NOC VINASAT-1 để giám sát chất lượng sóng mang.
- Biết công suất EIRP tại trạm phát A và C/N mong muốn tại trạm thu B, tính hệ số G/T của trạm thu B.
- Biết hệ số G/T tại trạm thu B và C/N mong muốn tại trạm thu B, tính công suất EIRP của trạm phát A.
3.2 Phần mềm tính toán công suất
3.2.1 Tính toán mức C/N tại trạm thu khi biết thông tin trạm phát và trạm thu thu
Phần mềm được viết dựa trên cơ sở tính toán và bài toán nêu ở trên. Phần mềm hỗ trợ cho mỗi khách hàng trước khi phát sóng qua vệ tinh VINASAT. Khách hàng có thể dựa vào kết quả tổng hợp cuối cùng do đài NOC VINASAT gửi để cấu hình cho trạm thu phát của mình.
Chúng ta sẽ test thử phần mèm trong trường hợp thừ nhất tức là biết thông tin trạm phát A và tính toán C/N tại NOC-Vinasat để giám sát chất lượng sóng mang.
Khách hàng trong bài test là khách hàng Hoàng Long có hai địa điểm thu phát tại Bình Dương và ngoài khơi Việt Nam. Tại điểm phát từ Bình Dương, khách hàng đã dùng dịch vụ của VTI bao gồm: sử dụng anten, các thiết bị thu phát của đài mặt đất Bình Dương (là một đơn vị hỗ trợ khách hàng của công ty VTI). Tại địa điểm thứ hai, khách hàng dùng hệ thống thiết bị thu phát và anten của mình để thu phát sóng qua vệ tinh VINASAT.
Dựa theo mẫu thông tin khách hàng ở phụ lục 3, đài NOC VINASAT thực hiện việc toán đường truyền.
51
- Info rate = 0.768 Mbps, điều chế QPSK, FEC = ½, không dùng Reed Solomon.
- Ngoài giàn: Ftx = 6534.796 Mhz, Danten = 3m, hiệu suất bức xạ anten = 43%.
- Ftx từ Bình Dương = 6535.4 Mhz, Danten = 7.2m, hiệu suất bức xạ anten = 51.8%.
Trạm phát từ Bình Dương: với công suất phát 0,4W, cho kết quả mô phỏng là C/N = 17.2 dB (như trên hình 3-1) và mức thu thực tế là C/N = 17.95 dB (đây là mức thu đo được trên phân tích phổ như trong hình 3-2).
52
53
Hình 3-2 Kết quả mức thu sóng mang từ Bình Dương bằng phân tích phổ
Trạm phát ngoài khơi: với công suất 1W, kết quả mô phỏng là C/N = 13.7 dB (như trên hình 3-3), mức thu thực tế là C/N = 10.57 dB (đây là mức thu đo được trên phân tích phổ như trong hình 3-4). Các kết quả của trạm ngoài khơi giữa thực tế và mô phỏng có sự sai lệch khá lớn.
54
55
Hình 3-4 Kết quả mức thu sóng mang ngoài khơi bằng phân tích phổ
Kết quả sai lệch của trạm phát từ ngoài khơi Việt Nam có thể giải thích như sau: do trạm phát này phát từ ngoài khơi, vì vậy điều kiện anten không ổn định, giàn bị lắc do sóng biển, và anten bị mất vị trí đã căn chỉnh. Trong hệ thống anten của khách hàng có hệ thống bám tự động, bám lại vị trí cũ đã căn chỉnh. Nhưng điều kiện không ổn định này kéo dài liên tục, nên việc bám tự động không còn chính xác, đây chính là nguyên nhân gây ra sự sai lệch giữa kết quả mô phỏng và kết quả thực tế.