Qui trình xây dựng ontology

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và xây dựng ca kiểm thử phần mềm ứng dụng ontology (Trang 58 - 61)

Qui trình xây dựng ontology bao gồm 7 bước:

Bước 1: Xác định lĩnh vực và phạm vi của ontology

Để xác định lĩnh vực và phạm vi của Ontology ta cần trả lời một số câu hỏi cơ bản:

1. Lĩnh vực mà Ontology sẽ phải bao trùm là gì: với lĩnh vực kiểm thử phần mềm thì ontology cần biểu diễn được những thông tin như môi trường kiểm

59

thử, ngữ cảnh kiểm thử, phương pháp kiểm thử, tài liệu tham chiếu, chức năng kiểm thử, ca kiểm thử ...

2. Chúng ta sẽ sử dụng các ontology cho cái gì: ontology kiểm thử phần mềm được sử dụng để phục vụ cho hoạt động kiểm thử phần mềm, cụ thể với phạm vi luận văn là nhằm mục đích sinh ca kiểm thử. Vì vậy thông tin mà nó biểu diễn phải bao trùm nội dung của ca kiểm thử.

3. Các thông tin trong Ontology phải trả lời được những câu hỏi nào?

 Các thông tin về các ca kiểm thử theo từng chức năng, từng module?

 Các thông tin về các tài liệu kiểm thử?

 Các thông tin về các kỹ thuật kiểm thử?

 …

4. Ai sẽ là người sử dụng và bảo trì Ontology: Ontology được sử dụng bởi người lập trình (developer) và người kiểm thử phần mềm (tester). Đây là người có kiến thức chuyên môn về phần mềm nên có thể hiểu và sử dụng được các khái niệm trong Ontology. Ngoài ra họ phải có khả năng thao tác với ontology trên Protégé.

Bước 2: Xem xét việc sử dụng lại các ontology đã có

Tại bước 1 ta đã xác định rõ lĩnh vực cũng như phạm vi mà ontology kiểm thử phần mềm cần đáp ứng. Tại bước 2 ta sẽ xem xét khả năng tái sử dụng các ontology đã có. Ở chương 1, ta đã tìm hiểu một mô hình ontology kiểm thử phần mềm [5] . Những khái niệm cơ bản trong kiểm thử phần mềm đã được mô tả khá đầy đủ trong mô hình này. Vì vậy việc sử dụng lại ontology kiểm thử phần mềm đã mô tả ở chương trước là phù hợp với mục đích thực nghiệm của luận văn.

60

Bước 3: Liệt kê các thuật ngữ quan trọng trong Ontology

Các thuật ngữ quan trọng:

 Các thuật ngữ cơ bản liên quan tới kiểm thử phần mềm: người kiểm thử, môi trường kiểm thử, ngữ cảnh kiểm thử, phương pháp kiểm thử, hoạt động kiểm thử, …

 Các thuật ngữ liên quan đến dữ liệu kiểm thử: dữ liệu đặc tả kiểm thử (Test Spec Data), dữ liệu báo cáo chất lượng (QA Report Data), dữ liệu dùng chung (Common Data), dữ liệu trích xuất từ các tài liệu liên quan đến phát triển phần mềm (Extracting Data), …

 Các thuật ngữ liên quan tới ca kiểm thử: điều kiện tiền để của ca kiểm thử (Pre Condition), mục đích kiểm thử (Target Testing), Kết quả mong đợi (Expected Result)

Bước 4 Định nghĩa lớp và phân cấp các lớp

Phần này sẽ mô tả ở mục [2. Thiết kế kiến trúc phân tầng và quan hệ trong ontology] và mục [3.1. Danh sách các lớp]

Bước 5: Định nghĩa các thuộc tính của các lớp và mối quan hệ giữa chúng

Phần này sẽ mô tả ở mục [3.2. Danh sách thuộc tính kiểu đối tượng] và mục [3.3. Danh sách thuộc tính kiểu nguyên thuỷ] Danh sách thuộc tính kiểu nguyên thuỷ]

Bước 6: Định nghĩa các ràng buộc của các thuộc tính

Phần này sẽ mô tả ở mục [3.2. Danh sách thuộc tính kiểu đối tượng] và mục [3.3. Danh sách thuộc tính kiểu nguyên thuỷ]

61

Phần này sẽ mô tả ở mục [4. Tạo thể hiện cho ontology]

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và xây dựng ca kiểm thử phần mềm ứng dụng ontology (Trang 58 - 61)