Thuốc ngoài danh mục:

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau tại tỉnh Kiên Giang (Trang 38)

Phát, 2003)[ 21]

Theo Báo Lao Động (2008) cho biết nhiều loại thuốc nhóm lân hữu cơ thuộc danh mục những loại thuốc cấm sử dụng trên rau vẫn được sử dụng tràn lan như: Monitor, Azodrin, Endosulfan, Monocrotophos, Methamidophos, Methyl parathion. Đây là những loại thuốc có độ độc cao thời gian phân hủy kéo dài nếu tồn lưu trong rau thì cần phải trải qua thời gian dài mới phân hủy hết được. Những sản phẩm này khi bán ra thị trường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Ngoài ra, một số loại thuốc có thể hủy hoại các mô tế bào của con người gây ra những tổn thương trước mắt và lâu dài. [1]

Nhưng vấn đề đặt ra là tại sao những loại thuốc nằm trong danh mục cấm hoặc đã quá hạn sử dụng vẫn có bán trên thị trường và người nông dân vẫn sử dụng những loại thuốc này? Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008, trích bởi Ngọc Huyền 2008) cho biết 80% các loại thuốc BVTV bán trên thị trường được nhập lậu qua đường biên giới. Trong khi đó, theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), chỉ những loại thuốc được sử dụng tại Việt Nam dưới sự quản lý của Bộ NN&PTNT mới được phép lưu hành và quản lý theo danh mục của Bộ NN&PTNT. Mặt khác, theo Phùng Mai Vân (2008, trích bởi Ngọc Huyền 2008) các đặc điểm của nhiều loại thuốc trôi nổi trên thị trường là rẻ tiền, hiệu lực mạnh, bao bì ghi bằng tiếng nước ngoài nên người sử dụng không đọc được công thức, hướng dẫn sử dụng và quy định thời gian cách ly thuốc BVTV. Điều này đã giải thích vì sao các loại thuốc cấm trôi nổi trên thị trường vẫn được người nông dân sử dụng. Nhưng việc quản lý, xử phạt của Nhà nước đối với các đại lý, cửa hàng bán các loại thuốc nằm trong danh mục cấm lại là vấn đề khó giải quyết vì nhiều lý do [15]. Chẳng hạn, theo Lê Văn Hưng (2008, trích bởi Ngọc Huyền 2008) việc thanh tra ở các địa phương đã nhiều lần bắt giữ các trường hợp vi phạm nhưng vì không có kho chứa thuốc và công nghệ tiêu hủy nên vẫn phải “sống chung” với các loại thuốc BVTV bị cấm này. Các địa phương còn lúng túng trong việc lưu giữ các loại thuốc cấm như: khó tìm kho, chưa có ngân sách tiêu hủy.

Ngoài ra, Bộ NN&PTNT đã ban hành đầy đủ các quy định về việc quản lý thuốc BVTV, nhưng việc kiểm tra còn nhiều bất cập do không đủ chức năng bởi vì khi muốn kiểm tra một cơ sở sản xuất nếu không có thanh tra đi cùng thì doanh nghiệp không cho vào. Việc quản lý thị trường thuốc BVTV đảm bảo kinh doanh những loại thuốc trong danh mục cho phép của Nhà nước không những chỉ xuất phát từ một chiều là của các cơ quan chức năng mà còn phải có sự đồng tình ủng hộ của các chủ đại lý thì việc quản lý mới được rõ ràng và theo đúng pháp luật [15].

