Quy trình xử lý màu nước thải của công ty cổ phần giấy An Hòa

Một phần của tài liệu Xử lý màu nước thải sản xuất bột giấy tại công ty giấy an hòa bằng ozon (Trang 49 - 53)

Xử lý cơ-lý kết hợp xử lý sinh học là công nghệ truyền thống xử lý nước thải sản xuất bột giấy. Bằng các quá trình xử lý này có thể xử lý nước thải đạt yêu cầu về các chỉ tiêu, như COD, BOD, TSS, nhưng không đáp ứng được yêu cầu về độ màu, đặc biệt là màu của nước thải sản xuất bột giấy. Ozon hóa có tác dụng khử màu, nhờ đó mà nước thải sau xử lý đáp ứng được yêu cầu hiện hành về tất cả các chỉ tiêu chất lượng.

Đã tiến hành nghiên cứu xử lý nước thải sản xuất bột giấy hóa học tẩy trắng sau công đoạn xử lý cơ lý-vi sinh của công ty giấy An Hòa bằng ozôn. Từ các kết

quả nghiên cứu thu được ở trên ta lựa chọn được các thông số thích hợp cho công đoạn khử màu nước thải bằng ozon như sau:

- Nhiệt độ xử lý: khoảng 30oC;

- Thời gian xử lý: 30 phút;

- Mức dùng xúc tác: 5 mg/lít;

- Sục khí với lưu lượng: 13 mg/phút.

- pH = 6 – 7

Sau khi đã tìm ra được các điều kiện xử lý thích hợp, đã tiến hành xử lý nước thải ở các thông số công nghệ thích hợp đã được trình bày ở trên. Các thông số đặc trưng của nước thải sau khi xử lý được trình bày trong bảng 3.5.

Bảng 3.5: Chỉ số của nước thải sau khi được xử lý.

TT Chỉ số đặc trưng ĐVT Giá trị 1 COD mg/l 46 2 BOD mg/l 19 3 TSS mg/l 16 5 pH 6-7 6 Độ màu Pt-Co 119

Nước thải sau xử lý có chỉ tiêu về độ màu đạt yêu cầu cấp B theo QCVN 12:2008/BTNMT. Bên cạnh đó các chỉ tiêu khác cũng đã đảm bảo được yêu cầu theo qui định xả thải bởi vì trước khi xử lý màu bằng ozon hóa thì nước thải đã được xử lý cơ lý và vi sinh.

Từ các kết quả thu nhận được ở trên có thể thấy sử dụng ozon làm tác nhân oxi hóa khử màu nước thải sản xuất bột giấy kết hợp bổ sung xúc tác từ quặng sắt Tuyên Quang với mức dùng hợp lý, cho hiệu quả xử lý màu cao, đảm bảo hiệu quả kinh tế và đáp ứng được yêu cầu về chất lượng nước

KẾT LUẬN Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu có thể kết luận:

- Đã xác lập được các chế độ công nghệ thích hợp xử lý nước thải sản xuất bột giấy tẩy trắng của Công ty CP Giấy An Hòa bằng ozon, như sau:

Thông số công nghệ Chỉ tiêu ô nhiễm sau xử lý

- Nhiệt độ xử lý: khoảng 30oC; - Thời gian: 15-20 phút; - Mức dùng xúc tác: 5 mg/lít; - Sục khí với lưu lượng 13 mg/phút. - pH: 6,5 -7,5 - COD: 46 mg/lít; - BOD5: 19 mg/lít; - TSS: 16 mg/lít; - Độ màu: 119 (Pt-Co); - pH: 6,5-7,5.

- Nước thải sau xử lý có chỉ tiêu đạt yêu cầu theo cấp B của QCVN 12:2008/BTNMT

- Sử dụng ozon với mức dùng hợp lý, đảm bảo hiệu quả kinh tế và đáp ứng được yêu cầu về chất lượng nước. Tuy nhiên phương án về hệ thống thiết bị xử lý cần được tiếp tục nghiên cứu, để có giải pháp khả thi ở quy mô hệ thống toàn Nhà máy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Monica Ek, Goran Gellerstedt, Gunnar Henriksson, Pulp and Paper Chemistry and Technology. Vol.1-2, Walter de Gruyter GmbH&Co, Berlin, 2009.

