KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU

Một phần của tài liệu Công tác đất trong kĩ thuật thi công (Trang 36 - 63)

Kiểm tra chất lượng cọc trong quá trình thi công.Với công nghệ thi công thích hợp và quy trình kiểm tra chất lượng chặt chẽ, khả năng hư hỏng của cọc có thể được giảm đến mức tối thiểu. Tại hiện trường cần kiểm tra các yếu tố sau:

a) Kiểm tra dung dịch Bentonite.Mục đích chủ yếu của việc kiểm tra dung dịch Bentonite là đảm bảo cho thành hố khoan không bị sập trong quá trình khoan cũng như trong khi đổ bêtông và để kiểm tra việc thổi rửa đáy hố khoan trước khi đổ bêtông.

Các thông số chủ yếu của dung dịch Bentonite thường được khống chế như sau: + Hàm lượng cát: < 5%

+ Dung trọng: 1,01 – 1,05 + Độ nhớt: 35 sec

+ Độ pH: 9,5 – 12

b) Kiểm tra kích thước hố khoan.

Sau khi thổi rửa đáy hố khoan bằng dung dịch Bentonite cần kiểm tra các thông số sau đây của đáy hố khoan:

+ Đo chiều sâu: Đáy hố khoan được coi là sạch nếu chiều sâu sau khi thổi rửa bằng chiều sâu khoan (xác định bằng cách đo độ sâu cần khoan đã đạt tới trong quá trình thi công hoặc bằng các thiết bị khác). + Sử dụng một số thiết bị xuyên đơn giản đánh giá sức kháng xuyên của đất dưới

+ Trạng thái thành lỗ khoan.

c) Kiểm tra bêtông trước khi đổ.

Bêtông sử dụng trong thi công cọc khoan nhồi thường phải kiểm tra các thông số sau:

+ Độ sụt (cho từng xe đổ): 15 cm

+ Cường độ sau 28 ngày (ép mẫu, bằng súng bật nấy đối với bêtông ở đầu cọc hoặc siêu âm): 200 kg / cm2

+ Cốt liệu thô trong bêtông: không lớn hơn cỡ hạt theo yêu cầu của công nghệ. + Mức hỗn hợp bêtông trong hố khoan

+ Độ sâu ngập ống dẫn bêtông trong hỗn hợp bêtông + Khối lượng bêtông đã đổ trong lỗ cọc

Bêtông đem thử cường độ phải từ xe trộn và từ bêtông thân cọc. d) Ghi chép trong quá trình thi công.

Trong quá trình thi công cần ghi chép thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc và các sự cố xảy ra trong quá trình thực hiện các công việc sau:

+ Đặt ống chống.

+ Bơm dung dịch Bentonite. + Khoan lỗ.

Kiểm tra chất lượng cọc sau khi thi công.

Sau khi đổ bêtông, việc kiểm tra chất lượng cọc cần được tiến hành nhằm đánh giá chất lượng bêtông cọc tại hiện trường, phát hiện các khuyết tật và xử lí các cọc bị hư hỏng.Có một số phương pháp kiểm tra như sau:

+ Phương pháp nén tĩnh + Phương pháp siêu âm

+ Phương pháp sóng ứng suất: có phương pháp PIT, phương pháp PDA. 5. Phương pháp thi công lắp dựng cốt thép cột - dầm – sàn

Yêu cầu kỹ thuật của công tác thép

a. Chủng loại thép: Các chỉ tiêu cơ lý (mác thép) phù hợp với quy định của thiết kế, chủng loại đúng với hợp đồng (nếu có)

- Khi thép nhập về công trình, kỹ sư cùng với tư vấn giám sát và chủ đầu tư kiểm tra chứng chỉ chất lượng của lô thép và lập biên bản nghiệm thu vật tư.

- Căn cứ trên số lượng, chủng loại tiến hành cắt mẫu thép phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 197: 1985 để tiến hành thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của thép. Sau khi cắt xong mẫu thép thì các bên tiến hành lập biên bản lấy mẫu và lập niêm phong mẫu thép và chuyển cho đơn vị thí nghiệm.

- Đơn vị thí nghiệm là đơn vị tư vấn độc lập do đơn vị thi công đệ trình và được sự chấp thuận của giám sát. Khi tiến hành thí nghiệm phải có sự theo dõi đầy đủ của các bên.