1.4.2. Không đảm bảo thời gian cách ly

Theo Hữu Điển (2008) [7] cho biết Bộ NN&PTNT đã kiểm tra việc sử dụng thuốc BVTV dụng thuốc để trừ sâu trong khi trên nhãn chai ghi thời gian cách ly là 7 ngày[7]. Bên cạnh đó, đối với việc quản lý dịch bệnh nếu phát hiện thấy sự phá hại của sâu, bệnh thì nông dân sẽ phun xịt ngay mặc dù thời gian thu hoạch của rau màu chỉ còn 3 – 4 ngày, vì vậy sẽ không đảm bảo thời gian cách ly. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của con người vì thời gian cách ly thuốc quá ngắn, không đủ để thuốc phân hủy nên còn tồn lưu trong rau [7]. Nhận định của Trần Văn Hai (2008) về thời gian cách ly đối với thuốc BVTV trên rau an toàn trung bình là khoảng 7 – 10 ngày trong khi trên ruộng rau của người dân chỉ là 4 – 6 ngày, thậm chí có khi chỉ sau 1 ngày. Đó cũng là một trong những tác nhân làm bùng phát bệnh ung thư của người dân Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Y tế (2008, trích bởi Ngọc Huyền 2008) cho thấy mỗi năm Việt Nam có thêm 200 nghìn - 250 nghìn ca bệnh mới bị ung thư, tương đương với mỗi năm có 1 huyện mới bị ung thư và một nửa huyện người chết do bệnh ung thư cũ (từ 100 nghìn - 125 nghìn người) [15].

Việc sử dụng thuốc BVTV của người nông dân chưa đảm bảo đúng thời gian cách ly vẫn còn phổ biến. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là vì lợi nhuận trước mắt của người nông dân mặc dù họ biết được tác hại của việc không đảm bảo đúng thời gian cách ly. Theo Nguyễn Bỉnh Thìn (2008, trích bởi Ngọc Huyền 2008) [16] các loại thuốc BVTV nằm ngoài danh mục được phép sử dụng độc hại hơn các loại thuốc trong danh mục. Đặc điểm của các loại thuốc cấm là trong những ngày đầu mới phun, rau có màu xanh mượt hơn, tươi ngon hơn. Nếu để đúng ngày thu

hoạch màu sắc rau sẽ giảm, do vậy người nông dân đã thu hoạch sớm hơn để đem bán. Ngay cả những thuốc BVTV có trong danh mục cũng xảy ra tình trạng này, người dân đã sử dụng không đúng quy trình của loại thuốc BVTV đó. Qua đó cho thấy người nông dân muốn sản phẩm làm ra có màu sắc đẹp, tươi ngon, thu hút được người tiêu dùng nên đã không áp dụng đúng quy trình sản xuất, không đảm bảo thời gian cách ly của thuốc BVTV. [15]

1.4.3. Liều lƣợng sử dụng thuốc BVTV vƣợt quá mức cho phép

Theo Bùi Bá Bổng (2008, trích bởi Thanh Hà 2008) [22] cho biết người nông dân vì muốn kích thích tăng trưởng nhanh cho cây rau nên đã tăng liều lượng thuốc BVTV và số lần phun rất cao. Cụ thể, rau muống 2 – 5 lần./lứa, rau ngót 1 – 4 lần, bắp cải 8 – 12 lần, mướp đắng 6 – 7 lần, dưa leo 6 – 10 lần. Bên cạnh đó, người nông dân còn pha trộn nhiều loại thuốc để phun cho rau. Theo Phạm Văn Hội (2007) thực hiện điều tra ở huyện Đông Anh (Hà Nội), trong số 1.059 lần phun thuốc, chỉ có 43% số lần người dân dùng một loại thuốc, còn lại 57% số lần phun người dân cộng từ 2 đến 4 loại thuốc BVTV. Qua những số liệu trên cho chúng ta nhận định việc người nông dân sử dụng thuốc quá liều lượng so với liều lượng sử dụng ghi trên bao bì, không những thế họ còn phối trộn nhiều loại thuốc theo cảm tính của mình, họ chưa biết rõ hoạt chất của các loại thuốc nên việc pha trộn đôi khi không mang lại hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến sự lưu tồn thuốc BVTV trên rau. (Theo Lê Thành Hon, 2008) [9], 96,7%, nông dân luôn sử dụng thuốc BVTV quá liều lượng so với nhãn thuốc chiếm tới 96,7%, trong đó có 66,67% hộ nông dân sử dụng gấp 2 – 3 lần liều lượng so với nhãn thuốc và 30% hộ sử dụng gấp 4 – 5 lần so với nhãn thuốc và chỉ có 3,33% hộ nông dân sử dụng đúng liều lượng so với nhãn thuốc. [21].

