domain name and site hosting preferences: empirical evidence. Internet Research, 10(4):308–316.

[11] Radu Prodan and Simon Ostermann (2009). “A survey and taxonomy of infrastructure as a service and web hosting cloud providers”. In GRID, IEEE, pages 17–25.

[12] Roland K ¨ubert and Gregory Katsaros (2011). “Using free software for elastic web hosting on a private cloud”. IJCAC, 1(2):14–28.

68

Trang Web điện tử

[13] http://vietcoding.com/tim-hieu-cac-loai-hosting-thong-dung-hien-nay/ by việt coding (19-09-2010). [14] http://docs.oracle.com/cd/E23823_01/html/816-4554/dhcp-overview- 12a.html#scrolltoc. [15] http://httpd.apache.org/docs/2.2/vhosts/examples.html. [16] http://httpd.apache.org/docs/current/vhosts/name-based.html. [17] http://httpd.apache.org/docs/current/vhosts/ip-based.html. [18] http://stackoverflow.com/questions/14186045/how-to-correctly-configure-a- reverse-proxy-with-apache-to-be-used-for-cross-dom. [19] http://httpd.apache.org/docs/2.2/mod/mod_proxy.html. [20] http://www.apachetutor.org/admin/reverseproxies/ by niq (2013).

Một phần của tài liệu Quản lý quản trị các dịch vụ mạng (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)