CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ MỎ THAN VÀNG DANH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển nổi than cám cấp hạt 6mm vùng Vàng Danh bằng thiết bị tuyển nổi trọng lực quy mô phòng thí nghiệm (Trang 30 - 33)

2.1. Địa lý của vùng mỏ, khu vực thiết kế, sông ngòi, đồi núi, hệ thốnggiao thông vận tải, nguồn năng lượng và nước sinh hoạt giao thông vận tải, nguồn năng lượng và nước sinh hoạt

Mỏ than Vàng Danh nằm ở phía Bắc Thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh, cụ thể mỏ ở vị trí như sau:

- Phía Đông mỏ giáp mỏ than Uông Thượng - Phía Tây mỏ giáp mỏ than Nam Mẫu

- Phía Bắc mỏ là đường phân thủy dãy Bảo Đài - Phía Nam mỏ là khu vực mặt bằng công nghiệp mỏ Vị trí tọa độ địa lí:

- Vĩ độ Bắc: 21007’15’’49 ÷ 21008’44’’45

- Kinh độ Đông: 106046’28’’34 ÷ 106047’37’’54

Mỏ nằm ở khu vực có đồi núi cao trung bình và khá dốc, độ cao trung bình từ 300- 350m. Trong phạm vi biên giới của mỏ không có sông ngòi chảy qua, chỉ có các con sông suối phân nhánh bắt nguồn từ dãy núi Bảo Đài chảy theo hướng Bắc Nam ra suối Vàng Danh. Các suối đều nông, vào mùa khô ít nước, lòng suối dốc và hẹp.

Từ trung tâm mỏ chạy trải dài ra đến trung tâm thị xã Uông Bí theo đường ô tô đã được bê tông hóa là 12km. Có tuyến đường sắt rộng 1000mm chạy từ khu nhà sàng mỏ đến cảng Điền Công dài 17km. Mặt khác từ thị xã Uông Bí đi Hạ Long hoặc từ Uông Bí đến Hà Nội có tuyến đường quốc lộ 18A và quốc lộ 10 từ Uông Bí đi Hải Phòng và đi Thái Bình, Nam Định,… Ngoài ra còn có tuyến đường sắt chạy từ thành phố Hạ Long qua ga C thị xã Uông Bí đến Hà Nội,…Về đường thủy có sông Đá Bạc nhờ đó thuận tiện xây dựng cảng bến, mỏ đã xây dựng cảng tại xã Điền Công và có tên là cảng Điền Công. Công ty than Vàng Danh đã xuất đi trong nội địa và các nước hàng triệu tấn than mỗi năm qua cảng Điền Công.

Nguồn điện năng hiện nay của mỏ đang dùng được lấy từ nguồn điện quốc gia, từ đường dây 35KV, qua biến thế trung tâm của mỏ xuống 6KV cung cấp cho mỏ.

Nước sinh hoạt được lấy từ trạm số II và 3 giếng khoan cung cấp cho khu tập thể công nhân, dân cư trong vùng chủ yếu dùng nước giếng khơi.

2.2. Tình hình dân cư – Kinh tế - Chính trị khu vực

- Dân cư trong vùng chủ yếu là dân tộc Kinh và dân nhập cư, một số là người dân tộc như: dân tộc Sán Dìu, dân tộc Dao họ sống tập trung thành làng bản xung quanh khu vực thị trấn Lán Tháp gần sát các sườn đồi núi. Nghề nghiệp người dân ở đây chủ yếu là công nhân phục vụ cho các mỏ, xí nghiệp khác nhau với các ngành nghề khác nhau. Ngoài ra còn một số dân làm nghề nông nghiệp và lâm ngư nghiệp hoặc phục vụ buôn bán giao dịch tự do.

- Về chính trị: người dan luôn đi theo chế độ xã hội chủ nghĩa, luôn làm việc và sinh hoạt theo đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đề ra.

- Về kinh tế: do ngày càng được đổi mới về công nghệ khai thác cũng như trình độ tri thức, văn hóa ngày càng được nâng cao, nền kinh tế trong vùng ngày càng phát triển đi đôi với sự phát triển của ngành than.

2.3. Điều kiện khí hậu

Mỏ than Vàng Danh thuộc vùng núi cao lại gần biển nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới, hàng năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 10 đến 160, thấp nhất là 50.

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, lượng mưa trung bình hàng năm 1864 mm , nhiệt độ trung bình từ 25 đến 300,cao nhất lên đến 390.

2.4. Phẩm chất của than

2.4.1. Tính chất cơ lí và hóa học của than

Than Vàng Danh có màu đen ánh kim loại, than cứng giòn, có độ kiên cố f=1÷3, tỷ trọng 1,5 ÷ 1,67 t/m3. Tính chất của than tương đối ổn định. Hàm lượng trung bình và độ tro của than thấp, thành phần tạp chất nhỏ.

2.4.2. Thành phần của than

Than Vàng Danh thuộc loại Antraxit dạng lớp hoặc khối biến chất cao, không khói, ít tạp chất.

Tên vỉa Độ tro % Độ ẩm % Tỷ trọng t/m3 Chất bốc % Nhiệt lượng (Kcal/kg) Vỉa 4 13,04 ÷ 09 4,37 ÷ 5,50 1,58 4,57 ÷ 5,74 8000 ÷ 8160 Vỉa 5 10,37 ÷ 10,7 4,64 ÷ 4,79 1,67 5,12 ÷8,06 7940 ÷8070 Vỉa 6 8,45 ÷17,67 4,79 ÷ 5,28 1,67 4,38 ÷ 4,69 8030 ÷ 8129 Vỉa 7 6,82 ÷ 12,67 4,97 ÷ 5,54 1,60 2,59 ÷ 4,6 7037 ÷ 8160 Vỉa 8 10,932 4,68 1,65 3,78 8134 ÷ 8217 Vỉa 8a 7,4 ÷ 11,6 4,9 ÷ 5,1 1,67 4,2 8342

CHƯƠNG 3:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển nổi than cám cấp hạt 6mm vùng Vàng Danh bằng thiết bị tuyển nổi trọng lực quy mô phòng thí nghiệm (Trang 30 - 33)