- Căn cứ vào kết quả thí nghiệm để xác định lô thép nhập về công trình có được đa vào sử dụng cho công trình hay không, và cũng là cơ sỡ để quyết toán hợp đồng cung cấp vật tư thép.

b. Vệ sinh, đánh gỉ thép (nếu thép bị hoen gỉ hoặc dính bùn đất): Thép phải được vệ sinh bùn đất và đánh gỉ (nếu có) trước khi gia công hoặc lắp đặt vào cấu kiện. Thép gỉ là thép đã bị lên vảy thép, bong tróc lớp bên ngoài, nếu thép chỉ bị ố vàng thì không cần vệ sinh thép. Nếu lớp gỉ làm giảm tiết diện thép trên 2% thì không

- Nếu dính bùn đất có thể rửa bằng máy xịt hoặc lau chùi bằng vải ướt.

c. Gia công:đúng với thiết kế chi tiết thép của cấu kiện và quy định chung của hồ sơ thiết kế.

- Đọc kỹ bản vẽ chi tiết thép của cấu kiện trên mặt bằng, mặt cắt, bản vẽ kiến trúc…

- Triển khai bản vẽ detail gia công thép và trình giám sát phê duyệt. Detail thép phải tuân thủ vị trí nối thép (mục I.5)

- Giám sát trong quá trình gia công. d. Lắp đặt:đúng vị trí, đúng cao độ;

- Đối với móng, dầm, sàn, cầu thang đi theo hệ thống định vị cóp pha dầm sàn đã gia công lắp đặt trước;

- Đối với cột và vách, từ lưới trục đã triển khai trên sàn triển khai bật tiết diện chân cột, chân vách và chỉnh sửa thép chờ đảm bảo lớp bảo vệ rồi mới tiến hành lắp dựng thép.

- Lớp bảo vệ phù hợp với quy định của thiết kế cho từng cấu kiện.

- Khung thép chính phải được định dạnh ổn định và đúng hình dạng cấu kiện. - Thép đai thi công phải thẳng đều đúng khoảng cách bằng cách xác định đai đầu tiên và sau đó dùng thước hoặc thanh cử đo và đánh dấu bằng phấn lên thép chủ để công nhân buộc đai. Thép đai phải sắp đặt điểm móc chéo trả xen kẻ nhau.

a3(5).jpg

e. Nối thép: Nối đúng vị trí (vùng chịu nén), đúng chiều dài và phù hợp với quy định chung của thiết kế.

- Đối với dầm sàn nếu không có chỉ định riêng thì thông thường vị trí nối không được nằm trong vùng nguy hiểm. Một mặt cắt không được nối quá 50% số lượng thép.

- Chiều dài nối theo quy định của thiết kế, nếu không có quy định riêng thì đoạn nối là 30d trong vùng nén, 40d trong vùng kéo (hạn chế sử dụng).

thường được làm bằng thép có đường kính 10 hoặc 12. Ngoài ra, tùy theo trường hợp xác định loại thép cho phù hợp.

(Một kiểu kê thép mũ trong thi công)

g. Trong quá trình đổ bê tông: Trong quá trình đổ bê tông phải bố trí đội cốt thép trực để chỉnh sửa lại các khu vực bị xô đạp cong vênh.

- Dùng móc sửa lại thép mủ sàn.

Những chú ý khi lắp dựng cốt thép

Lắp dựng cốt thép cột: Đầu tiên các bạn cho nối thép dọc vào thép chờ, sau đó thì lồng thép đai vào, dùng dây kẽm buộc thép đai vào thép chủ, dùng dây kẽm cố

cốt thép phía trên của dầm phụ nằm trên cốt thép dầm chính và cốt thép phía trên của dầm chính nằm dưới cốt thép sàn.

Lắp dựng cốt thép dầm ở mép trên ván khuôn dầm và khi lắp xong rồi mới hạ xuống.

Cốt thép sàn: Chú ý khi đặt thép mũ, các bạn bẻ thép theo kiểu mà thi công thường gọi là chân chó, mặc dầu các bạn đã bẻ thép mũ theo kiểu chân chó và lắp đặt cách sàn đúng như thiết kế, nhưng trong quá trình thi công thì thép mũ luôn bị xê dịch nhiều và gần như là dính liền với thép sàn dưới.

Để khắc phục tình trạng này các bạn nên mua vài cục kê thép có bán ngoài thị trường vào mà kê, hoặc trong lúc đổ bê tông dầm sàn các bạn bố trí người luôn túc trực để sửa những cây thép bị xê dịch.

6.

