Số hàng tồn kho bình quân trong kỳ

Một phần của tài liệu Giáo trình môn tài chính doanh nghiệp 1 (Trang 80 - 90)

V bq M đlđ =

Số hàng tồn kho bình quân trong kỳ

Kỳ thu tiền Trung bình (ngày)

Số dư bình quân các khoản phải thu =

d) Vòng quay tài sản hay toàn bộ vốn.

Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng tài sản hay toàn bộ số vốn hiện có của doanh nghiệp và được xác định theo công thức sau:

Hệ số sinh lời.

Hệ số sinh lời là thước đô đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là kết quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp và quyết định quản lý doanh nghiệp. Hệ số sinh lời gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau:

a) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hay hệ số lãi ròng.

Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp. Nó thể hiện khi thực hiện một đồng doanh thu có thể thu đước bao nhiêu đồng lợi nhuận.

b) Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE).

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của vốn kinh doanh.

c) Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh.

Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định và

vốn dài hạn khác

Vòng quay tài sản hay toàn bộ vốn trong kỳ

Doanh thu thuần trong kỳ =

Số tài sản hay vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu

(hệ số lãi ròng)

Lợi nhuận sau thuế trong kỳ =

Doanh thu thuần trong kỳ

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE)

Lợi nhuận trước laixvay và thuế =

Tài sản hay vốn kinh doanh bình quân

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh

Lợi nhuận trước thuế trong kỳ =

d) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh hay tỷ suất sinh lời dòng của tài sản (ROA).

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhieu đồng lợi nhuận sau thuế.

e) Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE).

Đây là một chirtieeu mà các nhà đầu tư rất quan tâm hệ số này đo lường mức lợi nhuận thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ.

f) Thu nhập một cổ phần (EPS). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh mỗi cổ phần thường (hay cổ phần phổ thông) trong năm thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế.

Hệ số EPS cao hơn so với các doanh nghiệp cạnh tranh khác nhau là một trong những mục tiêu mà các nhà quản lý doanh nghiệp luôn hướng tới.

g) Cổ tức một cổ phần (DIV).

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi cổ phần thường nhận được bao nhiêu đồng cổ tức trong năm.

h) Hệ số trả cổ tức.

Chỉ tiêu này phản ánh công ty đã dành bao nhiêu phần trăm thu nhập để chi trả cổ tức cho cổ động.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)

Lợi nhuận sau thuế =

Vốn kinh doanh (hay tài sản) bình quân trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)

Lợi nhuận sau thuế =

Vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ

Thu nhập một cổ phần (EPS)

Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức trả cho cổ đông ưu đãi (nếu có) =

Tổng số cổ phần thường đang lưu hành

Thu nhập một cổ phân thường (DIV)

Số lợi nhuận sau thuế dành tả cổ tức cho cổ đông thường =

Số cổ phần thường đang lưu hành

Hệ số trả cổ tức

Lợi tức một cổ phân phần thường =

Trên đây đã xem xét từng hệ số tài chính của doanh nghiệp. Để đánh giá tổng quát, chính xác tình hình tài chính doanh nghiệp, cần xem xét tổng thể các hệ số tài chính, nhìn nhận mối liên hệ giữa các hệ số. Có thể xem biểu tổng hợp các hệ số tài chính của doanh nghiệp.

Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn.

Việc phân tích này cho phép nắm được tổng uqtas diễn biến thay đổi của nguồn vốn và sử dụng vốn trong mối quan hệ với vốn bằng tiền của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán, từ đó có thể định hướng cho việc huy động vốn và sử dụng vốn của thời kỳ tiếp theo.

Việc phân tích có thể thực hiện như sau: Xác định diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn.

Việc xác định này được thực hiện bằng cách trước hết chuyển toàn bộ các khoản mực trên bảng cân đối kế toán thành cột dọc. Tiếp đó so sánh số liệu cuối kỳ với đầu kỳ để tìm ra sự thay đổi của mỗi khoản mục trên bảng cân đối kế toán. Mỗi sự thay đổi của từng khoản mực sẽ được xem xét và phản ánh vào một trong hai cột sử dụng vốn hoặc diễn biến nguồn vốn theo cách thức sau:

Sử dụng vốn sẽ tương ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn.

Diễn biến nguồn vốn sẽ tương ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sản.

Ở đây xem xét diễn biến thay đổi nguồn vốn và liên quan đến việc thay đổi nguồn vốn thành một bảng cân đối. Qua bảng này có thể xem xét và đánh giá tổng quát số vốn tăng hay giảm của doanh nghiệp ở trong kỳ đã được sử dụng vào những việc gì và các nguồn phát sinh dẫn đến việc tăng hay giảm nguồn vốn.

2. Kế hoạch tài chính.

2.1. Tầm quan trọng và nội dung kế hoạch tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1. Tầm quan trọng của kế hoạch tài chính.

