Phân loại các vi sinh vật gây bệnh theo nhóm nguy cơ

Một phần của tài liệu Chương III an toàn sinh học đối với vi sinh vật (Trang 34 - 39)

- Chuyển hóa: cũng có dị hóa, đồng hóa Một số loài vi nấm có thể sinh ra kháng sinh tố.

Phân loại các vi sinh vật gây bệnh theo nhóm nguy cơ

gây bệnh theo nhóm nguy cơ

Việc phân loại các vi sinh vật gây bệnh theo nhóm nguy cơ dựa vào các yếu tố sau:

Khả năng gây bệnh của vi sinh vật.

Phương thức lan truyền bệnh và yếu tố vật chủ. Những yếu

tố này có thể bị ảnh hưởng bởi tính miễn dịch hiện có của cộng đồng trong vùng, mật độ và sự di chuyển của các quần thể vật chủ, sự hiện diện của các trung gian truyền bệnh thích hợp và tiêu chuẩn của vệ sinh môi trường.

Các biện pháp phòng ngừa hiệu quả như tiêm vắc xin

(miễn dịch chủ động) hoặc sử dụng huyết thanh (miễn dịch thụ động), các biện pháp vệ sinh như vệ sinh nước uống và thức ăn, kiểm soát nguồn động vật hoặc côn trùng.

Các biện pháp điều trị hiệu quả như miễn dịch thụ động,

miễn dịch chủ động sau khi phơi nhiễm và sử dụng thuốc kháng sinh, kháng virus hay hóa trị liệu, cần quan tâm đến khả năng xuất hiện các chủng vi sinh vật kháng thuốc.

Dựa theo các đặc điểm trên, các loại vi sinh vật gây bệnh được chia thành 4 nhóm nguy cơ:

Nhóm nguy cơ 1 (không có hoặc nguy cơ lây nhiễm cá thể và  cộng đồng thấp):

Các vi sinh vật thường không có khả năng gây bệnh cho người hoặc động vật.

Nhóm nguy cơ 2 (có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể nhưng ít có  nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng): 

Tác nhân gây bệnh có khả năng gây bệnh cho người hoặc động vật, nhưng không trở thành mối nguy hiểm lớn đối với cán bộ xét nghiệm (CBXN), cộng đồng, vật nuôi hay môi

trường.

Có phương pháp dự phòng và điều trị hiệu quả.

Khả năng lây truyền trong cộng đồng thấp. Ví dụ: Vi rút Viêm gan B, vi khuẩn tả, vi rút cúm A/H1N1...

Nhóm nguy cơ 3 (nguy cơ lây nhiễm cho cá thể cao, nguy cơ  lây nhiễm cho cộng đồng thấp):

Tác nhân gây bệnh thường gây bệnh nặng cho người và động vật, tuy nhiên trong điều kiện bình thường thì không lây

nhiễm từ cá thể này sang cá thể khác.

Có biện pháp điều trị và phòng chống hiệu quả.

Nhóm nguy cơ 4 (nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng  cao):

Tác nhân gây bệnh thường gây bệnh nặng cho người và động vật, đồng thời dễ lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Chưa có các biện pháp điều trị và phòng chống hiệu quả. Ví dụ: Vi rút Ebola, vi rút Marburg, vi rút Congo-Crimean hemorrhagic...

Một phần của tài liệu Chương III an toàn sinh học đối với vi sinh vật (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(39 trang)