PHẦN BÁO CÁO KHOA HỌC

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo thiên văn học toàn quốc lần thứ 2 (Trang 41 - 117)

MỘT VÀI SẢN PHẨM CỦA MỘT NỀN THIÊN VĂN CỔ VIỆT NAM

SOME CONSEGUENCES IN THE OLD ASTRONOMY OF VIETNAM

LÊ THANH VÂN Viện Công nghệ thông tin Có hay không có một nền thiên văn cổ Việt Nam ?

Chắc chắn đã có nhiều ngƣời đặt ra câu hỏi này. Song, dƣờng nhƣ chƣa thấy ai viết ra những minh chứng tỏ tƣờng để trả lời một cách khẳng định cho câu hỏi đó. Đành rằng, các sử sách thƣờng có chép đôi điều về các thành tích của các hoạt động Thiên văn học, nhƣ những quan sát về nhật thực, nguyệt thực, sự xuất hiện của sao Chổi, sự gặp nhau giữa các thiên thể và cả không ít các hiện tƣợng mà nay ta thấy khó lý giải nhƣ việc hai mặt trời tranh nhau... Sự thật là, còn thiếu khá nhiều chi tiết, nhất là những điều cốt yếu để có thế khẳng định một điều gì. Muốn nói đến một nền khoa học, ta phải biết đƣợc cơ quan đảm trách nó, những nhân vật tiêu biếu của nó và nhất là những sản phẩm mà nó để lại. Giả sử nhƣ các sản phẩm đó không còn đƣợc bảo tổn đến ngày nay, thì chi ít. chúng củng còn đƣợc sử sách nhác đến. Đằng này. hầu nhƣ ta không còn đọc thấy gì. Nói đến Thiên văn học nói chung thì không thật rõ. lắm, ta hãy nói đến một khía cạnh nhỏ hơn của nó nhƣng rất cụ thể là lịch pháp. Các cuốn sử gốc của nƣớc ta nhƣ Đại Việt sử ký toàn thư. Viết sử thông giảm cương mục. Đai Nam thục lục... và cả các sử gia lớn nhƣ Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú cùng không viết gì về lịch Việt Nam. Về các cơ quan nhƣ Khâm thiên giám xƣa dƣờng nhƣ chi dƣợc sử sách nhấn mạnh chức năng quan sát khí tƣợng thủy văn mà không thấy nói đến trách nhiệm quản lý và tính lịch. Sự thật. không phải nhƣ vậy. Đáng tiếc là, gần đây, Tổng cục khí tƣợng thủy văn đã khảo cứu với một quy mô lớn và cho xuất bản cuốn Lịch sử khí tượng thủy văn Việt Nam Phần biên niên Cố trung - cận đại viết về các sự kiện thuộc về khi tƣợng thủy văn, nhƣng lại gạt bỏ các hiện tƣợng về thiên văn xảy ra trong quá khứ, coi nhƣ các cơ quan tiền nhiệm xƣa mà nay họ tiếp tục công việc không hề đảm trách nhiệm đó. thậm chí dƣờng nhƣ họ cũng quên rằng, thời Việt Nam Dân chủ cộng hòa. nhà khí tƣợng từng là cơ quan quàn lý vi biên soạn lịch. Sau này, liệu các công việc ấy có đƣợc coi là thành tích công tác của Nha không ? Cũng cần nói thêm rằng, sách này còn viết nhầm về các quan chức ở cơ quan này ngày xƣa.

Thiên văn học là một trong những khoa học đƣợc coi phát triển sớm trong lịch sử và đƣơc cải tiến không ngừng. Từ xa xƣa, có thể xem lịch nhƣ một phần quan trong của Thiên văn học và trong một chừng mức nào đó nó thể hiện trình độ của một nền văn minh cổ.Thiên văn học, không đơn thuần là một khoa học.