Nông dân lạm dụng thuốc BVTV trên rau do nhiều nguyên nhân. Trong đó trình độ học vấn của người nông dân quyết định đến liều lượng sử dụng thuốc BVTV. Theo Trần Văn Hai (2008) trình độ học vấn của nông dân trồng rau thấp (54,5% cấp 1; 38,5% cấp 2; và chỉ có 7,1% cấp 3). Mặt khác, cũng theo (Lê Thành Hon, 2008) [9], số hộ mù chữ chiếm 10 %, số hộ có trình độ cấp I chiếm 46,67%,

cấp II 26,67%, cấp III 16,67%. Trình độ học vấn thấp đã ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận những tiến bộ kỹ thuật mới và nhận thức của nông dân về sử dụng thuốc BVTV [9]. Chẳng hạn, qua khảo sát ở 20 tỉnh, thành phía Nam cho thấy khi chưa được tham gia lớp tập huấn có đến 41% chưa hiểu rõ tầm quan trọng phải đọc kỹ nhãn thuốc, 33% chưa biết cách pha thuốc sao cho đúng nồng độ, nhưng từ sau khi được tập huấn, nông dân đã hạn chế được số lần phun thuốc, sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc BVTV (Tấn Phát, 2003) [21].

Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng lớn đến việc lạm dụng thuốc BVTV trên rau là thị hiếu của người tiêu dùng. Phan Vũ Trường Sơn (2005) khi khách hàng mua rau thì điều đầu tiên họ quan tâm nhiều nhất đó là mẫu mã (hình thức rau, rau đẹp, bóng), lí do này chiếm tỷ lệ rất cao 97%, chỉ có 13% người quan tâm đến dư lượng thuốc BVTV. Do đó, để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng nên người sản xuất đã lạm dụng quá mức thuốc BVTV để cho sản phẩm được tươi, sáng, đẹp thu hút được người mua [13].

1.4.4. Thị trƣờng thuốc BVTV đa dạng khó quản lý

Theo Kim Oanh (2008) [8], cho biết trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, thị trường thuốc BVTV đã rất phong phú và đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau, không chỉ được kinh doanh trong các đại lý cấp 1, cấp 2, mà còn ở những cửa hàng buôn bán nhỏ lẻ bán theo mùa vụ. Việc đăng ký kinh doanh thuốc BVTV đòi hỏi người chủ cửa hàng phải có chứng nhận chuyên môn tuy nhiên không phải chủ cửa hàng nào cũng đã từng được tập huấn, có trình độ chuyên môn, nhiều chủ cửa hàng thậm chí chỉ mới học hết tiểu học. Theo Trần Thái Hòa (2005) có khoảng 60% nông dân mua thuốc dựa trên khuyến cáo của đại lý. Trong đó chỉ có 1,1% số đại lý có trình độ đại học, 6,7% có trình độ trung cấp, hơn 92% chỉ qua các lớp huấn luyện ngắn ngày. Từ những số liệu trên việc sử dụng thuốc BVTV của nông dân chủ yếu dựa vào sự khuyến cáo chủ đại lí. Khi đến mùa vụ nông dân đến đại lý mua thuốc nếu chủ đại lý là người có trình độ cao thì những khuyến cáo của họ giúp được nông dân rất nhiều tuy nhiên mục đích cuối cùng của người kinh doanh là lợi nhuận do đó việc khuyến cáo của chủ đại lý khó biết được đâu là chính xác, đâu là không chính

xác. Điều này ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của nông dân về thuốc BVTV, nông dân khó biết được loại nào tốt, phù hợp với bệnh hại mà cây trồng của họ đang bị nhiễm [8].