Phương pháp thi công lắp ghép bằng bê tông cốt thép Các tiêu chuẩn áp dụng trong thi công và nghiệm thu

♣ TCVN 5574-2012 Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép

♣ TCVN 9115-2012 Kết cấu bê tông lắp ghép - Thi công và nghiệm thu công tác lắp ghép

♣ TCVN 9376-2012 Nhà ở lắp ghép tấm lớn - Thi công và nghiệm thu công tác lắp ghép

♣ TCVN 4055-2012 Tổ chức thi công

Quá trình thi công lắp ghép

1. Vận chuyển cấu kiện từ nơi sản suất đến công trường

2. Chuẩn bị mặt bằng tập kết và khuyếch đại cấu kiện: đánh dấu tim, cao trình kiểm tra, sắp xếp cấu kiện trong tầm hoạt động của cần trục, khuyếch đại (nếu cần) 3. Lắp đặt cấu kiện: treo buộc, nâng cấu kiện vào vị trí thiết kế, cố định tạm

4. Cố định tạm và cố định vĩnh viễn: cố định tạm để giải phóng cần trục, cố định vĩnh viễn sau khi điều chỉnh và kiểm tra

Cột tiết diện hình chữ nhật Cột tiết diện hình chữ T

Cấu kiện dầm Tấm bản thang với dầm

được đúc sẵn

Quá trình thi công lắp ghép

Yêu cầu chung của cấu kiện

Trước khi lắp ghép cấu kiện phải có sự đồng ý của tư vấn giám sát thi công Lắp ghép từ những bộ phận cứng của công trình như lõi cứng, vách cứng…

Trong trường hợp độ cứng và độ ổn định của kết cấu, dưới tác động của tải trọng lắp ghép được đảm bảo bằng các mối hàn, các mối nối lắp ghép, thì có thể tiếp tục lắp các tầng trên nhà khi chưa đổ bê tông mối nối, nhưng phải có những chỉ dẫn cần thiết về trình tự lắp ghép các cấu kiện, hàn liên kết và đổ bê tông mối nối

 Có thể áp dụng các liên kết tạm thời khi liên kết cố định không đảm bảo độ ổn định của kết cấu trong giai đoạn lắp ghép, hoặc không thể đặt các liên kết này trước khi kết thúc việc kiểm tra cấu kiện lắp ghép.

 Vòng móc cáp phải đặt đúng vị trí ghi trong thiết kế, bảo đảm nâng, chuyển cấu kiện lên vị trí lắp đặt ở tư thế gần giống như thiết kế. Nếu điều kiện lắp ghép không cho phép, việc thay đổi vị trí móc cáp cần phải được sự thoả thuận của cơ quan thiết kế

 Cấu kiện cần được nâng từ từ không giật, không đảo, không quay, kết hợp với dây chằng dẫn hướng cấu kiện. Để dẫn hướng cấu kiện có thể sử dụng dây thừng bện có đường kính 20 mm, dây ni lông hoặc cáp dù mềm Φ8 mm. Khi nâng các cấu kiện nằm ngang, tấm phẳng, cần có 2 dây dẫn hướng ở 2 đầu đối diện

Không kéo lê các cấu kiện trong khi cẩu chuyển

Chỉ được tháo móc cẩu sau khi đã liên kết chắc chắn cấu kiện bằng các liên kết tạm thời hoặc liên kết cố định

Trước khi liên kết cố định, cần kiểm tra vị trí cấu kiện theo thiết kế. Các kết quả kiểm tra này cần được ghi vào sổ nhật ký lắp ghép.

Lắp móng

 Dưới đáy móng cốc đúc sẵn lắp ghép cần có lớp bê tông lót phẳng làm sạch hoặc đệm cát vàng đầm chặt theo quy định của thiết kế. Không đặt móng lắp ghép trên nền có nước

 Khối móng đầu tiên được lắp đặt để làm mốc nên đặt ở vị trí giao nhau giữa các

trục tường nhà (góc của công trình). Các chi tiết khác sẽ được lắp tiếp theo sau khi đã kiểm tra vị trí của khối móng bằng các máy trắc đạc

Lắp cột

Cố định tạm cột: (xem hình)

Lưu ý: Chỉ tháo dỡ thiết bị gá lắp, tăng đơ, dây cáp neo, cây chống và tiếp tục lắp các cấu kiện, dầm, tấm sàn sau khi bê tông, vữa không co chèn cố định chân cột đạt 70% cường độ thiết kế, hoặc

Ngu ồ n : Edward Allen Liên kết móng cột Ngu ồ n

9115- - 2012 15 Liên kết cột cột

Cẩu nâng cột đến vị trí định mức Cố định cột và bơm keo liên kết

Lắp dầm

Lưu ý trong quá trình cẩu lắp (trích TCVN 9115-2012)