44 Nó thể hiện vũ trụ quan, và do đó ảnh hƣởng lớn đến nhân sinh quan của quảng đai quần chúng. Phải thừa nhận rằng, không phải nƣớc nào cũng sớm có một nền thiên văn phát triển. Trong bài này, chúng tôi muốn chứng minh rằng quả thật, trong quá khứ, nƣớc ta đã có một nền thiên văn khá hơn một vài nƣớc trong khu vực. Chỉ có điều đáng tiếc là cái nền tảng của vũ trụ quan này bấy lâu nay không đƣợc coi trọng, bằng chứng là, đã hàng mấy chục năm nay. Thiên văn học vẫn không đƣợc. Coi là một môn đáng học ở trƣờng phố thông nƣớc ta. Mấy năm nay, nhiều ngƣời đã lên tiếng mà vấn đề tƣởng nhƣ đơn giản và cấp bách ấy vẫn chƣa đƣợc các nhà hữu trách để ý.

Bây giờ, chúng tôi muốn đi thẳng vào vấn đề mấu chốt: đó là các hiện vật có của nền Thiên văn học Việt nam mà may mắn chúng tôi đƣợc tiếp xúc, đó là ba cuốn lịch cổ cùa nƣớc ta. hiện vẫn đƣợc lƣu giữ tại các thƣ viện.

Cuốn thứ nhất là cuốn Khám định vạn niên thƣ, hiện đƣợc lƣu giữ tạ thƣ viện Quốc gia với ký hiệu R.2200. Chúng tôi đã khảo cứu cuốn lịch này về văn bản học kết quả là : Vạn niên thƣ đƣợc triều đình nhà Nguyễn cho soạn từ năm 1820; cho in và phát hành rộng rãi lần đầu vào năm 1836; bản mà chúng tôi đƣợc đọc và nói tới ở đây là bản đƣợc khắc lại và in vào năm 1849 hoặc 1850; còn có ít nhất một lần khác in lại nữa vào năm 1861. Cuốn lịch này gồm 3 phần:

Phần 1: từ năm Giáp Thìn (1544) đến năm Canh Tý (1630), gốm 97 năm lịch nhà Lê Trung Hƣng, có thể gọi là lịch Lê - Trịnh.

Phần 2: từ năm Tân Sửu (1631) đến năm Tân Dậu (1801). gồm 171 năm lịch của chúa Nguyễn Đăng trong.

Phần 3: từ năm Nhâm Tuất (1802) đến năm Quý Mão (1903), gồm 102 năm lịch nhà Nguyễn. Tuy vậy chỉ có 49 năm đầu. từ 1802 đến 1850 là có đủ 3 tính chất của một lịch đƣơng thời đƣợc dùng chính thức là khoa học, pháp định vũ lịch sử; còn đoạn sau chỉ là lịch dự soạn cho các năm tới, chỉ có tính khoa học, để tham khảo. Đoạn đầu lại chia làm 2 phần nhỏ: 11 năm đấu, từ 1802 đến 1812, lịch Nguyễn đƣợc soạn theo phép lịch Đại Thống, khác hẳn lịch Trung Quốc; 38 năm sau, từ 1813 đến 1850 đƣợc soạn thảo phép Thời Hiến của nhà Thanh, nên hoàn toàn giống lịch Trung Quốc.

Cuốn Lịch thứ hai là cuốn Bách Trung kinh, đƣợc lƣu giữ tai thƣ viện của Viện Hán- Nôm với ký hiệu A 2873. Cuốn lịch này chỉ có lịch thời Lê Trung Hƣng (Lê - Trịnh) từ năm Giáp Tý (1624) đến nam Kỳ Tỵ (1785); dó rách mát một tờ nên thiếu lịch của 2 năm Ất Mùi (1775) và Binh Thân (1776) vậy chỉ có lịch của 160 nam. Có thể chia cuốn lịch này làm 2 phần.

Phần 1: đƣợc in ván, gồm lịch của 115 năm, từ năm Giáp Tý (1624) đến năm Mậu Ngọ (1738). Phần này. có giá trị về văn bản học rất cao. Theo kết quả khảo cứu của chúng tối thi đợt khác ván đầu tiên cho cuốn lịch này có thể là vào năm 1636. cho lịch của 12 năm đấu, từ 1624 đốn 1635; những ván khác đƣợc khác muộn hơn và không cùng một lúc muộn nhất là vào tháng trƣớc của năm có lịch, chẳng hạn cuối năm 1737 khác văn lịch năm 1738. Phán này của cuốn lịch có thể đƣợc in vào một nam rất gần năm 1739. và không muộn hơn năm 1746. nhƣ cuốn Phương Dưc dòng khoa luc đã cho biết. Chắc chắn, lúc đó cuốn lịch này đã đƣợc triều đình nhà Lê - Trinh cho in ra và phát hành khá rộng rãi

