Đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thuận lợi và khó khăn của ngành dệt may Việt Nam sau hội nhập WTO (Trang 26 - 27)

Thứ nhất, doanh nghiệp dệt may cần dung nguồn vốn của mình (vốn tự có,

vốn huy động từ ngân hàng hoặc từ hỗ trợ của Chính phủ) đầu tư vào các khâu yếu của ngành như: lĩnh vực công nghệ cần đổi mới và sử dụng công nghệ tiên tiến, nâng cấp sủa chữa cơ sở hạ tầng hiện có,… Những DN có quy mô sản xuất chưa đủ lớn, chưa đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn, cần mở rộng quy mô sản xuất hoặc sáp nhập với các doanh nghiệp khác để có tiềm lực mạnh. Khâu quản lý ở các doanh nghiệp dệt may cũng cần phải sắp xếp lại theo hướng gọn nhẹ và linh hoạt để giảm thiểu chi phí và điều hành doanh nghiệp sao cho có hiệu quả hơn. Việc đó một mặt giúp doanh nghiệp phát triển theo chiều sâu và bền vững hơn, mặt khác đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của các thị trường lớn như: số lượng hàng lớn, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách sản phẩm, mẫu mã…

Thứ hai, cần tăng năng suất lao động của ngành thông qua việc đầu tư chiều

sâu vào tiềm năng con người theo hướng đào tạo đội ngũ người lao động, lực lượng quản lý đủ năng lực, trình độ. Cụ thể, nhành cần phải nhanh chóng xúc tiến quy hoạch hệ thống trường, trung tâm dạy nghề dệt may( từ thiết kế, kỹ thuật, điều hành sản xuất, thương mại…). Đây là giải pháp mang tính chiến lược cho toàn nghành.

Thứ ba, để có được sự cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ cạnh tranh trong

việc hưởng các ưu đãi về thuế quan nhập khẩu hàng dệt may trên thị trường thế giới thì ngay từ bây giờ các doanh nghiệp cần có biện pháp khắc phục tình trạng nguyên liệu đầu vào cho ngành dệt may hiện nay. Cụ thể, các DN dệt cũng như các DN may cần liên kết chặt chẽ, phối hợp với nhau, cùng nhau vạch ra những giải pháp chiến lược về phát triển nguồn nguyên liệu trong nước như chiến lược về việc quy hoạch và phát triển trồng bông.

Thứ tư, các DN dệt may Việt Nam cần phải tự mình hoặc cùng nhau kêu gọi

sự giúp đỡ của Chính phủ đầu tư phát triển đội ngũ những nhà thiết kế mẫu chuyên nghiệp. Đội ngũ này phải được đào tạo bài bản và phải trực tiếp khảo sát thị hiếu mốt tại thị trường mà doanh nghiệp kinh doanh, sản phẩm tạo ra vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng vừa giữ được bản sắc Việt.

Thứ năm, để khắc phục tình trạng yếu kém trong hoạt động maketing, các

DN cần tổ chức hệ thống thông tin kịp thời về nhu cầu và phát hiện nhu cầu mới trên thị trường các nước như việc đặt các trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện… Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh tiến độ thương mại điện tử, tiếp thị sản phẩm, chủ động trong khâu vận chuyển, đơn giản hóa thủ tục, tìm kiếm thêm các đối tác kinh doanh trên thị trường.

Cuối cùng, các cơ quan đơn vị có chức năng, hiệp hội các nhà sản xuất hàng

may mặc Việt Nam cần có vai trò tích cực hơn nữa trong việc hỗ trợ cung cấp thông tin và tìm kiếm thị trường, giới thiệu đối tác cho các DN. Hiệp hội cần đóng vai trò cơ quan điều phối, trên cơ sở tự nguyện điều tiết số lượng và mức giá giữa các doanh nghiệp xuất khẩu để tránh tình trạng cạnh tranh nội bộ, gây thiệt hại cho chính các DN.

Một phần của tài liệu Thuận lợi và khó khăn của ngành dệt may Việt Nam sau hội nhập WTO (Trang 26 - 27)