2. Pulp and paper manufacture, Vol.1-6, 3-st Edition. Publ. by The joint textbook committee of the paper industry TAPPI, 1998.

3. Johan Gullichsen, Hannu Paulapuro, Papermaking Science and Technology,

Book 1-6, Fapet Oy, Finland, 2000.

4. Herbert Sixta, Handbook of Pulp, Vol.1-2, Wiley-VCH Verlag GmbH & Co.

KGaA, 2006.

5. Herbert Holik, Handbook of Paper and Board, Wiley-VCH Verlag GmbH &

Co. KGaA, 2006.

6. Peter W. Hart, Alan W. Rudie, The Bleaching of Pulp, TAPPI Press, 2012. 7. Hans Ulrich Suess. Pulp Bleaching Today. Walter de Gruyter, 2010.

8. Carlton W, Dence and Douglas W. Reeve, Pulp Bleaching: Principles and Practice, Tappi Press, 1996.

9. Pratima Bajpai. Biotechnology for Pulp and Paper Processing, Springer, 2012. 10. Pratima Bajpai. Environmentally Friendly Production of Pulp and Paper. John Wiley and Sons, 2010.

11. T. Scheper, K.L. Eriksson. Biotechnology in the Pulp and Paper Industry,

Publ. Springer Verlag Publ., 2006.

12. Lawrence K. Wang, Yung-Tse Hung, Howard H.Lo, Constantine Yapijiakis, Waste Treatment in the Process Industries, Taylor & Francis Group, LLC, 2006. 13. В.Ф.Максимов, И.В.Вольф, В.А.Винокурова, Л.Н.Григорьев, Л.М.Исянов, А.Н.Николаев, А.И.Шишкин, Очистка и рекуперация промышленных выбросов, Издательство «Лесная промышоенность»,М. 1989, 16 с.

14. Kringstad, K.P.; Lindstrom, K. Spent liquors from pulp bleaching (critical review). Environ. Sci. Technol. 1984, 18, 236A–247A.

spent liquor management, spill prevention and control; USEPA: Washington, DC, 1997.

16. Bộ Công thương (2012), “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2015”.

17. Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang (2011), Niên giám thống kê tỉnh Tuyên

Q uang, NXB Thống kê.

18. Habubank Security (2010), Báo cáo tóm tắt ngành giấy Việt Nam

19. Nguyễn Xuân Nghiên (2003), Xử lý nước thải công nghiệp, Trung tâm chuyển giao công nghệ nước sạch và Môi trường, Hà N ội.

20. Phạm Ngọc Đăng (2000), Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải tập 1, tập 2 và tập 3, Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.

21. Trần Hiếu Nhuệ (1999), Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp, N xuất bản k hoa học và k ỹ thuật, Hà N ội. Trung tâm đào tạo ngành nước và

môi trường (2006), Sổ tay xử lý nước, Nhà xuất bản xây dựng.

22. Công ty Cổ phần Giấy An Hòa (2012), Báo cáo tổng kết của công ty

cổ phần Giấy An Hòa.

23. Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trường (2008), Tài liệu hướng dẫn

sản xuất sạch trong các nhà máy bột giấy và Giấy, Trường Đại học Bách

Khoa Hà Nội.

24. Phan Huy Hoàng (2005), “Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải Nhà máy giấy

Hòa Bình”, Đồ án tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà nội.

25. Phan Thị Lan (2011), Thực hành phân tích Môi trường, trường Đại học Công nghiệp Việt Trì.

26.Trịnh Đình Tuân (2015), nghiên cứu xử lý cơ lý nước thải sản xuất bột giấy sunphat của công ty Giấy An Hòa, LV Th.S, Đại Học BKHN.

27. Đỗ Huy Giang(2015), nghiên cứu xác định tính chất của các chất thải rắn và nước thải từ dây chuyền sản xuất bột giấy của công ty cổ phần giấy An Hòa.

Một phần của tài liệu Xử lý màu nước thải sản xuất bột giấy tại công ty giấy an hòa bằng ozon (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)