45

Phần 2: đƣợc chép tay, gồm lịch của 45 năm: có lẽ, đƣơng thời, ngƣời sở hữu cuốn lịch này đã lần lƣợt chép tiếp lịch các năm cho đến năm 1785; đến đó thì không còn điều kiện để chép tiếp 2 năm cuối đời Cảnh Hƣng. Phấn chép tay này, chữ không thật dẹp, nhƣng đều đặn và rất chính xác.

Cuốn thứ ba là cuốn Lịch đại niên ký bách trung kinh, đƣợc lƣu giữ tại thƣ viện Viện Hán-Nôm với số hiệu A 1237 Đây là cuốn lịch chép tay, đáng tiếc là có quá nhiều lỗi, nên nó không có giá trị cao về văn bản học. Theo khảo cứu của chúng tôi, cuốn sách này đƣợc Viễn Đông bác cổ cho chép lại vào khoảng thời gian giữa các năm 1904 - 1907 từ một cuốn Lịch đại niên kỷ bách trung kinh hợp đính bàn. Có thể, bản hợp đính đƣợc chép ngay sau năm 1883 từ 4 cuốn lịch khác. tƣơng ứng với 4 phần sẽ nói tới dƣới đây một cách chính xác Đáng tiếc bản hợp đính này không còn. Đối với bản chép lai, còn lƣu giữ đƣợc: vi chép có quá nhiêu lỗi, chúng tôi phải dùng phƣơng pháp, mã sửa sai, nên đã đính chính đƣợc 74 lỗi. Sau khi đỉnh chính, những phần còn có lịch ở các cuốn lịch khác, ta đem đối chiếu thi thấy "hoàn toàn giống nhau, điều đó cho phép ta hoàn toàn tin tƣờng vào phƣơng pháp đính chính theo mã sửa sai và phấn lịch còn lại không có trong các cuốn lịch khác, do đó cũng có thể tin mà dùng đƣợc. Nói chung, là vì cuốn lịch đƣợc chép tay, nên không đủ để ta khẳng định về tính pháp định của nó; nhƣng có thế tin đƣợc vì nó đƣợc chép lại ngay sau đó, có thể đƣợc coi là có tính lịch sử, tất nhiên là nó có tính khoa học. Cuốn này có 4 phần:

Phần. 1: gốm 49 năm Lê - Trịnh, từ 1740 đến 1788, sau khi hiệu đính thì thấy hoàn toàn trùng với lịch trong Bách trung kinh.

Phần 2 : gồm 13 năm lịch nhà Tây Sơn, từ năm 1789 đến năm 1801.Đây là phần quý nhất ở bản này, vì nó là bàn duy nhất mà chúng tôi đƣợc đọc có lịch Tây Sơn.

Phần 3: gốm l1 năm lịch soạn chính xác theo phép đại Thống, nhƣng không phái lịch đƣợc lƣu hành dƣới thời Nguyễn; có thể đó là lịch do lịch quan nhà Lê soạn sẵn cho các năm tới còn đƣợc lƣu lại mà bản hợp đính đã nhầm mà chép vào.

Phần 4: gốm 71 năm: cần chia làm 2 phần nhỏ: phấn đấu từ 1813 đến 1850, gồm 38 năm. hoàn toàn trùng với lịch trong cuốn Khâm dinh vạn niên thư; phần sau từ 1851 đến 1833. có một hai lần hơi khác lịch trong cuốn trên; nhƣng vì chúng có tính lịch sử. nên ta có thế tin đƣợc. Qua khảo cứu một vài sự cố có nêu trong Đại Nam thực lục, ta có thể khẳng định đây là lịch đƣợc dùng ở đƣơng thời dƣới triều Nguyễn.

