KCN Nam Thăng Long

Một phần của tài liệu Luận văn Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn Hà Nội theo hướng bền vững về kinh tế docx (Trang 47 - 48)

 Thông tin chung

- Chủ đầu tư là Công ty TNHH phát triển hạ tầng – Hiệp hội công thương VN

(100% vốn đầu tư trong nước).

- Quyết định thành lập số 3711/QĐ-UB ngày 25/7/2000.

- Thời gian hoạt động 50 năm(đến năm 2051)

- Tổng vốn đầu tư: 61 tỷ đồng

- Diện tích: diện tích đất tự nhiên 120 ha được phát triển làm 3 giai đoạn. Diện

tích giai đoạn 1 có thể cho thuê là 30,38ha.

- Địa điểm: xã Liên Mạc, Thuỵ Phương, Cổ Nhuế, Minh Khai, Từ Liêm, Hà

Nội.

Tình hình hiện nay của khu:

Hiện nay của KCN Nam Thăng Long mới triển khai được giai đoạn 1, với diện

tích là 32 ha, diện tích đất công nghiệp là 17,3 ha.

Hiện nay đã có 17 doanh nghiệp vào khu kinh doanh sản xuất với tổng số vốn

đầu tư là 23,356 triệu USD, tỷ lệ lấp đầy vào khoảng trên 60%, tương đương

10,5ha.

Tỷ lệ vốn đầu tư của các doanh nghiệp trên diện tích đất công nghiệp là 2,22

triệu USD/ha.

Các chỉ số này thấp hơn nhiều so với chỉ số của các Khu Thăng Long, Nội

Bài, Sài Đồng. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp ởđây là các doanh nghiệp đầu

tư trong nước, trình độ công nghệ thấp, sử dụng nguồn lực con người nhiều.

Các doanh nghiệp trong KCN là các doanh nghiệp tư nhân trong nước, tập

trung rất nhiều các mặt hàng sản xuất tại đây như: sản xuất ga và lắp ráp bếp ga, cơ

khí, dệt vải, lắp ráp máy giặt, lắp ráp sản phẩm nội thất, các sản phẩm in, gốm sứ, tã giấy trẻ em, sản xuất van công nghiệp, phụ kiện về nước, sản xuất bánh kẹo, sản

xuất chỉ y tế…

KCN được đầu tư theo hình thức cuốn chiếu: vừađầu tư hạ tầng, vừa mời gọi

thu hút đầu tư vào KCN. Diện tích giai đoạn 1 của KCN đã xây dựng xong cơ sở hạ

tầng.

Tuy nhiên, KCN Nam Thăng Long được thành lậpđã lâu nhưng thu hút đầu tư

rất chậm. KCN nằm giữa cánh đồng, cách đường quốc lộ 32 khoảng 3-4km, đường đi lại chỉ là các nhánh nhỏ, rất khó khăn, nhỏ và xấu. Đặc biệt là các xe tải có trọng

lượng lớn không thể đi lại. Các dịch vụ trong KCN cũng thiếu thốn. Mới chỉ xây dựng một số hạng mục hạ tầng trong KCN như hàng rào xung quanh KCN, nhà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

điều hành sản xuất ,hệ thống cống ngầm thoát nước, hệ thống cấp nước, điện,… chưa có trạm xử lý nước thải, các công trình như cây xanh, bưu điện, nhà ăn, trạm y tế chưa có. KCN nằm giữa cánh đồng, tách biệt với khu dân cư, nếu không cung

cấp đầy đủ các dịch vụ thì sẽ khó thu hút được các nhà đầu tư, và đời sống người

lao động sẽ gặp khó khăn. Chính vì thu hút đầu tư chậm nên giai đoạn 2 và 3 của

dự án chưa được triển khai xây dựng.

Các doanh nghiệp đăng ký đầu tư nhưng tiến độ triển khai dự án rất chậm

Một phần của tài liệu Luận văn Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn Hà Nội theo hướng bền vững về kinh tế docx (Trang 47 - 48)