78
Trên màn hình máy chủ 2 người vận hành có thể giám sát được trạng thái bơm chạy/dừng, bơm lỗi, mực nước các bể.
Hình 4.11: Màn hình HMI giám sát hệ thống bơm sinh hoạt
79
KẾT LUẬN
Luận văn đã nêu lên được khái niệm, mô hình của hệ thống quản lí tòa nhà thông minh. Từ mô hình đó, luận văn đã chỉ rõ được đặc điểm, cấu hình, tính năng cơ bản, ưu điểm của hệ thống quản lí tòa nhà thông minh tích hợp, quản lí rất nhiều hệ thống kĩ thuật thành phần. Qua đó, ta có thể thấy hệ thống BMS là xu thế tất yếu trong các tòa nhà cao tầng hiện nay. Tiềm năng phát triển của hệ thống quản lí tòa nhà thông minh là rất lớn với khả năng tích hợp ngày càng cao đem lại cho tòa nhà nhiều tiện ích hơn.
Luận văn cũng phân tích được cấu hình phần cứng, cấu hình mạng của hệ
thống quản lí tòa nhà thông minh và giới thiệu được các kỹ thuật truyền dẫn, giao thức truyền thông thường dùng trong hệ thống. Từ đó, tác giả tìm hiểu phần cứng, phần mềm của hãng Siemens rồi thiết kế hệ thống BMS dựa trên PLC S7-300.
Tuy nhiên, do thời gian và kinh phí có hạn nên luận văn vẫn chưa đi sâu được vào một số vấn đề. Hướng phát triển tiếp theo của đề tài là:
- Hoàn thiện các tính năng của hệ thống quản lí điện năng như tự động điều chỉnh năng lượng tiêu thụ, lập biểu đồ, dựđoán nhu cầu năng lượng..
- Tìm hiểu giải pháp tích hợp hệ thống để xây dựng máy chủ quản lí tất cả các hệ thống. Qua đó nâng cao được hiệu quả của hệ thống BMS trong việc tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí vận hành tòa nhà…
80
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Doãn Phước (2007), Tự động hóa với SIMATIC S7-300, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật.
2. Hoàng Minh Sơn (2006), Mạng truyền thông công nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật.
3. Tủ sách khoa học công nghệ xây dựng, Hướng dẫn thiết kế hệ thống quản lí tòa nhà, Nhà xuất bản Xây dựng.
4. Phạm Quang Huy (2009), Scada Mạng Truyền Thông Trong Công Nghiệp (Lý Thuyết, Thực Hành), NXB Dân Trí.
B. Tài liệu tiếng Anh
1. Simatic, System Software for S7-300 and S7-400, Programming Manual.
2. http://www.siemens.com/entry/cc/en/