Các cơ quan Nhà nước thực hiện việc quản lý thuốc BVTV thông qua những qui định cụ thể đối với người sản xuất, người kinh doanh và người sử dụng. Trong những năm qua nhà nước đã ban hành hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý thuốc BVTV, một số những văn bản như: pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Quyết định của Bộ NN&PTNT về thuốc BVTV, Nghị định của chính phủ về thuốc BVTV, ngoài ra còn có các loại văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan ban ngành khác. Tập hợp các văn bản trên tạo thành cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước (Trần Thái Hòa, 2005) [24]. Theo Lê Văn Vương (2008, trích bởi Kim Oanh 2008) cho biết việc quản lý kinh doanh thuốc BVTV vẫn còn nhiều bất cập, nguyên nhân là do việc phân cấp quản lý không thống nhất, việc quản lý thị trường thuốc BVTV còn mang tính nhỏ lẻ, chưa chặt chẽ. Qua những nhận định trên, mặc dù Nhà nước đã có nhiều chính sách để quản lý chặt thị trường thuốc BVTV nhưng tình trạng buôn bán thuốc sai qui định, bán thuốc cấm vẫn xảy ra do không có chứng chỉ hành nghề chiếm 84% (Nông Nghiệp Việt Nam, 2006) [20].

Trong quá trình quản lý ngoài những văn bản quy phạm pháp luật, nhà nước cần có những chế độ ưu đãi, hỗ trợ cho những sáng chế và ứng dụng các sản phẩm hữu cơ, vi sinh trong quá trình sản xuất. Tăng cường công tác quản lý thuốc BVTV đối với các cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV nhỏ lẻ ở địa phương, ngăn chặn kịp thời không cho thuốc BVTV cấm hoặc ngoài danh mục được phép lưu hành. [20].

Các phƣơng pháp kiểm soát dƣ lƣợng thuốc BVTV

Việc kiểm soát dư lượng thuốc BVTV bằng các công cụ thích hợp cũng góp phần thúc đẩy việc sử dụng thuốc hợp lý hơn. Nhiều tác giả cũng đã đưa ra phương pháp xác định nhanh dư lượng thuốc BVTV trong rau, bao gồm cả phân tích nhanh hoá học và sinh học. Tuy nhiên, các phương pháp này chủ yếu là định tính và chỉ cho một chất hoặc một nhóm chất nào đó.

Phương pháp phân tích nhanh hoá học là một trong các phương pháp đầu tiên được sử dụng để phân tích hoá chất. Chẳng hạn, để xác định sự có mặt của các thuốc lân hữu có, người ta đốt thuốc này ở nhiệt độ cao, sản phẩm thu được khi hoàn tan có chức PO4. Ion này sẽ phản ứng với amoni molodat và benzidin hydroclorua tạo thành hợp chất màu xanh đặc trưng cho thuốc lân hữu cơ. Phương pháp này nhìn chung đến nay không còn sử dụng vì chúng không đơn giản, lại chỉ định tính là chính với rất ít thuốc mỗi lần thử, trong khi các phương pháp khác ra đời gần đây tiện lợi hơn nhiều.

Phương pháp sắc ký bản mỏng (Thin layer chromatography): Là một dạng sắc ký lỏng với pha tĩnh là một bản mỏng phủ một lớp mỏng chất rắn có tính hấp thụ, pha động là hệ dung môi theo lực mao dẫn dâng lên từ đây bản mỏng, di chuyển qua điểm tra mẫu và dịch chuyển các chất có trong mẫu và tách chúng ra. Đèn cực tím hoặc dung dịch chất nhuộm màu như AgNO3 được sử dụng để định vụ các chất. So sánh kết quả phân bố mẫu với chất chuẩn để xác định sự có mặt của các chất có trong mẫu bằng hệ số Rf (tỷ số giữa khoảng cách di chuyển của mẫu chất (Dc) với khoảng cách di chuyển của dung môi (Ds): Rf = Dc/Ds; (0 < Rf< 1). Trên thực tiễn phương pháp dựa trên sắc ký bản mỏng đến nay không thuận tiện trong phân tích nhanh thuốc BVTV nước ta, kết quả chỉ là phân tích định tính và bán định lượng với các thuốc đã định trước, cần có chất chuẩn của chúng và thao tác kỹ thuật cũng không đơn giản.