Lịch các năm cuối triều Nguyễn, từ 1904 đến 1940. không còn những vấ đề lớn phái bàn và cũng còn một vài tƣ liệu khác đế làm chỗ dựa, chúng tôi không bàn đến ở đây

Tóm lại, với ba hiên vật cổ này, chúng ta có đƣợc toàn bộ lịch Việt Nam từ năm 1544 trở lại đây, mà chúng tôi phác họa trên sơ đồ. Chúng tôi xin nêu vắn tắt mấy nét chính sau đây:

1- Lịch thời Lê Trung Hưng (Lê - Trịnh), từ năm 1544 đến 1788, gồm 245 năm, có cả trong 3 cuốn lịch, những phần lịch đồng đại trên 3 cuốn đều giống nhau. So sành kỹ với lịch Trung Quốc, ta biết đƣợc: trong vòng 245 năm đó có

46 tất cả 89 lần 2 lịch khác nhau, trong số đó kể cả những trƣờng hợp khác nhau theo 2 tiêu

thức: có 63 ngày sóc (ngày đầu tháng) - đƣợc coi là sƣ khác nhau nhò. 34 "tháng nhuân - đƣợc coi là sự khác nhau lớn và 11 lần ăn tết khác ngày - là sự kiện quan trọng, đáng chú ý. Vậy là, trong quá khứ ta và Trung Quốc đã từng có lúc án tết khác ngày

2- Lịch thời Tây Sơn, từ năm 1789 đến năm 1801, bao gồm 13 năm, chỉ có trong bàn chép tay là Lịch dại niên, kỷ bách trung kinh, nên cũng chƣa phải là một điều khẳng định. So sánh với lịch Trung Quốc, thì 2 lịch khác nhau 3 lần và chỉ khác nhau về ngày sóc, tức là khác nhau nhỏ, Trong cuốn Lịch và lịch Việt Nam, GS Hoàng Xuân Hãn có đoán rằng lịch Tây Sơn là lịch Trung Quốc. Nhƣng, kết quả khảo cứu này lại cho thấy, có thể lịch Tây Sơn khác lịch Trung Quốc. Điều này ta có thể tin đƣợc, nếu ta chú ý đến điều này: Từ năm 1080, từ triều Lý ta đã luôn luôn soạn láy lích riêng dể dùng, ngay nhƣ những lúc đất nƣớc bị qua phân, ở Đàng trong (Nam Hà), chúa Nguyễn cũng cho soạn lấy một lịch riêng khác hẳn Bắc Hà (Đàng ngoài). Điều đó cho phép ta tin rằng Quang Trung cũng đã cho soạn một lịch riêng cho triều đại của mình.

3- Lịch nhà Nguyễn, có trong cuốn Khảm định vạn niên thư và cuốn Lịch đại niên kỳ bách trúng kinh, bao gốm 144 năm. Ta cẩn chia làm 2 giai đoạn để khảo cứu: giai đoạn đầu từ 1802 đến 1812, gồm 11 năm, lịch ta dùng phép Đại Thống, khác với Trung Quốc, nên tuy thời gian ngắn ngủi mà 2 lịch khác nhau tới 4 lẩn, đều là tháng nhuận, tức là khác nhau lớn; giai đoạn sau từ 1813 đến 1903, gồm 133 năm, do cà 2 nƣớc đều cùng dùng phép lịch Thời Hiến, nên chỉ khác nhau rất ít, cụ thể là 6 lần mà chỉ là về ngày sóc, tức là khác nhau nhỏ.

4- Lịch chúa Nguyễn Đàng trong, có trong cuốn Khảm định vạn niên thư từ năm 1631 đến năm 1801, gồm 171 năm. Lịch này khác lịch Trung Quốc 92 lần, trong đó có 69ngày sóc (ngày đầu tháng - khác nhau nhỏ) 21 tháng nhuận (khác nhau lớn) và 8 lần ăn tết không cùng một ngày

Có 158 năm, từ 1631 đến 1788, lịch này song hành với lịch Lê - Trịnh. Hai lịch khác nhau 45 lần, trong đó có 36 ngày sóc (khác nhau nhò), 11 tháng nhuận (khác nhau lớn) và 4 lần tết, nhƣ vậy là vào thời đó nhân dân 2 miền Nam Hà và Bắc Hà đã từng ăn tết không cùng ngày.

