Tư vấn viên NVXH Hội PHHS GVCN, Ban cán sự lớp, Đoàn
,,,,lớp,DDoanfDddo Phòng tư vấn tâm lý Hỗ trợ học sinh Hỗ trợ nhà trường Hỗ trợ phụ huynh
Học sinh gặp vấn đề: những HS gặp phải những khó khăn trong đời sống cá nhân, trong học tập, trong quá trình phát triển nhân cách và trong các mối quan hệ.
Nhà tư vấn và NVXH: phải được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng và những yêu cầu khác của tư vấn học đường, đặc biệt là các chuyên ngành liên quan đến tâm lý.
Hội phụ huynh học sinh: có nhiệm vụ lắng nghe ý kiến của giáo viên để hiểu thêm những khó khăn mà giáo viên và học sinh gặp phải và phối hợp với giáo viên để giáo dục HS tốt hơn; hội PHHS là nơi gặp gỡ chia sẻ kinh nghiệm giáo dục con cái giữa các phụ huynh để cùng nhau giúp đỡ HS.
Giáo viên chủ nhiệm: được tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về kĩ năng tư vấn để hiểu thêm tâm lý của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm đảm nhận vai trò tư vấn bằng cách quan tâm chăm sóc, giáo dục HS, xây dựng mối quan hệ thân thiện, tin tưởng đối với HS.
Phòng TVHĐ đóng góp cho mối quan hệ gia đình, nhà trường và học sinh:
Hỗ trợ học sinh: hỗ trợ về năng lực và kỹ năng học tập; định hướng nghề nghiệp, sức khỏe, giới tính; hỗ trợ các em trong việc xây dựng các mối quan hệ liên nhân cách (quan hệ với gia đình, thầy cô, bạn bè,…); giúp các em vượt qua những khó khăn trong học tập và đời sống tình cảm.
Hỗ trợ phụ huynh: bổ sung, tư vấn cho phụ huynh các vấn đề giáo dục và chăm sóc con cái; giúp phụ huynh xây dựng mối quan hệ với nhà trường để cùng nhà trường phối hợp giáo dục; giúp gia đình nắm vững các kỹ năng chăm sóc đời sống tâm lý cho con cái, sớm phát hiện ra những khó khăn mà con cái gặp phải để kịp thời phối hợp với nhà trường giải quyết.
Hỗ trợ giáo viên: giúp giáo viên nắm vững hơn về tâm lý học sinh để có cách giao tiếp và tiếp cận dễ dàng hơn; hiểu được những nhu cầu của trẻ (ngoài học tập) để có thể định hướng cho trẻ lối sống tốt bên ngoài xã hội.
Hỗ trợ nhà trường: phòng TVHĐ nắm thêm kênh thông tin về giáo viên của trường thông qua những phản ánh của HS; giúp nhà trường hoạch định giáo dục chiến lược tòan diện; giúp nhà trường nắm được tâm lý HS để có cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục thu hút được các em tham gia.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tư vấn tâm lý học đường, Nguyễn Thị Oanh, Nxb Giáo dục, năm 2007.
2. Hỗ trợ tâm lý cho học sinh - sinh viên, Ngô Minh Huy, Kỷ yếu hội khoa học tâm lý – giáo dục tỉnh Đồng Nai , 18-12-2007.
3. Kỷ yếu Hội thảo “Nhu cầu tư vấn học đường ở các trường THPT tại TP Hồ Chí Minh hiện nay”, Viện nghiên cứu giáo dục, ĐH Sư phạm TP HCM, năm 2003. 4. Về tư vấn tâm lý – hướng nghiệp ở trường THPT, Nguyễn Bá Đạt, Tạp chí giáo dục
– Bộ GD-ĐT, số 63 (7/2003).
5. Cần có các chuyên viên tâm lý trong trường học, Nguyễn Phương Hoa, Tạp chí Tâm lý học – Viện Tâm lý học, TT KHXH-NVQG, số 9, 9/2002.
6. Tham vấn học đường – nhìn từ góc độ giới, Trần Thị Minh Đức - Đỗ Hoàng, Tạp chí Tâm lý học, số 11 (11/2006).
7. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Thực trạng nhu cầu tư cầu tư vấn học đường của học sinh THPT tại quận Thủ Đức TP. HCM” , Nguyễn Văn Khoan, sinh viên Khoa Giáo Dục Học, Khóa 2004 – 2008.