Phải bảo đảm đúng vị trí thiết kế của dầm, giằng trong quá trình lắp ghép. Dấu ghi trên cấu kiện lắp phải trùng với dấu ghi trên gối đỡ (vai cột). Để giữ ổn định những dầm, kèo mái có độ mảnh lớn trong quá trình vận chuyển,

cẩu lắp cần có biện pháp thi công đặc biệt như: chọn dây cáp chằng có kích thước

thích hợp hoặc thêm móc phụ giữa dầm để giữ cân bằng tránh dầm bị lệch tâm và

phụ kẹp giữ (nẹp ngang), đòn gánh cẩu hoặc giàn tăng cứng để chống vặn, xoay. Nếu sử dụng giàn tăng cứng để lắp những cấu kiện như trên cần thận trọng khi tháo giàn ra, sao cho chúng không va vào các cấu kiện được lắp trước đó. Cần có dây cáp chằng hoặc trụ chống tạm thời để cố định các dầm có độ mảnh ngang cho đến khi chúng được liên kết chắc chắn vào kết cấu

Ngu ồ n : Edward Allen Liên

Ngu ồ n : Edward Allen Liên kết dầm cột (

Liên kết dầm – cột -sàn

Liên kết dầm –sàn

Nguồn: Edward Allen

Liên kết cột –dầm – sàn

Liên kết cột dầm sàn Mối nối tại các nút khung

§ Việc kiểm tra nghiệm thu cần được tiến hành sau mỗi giai đoạn công việc trước khi chuyển tiếp sang giai đoạn công việc khác để chỉnh sửa kịp thời, tránh những sai sót hệ thống. Cần tiến hành quan sát, kiểm tra và đo đạc tại chỗ và lập sơ đồ hoàn công, trong đó ghi rõ sai lệch thực tế so với thiết kế.

§ Việc kiểm tra và nghiệm thu để cho phép triển khai thi công các công tác lắp ghép tiếp theo được tiến hành sau khi lắp ghép xong toàn bộ kết cấu công trình hoặc một bộ phận công trình có độ cứng không gian riêng biệt (nhịp, khung nằm trong phạm vi giữa các khe nhiệt v. v...).

§ Không tiến hành triển khai công tác lắp ghép tiếp theo khi chưa có kết luận cho phép thi công tiếp của tư vấn giám sát thi công hoặc Hội đồng kiểm tra, nghiệm thu.

§ Sai lệch cho phép khi lắp ghép các cấu kiện bê tông đúc sẵn không vượt quá các trị số quy định trong thiết kế. Nếu trong thiết kế không quy định sai lệch cho phép thì mức cho phép khi lắp ghép không được vượt quá các trị số trong Bảng 1 của tiêu chuẩn.

§ Hồ sơ nghiệm thu kết cấu bê tông lắp ghép

Nội dung kiểm tra

§ Mức độ chính xác của việc lắp ghép các cấu kiện, độ kín khít của chỗ tiếp giáp giữa các cấu kiện với nhau và với gối đỡ;

§ Dung sai thực tế so với dung sai cho phép; độ vồng của cấu kiện, độ phẳng đáy của các tấm sàn, chênh lệch mép các tấm sàn cạnh nhau..., công tác chống đỡ cấu kiện;

§ Sự nguyên vẹn của các cấu kiện và bộ phận lắp ghép; § Việc thực hiện những yêu cầu đặc biệt khác của thiết kế.

7.

Phương pháp thi công và nghiệm thu thi công ốp lát

Thuật ngữ :

Công tác lát là sự tạo ra lớp che phủ cho kết cấu trong mặt phẳng nằm ngang bằng gạch lát và

tấm lát.

Công tác ốp là sự tạo ra lớp che phủ cho kết cấu nằm trong mặt phẳng đứng bằng gạch lát và

tấm lát.

Nếu lát sử dụng gạch lát và tấm lát thì không cần đề cập đến khái niệm trải phủ và dán nữa. Nếu lát sử dụng nghĩa hẹp chỉ nói về sự gắn các viên gạch lát để tạo thành lớp che phủ bề mặt kết cấu nằm ngang thì phải đưa thêm hai khái niệm là trải hoặc phủ và dán để dùng cho khi tạo ra lớp phủ bằng tấm lát.

Phân biệt tấm lát hay tấm ốp khác với dạng viên vì tấm lát, tấm ốp có kích thước rộng dạng tấm hoặc có khi ở dạng cuộn như thảm cao su, thảm nhựa, thảm len, dạ.

Các dạng lát, ốp : gạch viên , sàn gỗ păckê, thanh , tấm gỗ mỏng , viên đá, các dạng tấm trải hữu cơ hoặc kim loại.

Kiểm tra khâu chuẩn bị:

Chuẩn bị lớp nền :

Lớp nền cho công tác ốp được chuẩn bị như công tác trát, bả, láng đã nêu trên.

Cần lưu tâm kiểm tra các chi tiết cần đặt dưới lớp lát , ốp, tránh phải đục, rỡ mặt lát khi đã lát,

Một phần của tài liệu Công tác đất trong kĩ thuật thi công (Trang 36 - 63)