Từ 1789 đến 1801, gồm 13 năm, lịch này song hành với lịch Tây Sơn Hai lịch khác nhau 5 lấn, trong đó có 2 ngày sóc và 3 tháng nhuận.

Cũng nhƣ các nƣớc khác trong khu vực, chúng ta năm giữa hai nền văn minh cổ đại là Trung Hoa và Ấn Độ, tất nhiêan phái chịu ảnh hƣởng nhiều của 2 nền văn minh đó. Về thiên văn lịch pháp cũng nhƣ vậy. Chúng tôi chƣa có điều kiện khảo cứu về lịch Chàm và lịch Thái, chỉ lạm dụng đoán rằng. các lịch đó có thể chịu ảnh hƣởng cùa văn hóa và thiên văn Ấn Độ. Ba cuốn lịch cổ trên chịu ảnh hƣờng rõ rét của thiên văn và lịch pháp Trung Hoa. Chúng đƣợc soạn theo phép lịch đƣơng thời của Trung Hoa, hoặc một phép lịch mù Trung Hoa đã bỏ. Dẫu sao đi nữa, các cuốn lịch này đã cho ta thấy ông cha ta có một trình độ thiên văn nhất định để tự soạn lấy một lịch riêng, trong khi đa phần các nƣớc trong khu vục không tính lấy lịch riêng, chi dùng luôn lịch Trung Quốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong cuốn Lịch và lịch Việt Nam, bằng cách so sánh các Sử liệu của nƣớc ta với Trung Hoa, GS Hoàng Xuân Hãn đã đi đến kết luận là từ năm 1080, sau khi

47 Lý Thƣờng Kiệt đánh sang châu Ung, châu Liêm, châu Khảm và sau chiến thắng trên phòng tuyến sông Nhƣ Nguyệt, nƣớc ta đã tự soạn lấy lịch, lịch ta từ năm 1080 đến 1300 khác hẳn lịch Trung Hoa. Theo kết quả khảo cứu của chúng tôi, ta có thể đoán ràng, từ đó ta luôn luôn soạn lấy lịch riêng, tuy lúc mà lịch ta khác hẳn lịch Trung Hoa nhƣ ở giai đoạn vừa nhắc đến, hoặc chỉ khác đôi chút, khó phát hiện nếu chỉ qua sử liệu nhƣ giai đoạn từ 1544 đến 1643. Cái khó là ta chƣa phát hiện đƣợc các cuốn lịch cho mọi giai đoạn lịch sử.

Ngược dòng thời gian về trước, qua sử sách, ta còn đọc đƣợc đôi điều đáng lƣu ý.

Đại Nam nhất thống chí có ghi: "Thổ dân ở huyện Bất Bạt và Mỹ Lƣơng, hàng năm lấy tháng 11 làm đầu năm, hàng tháng lấy ngày mồng 2 làm ngày đầu tháng, gọi là tháng lui, ngày tiến, lại gọi là "ngày nội" dùng trong dân gian, còn ngày quan lịch, thì gọi là "ngày ngoại", chỉ dùng khi có việc quan Nguyễn Lƣơng Bích bàn rằng, đây chính là lịch Âm cổ của nƣớc ta còn bảo tồn đƣợc đến ngày nay. Trong bức thƣ của Hoài Nam Vƣơng, Lƣu An gửi lên vua nhà Hán (thế kỷ thứ II TCN) có đoạn: "Từ thời Tam đại thịnh trị, đất Hổ, đất Việt không theo lịch của Trung Hoa" Nhƣ vậy đủ thấy, trên nghìn năm trƣớc công nguyên đến khi đó, ta vẫn có lịch riêng để dùng, không chấp nhận lịch Trung Hoa. Trịnh Tiêu (Trung Quốc), trong Thông chi lại chép rằng: "Về đời Đào Đƣờng, phƣơng Nam có Việt Thƣờng thị qua hai lần sứ dịch sang chầu, dâng con rùa thần, có lẽ nó đƣợc đến nghìn năm, mình nó hơn ba thƣớc, trên lƣng có khoa đẩu, ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là lịch rùa" Theo đó thì mấy nghìn năm trƣớc, ta đã có lịch.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo thiên văn học toàn quốc lần thứ 2 (Trang 41 - 117)