Phương pháp thử sinh học nhanh (Rapid Bio-asay): Dựa trên Enzyme ChE (Choline esteresa) được một số nước nghiên cứu và ứng dụng (gọi tắt là phương pháp Enzyme). Hiện có trên thị trường KIT AChE Test của Đài Loan, KIT GT-Test của Thái Lan, thẻ Agrtec-Screen của Mỹ, A-Test của Hàn Quốc… (Time - Freshe H và Flaska V, 1986 [53], Winefordner J.D., 1999) [51], Nguyên tắc chung của phương pháp này là dựa trên khả năng ức chế men ChE động vật và cũng chính là kiểu tác động gây độc của thuốc nhóm lân hữu cơ và carbamate. Men ChE có chức năng sinh học quan trọng là thuỷ phân chất dẫn truyền thần kinh Acetylcholine. Bình thường, men ChE thuỷ phân cơ chất Acetylcholine (hoặc Butyrylcholine) thành Choline và

Acetate (hoặc Butyrate). Chất chỉ thị màu được cho vào để phản ứng chuyển màu Thiocholiniodine hoặc để tạo phản ứng với Acetylcholine còn dư. Các phương pháp thử sinh học nhanh có nhược điểm chỉ ứng dụng được cho một phổ hẹp các chất ức chế men ChE, với độ chính xác không ổn định từ 1ppm tới hàng trăm ppm. Các KIT này tuy giá rẻ, thời gian thao tác nhanh (30 - 60 phút) song chỉ kiểm tra được sự có mặt các thuốc nhóm Lân hữu cơ và Carbamate trong nông sản và với độ nhạy nhìn chung không cao, chỉ là định tính hoặc bán định lượng. Nhìn chung trong giai đoạn hiện nay, nó ít có ý nghĩa sử dụng để kiểm tra độ an toàn của sản phẩm rau.

Phương pháp thử nhanh dựa trên ELISA (gọi tắt là phương pháp ELISA): Là phương pháp miễn dịch được đánh dấu bằng Enzyme, dựa trên phản ứng kháng nguyên (thuốc trừ sâu) và kháng thể. Phù hợp với việc kiểm tra thuốc trừ dịch hại là phương pháp ELISA trực tiếp: Cộng hợp Enzyme (gồm hapten và Enzyme) và chất cần phân tích sẽ cạnh tranh trực tiếp với kháng thể đặc hiệu được phủ lên các giếng nhỏ. Cơ chất và chất tạo màu được cho vào để nhận biết sự có mặt của thuốc (Nguyễn Trường Thành, 2003; Winegordner J.D, 1999) [12], [51]. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là thao tác nhanh (15 - 30 phút), độ nhậy cao (1 đến 50 ppb), có thể làm với khối lượng mẫu lớn, mẫu không cần làm sạch như phân tích sắc ký. Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là mỗi KIT ELISA chỉ kiểm tra được một loại thuốc hay một nhóm thuốc rất hẹp các thuốc trừ dịch hại và chủ yếu là định tính, giá thành đắt. Tuy nhiên, với sự phát triển của kỹ thuật chế tạo kháng thể tái tổ hợp hàng loạt kháng thể đặc hiệu đã được phát hiện cho phép định tính khá chính xác nhiều thuốc BVTV bằng phương pháp này. Nó rất có ý nghĩa khi dùng để kiểm tra sự có mặt các loại thuốc cấm như các thuốc nhóm clo hữu cơ hoặc

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau tại tỉnh Kiên Giang (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)