Kế hoạch tài chính là một trong những nội dung quan trọng của kế hoạch kinh doanh, trình bày có hệ thống các dự kiến về nhu cầu vốn, tổ chức nguồn vốn để thực hiện các hoạt động của nhằm đạt được những kết quả, mục tiêu nhất định trong tương lai.

Kế hoạch tài chính là một trong những công cụ để đảm bảo cho sự hoạt động thành công của một doanh nghiệp. Sự cần thiết và tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính ở những điểm sau:

- Việc lập kế hoạch tài chính giúp cho nhà lãnh đạo, người quản lý xác định rõ mục tiêu tài chính cần đạt tới trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó, xem xét, cân nhắc tính khả thi, tính hiệu quả của quyết định đầu tư, tài trợ.

- Kế hoạch tài chính là công cụ cho người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp thực hiện tốt việc điều hành hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hơn thế nữa là chủ động ứng phó với những biến động trong kinh doanh so với dự kiến, từ đó điều chỉnh kịp thời các hoạt động để đạt được mục tiêu đề ra.

- Kế hoạch tài chính là căn cứ quan trọng để vay vốn hay thu hút các nhà đầu tư khác bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp.

2.1.2. Nội dung của kế hoạch tài chính.

Căn cứ vào dự kiến hoạt động tài chính theo thời gian có thể chia kế hoạch tài chính thành hai loại: kế hoạch tài chính dài hạn và kế hoạch tài chính ngắn hạn.

Kế hoạch tài chính dài hạn thông thường là loại kế hoạch được lập cho khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm. Đây là kế hoạch tài chính có tính chất chiến lược.

Kế hoạch tài chính ngắn hạn là kế hoạch tài chính dự kiến trong phạm vi thời gian không quá 12 tháng. Điển hình của kế hoạch tài chính ngắn hạn là kế hoạch tài chính năm.

- Nội dung của kế hoạch tài chính hàng năm.

Kế hoạch tài chính hangfnawm của doanh nghiệp thông thường bao gồm các bộ phận kế hoạch chủ yếu sau:

+ Kế hoạch doanh thu, chi phí và lợi nhuận. + Kế hoạch nhu cầu vốn và nguồn vốn. + Kế hoạch vay vốn và trả vốn.

+ Kế hoạch lưu chuyển tiền tệ. + Bảng cân đối kế toán dự kiến.

2.2. Trình tự và căn cứ lập kế hoạch tài chính.

2.2.1. Trình tự lập kế hoạch tài chính.

Việc quản lý thành công một doanh nghiệp có thể xem như là việc huy động và sử dụng nguồn lực cần thiết trong việc điều hành doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận. Cung một lượng tiền vốn, lượng nguyên liệu, máy móc và các thiết bị khác và đội ngũ nhân viên nhưng khi được quản lý theo cách khác nhau sẽ đem lại kết quả hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên trong mọi trường hợp để huy động và sử dụng các nguồn vốn cuard một cách có hiệu quả, có ý nghĩa nhằm quản lý thành công một doanh nghiệp thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần được lập kế hoạch một cách chu đáo.

Một kế hoạch tài chính mang tính thực tiễn và được chuẩn bị kỹ lưỡng là một yếu tố hết sức quan trọng cho sự thành công trong kinh doanh. Nó giúp cho doanh nghiệp có thể nhìn nhận cụ thể hơn những thuận lợi và khó khăn để có những biện pháp thích hợp khai thác những tiềm năng và hạn chế những rủi ro có thể gặp phải. Tuy nhiên để có một kế hoạch tài chính thật sự phải tổ chức tốt việc lập kế hoạch, đó không chỉ đơn thuần là việc tính toán.

Lập kế hoạch tài chính là một quá trình hoạch định nhằm biến ý tưởng kế hoạch hoạt động thành thực tế, thực hiện những mực tiêu nhất định.

Trong việc lập kế hoạch tài chính cần chú ý: kế hoạch tài chính được lập dựa trên cơ sở các bộ phận kế hoạch kinh doanh khác như kế hoạch sản xuất, tiêu thụ. Sở dĩ như vậy vì kế hoạch tài chính là bộ phận thống nhất của kế hoạch kinh doanh. Chúng được làm sau cùng và các kế hoạch hoạt động cuối cùng đều phải thể hiện qua khía canh tài chính.

Quá trình lập kế hoạch tài chính có thể chia thành ba giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn soạn thảo kế hoạch và giai đoạn hoàn chỉnh kế hoạch.

- Giai đoạn chuẩn bị lập kế hoạch.

Công việc chủ yếu của giai đoạn này là thu thập và phân tích thông tin.

Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, thông tin là một vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Có được những thông tin đứng và kịp thời là cơ sở cho nhà kinh doanh ra quyết định đúng. Ngược lại, nếu thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch dễ dàng dẫn đến quyết định sai lầm. Chất lượng lập kế hoạch kinh doanh nói chung cũng như kế hoạch tài chính phụ thuộc rất lớn vào việc thu thập và xử lý thông tin.

Để lập kế hoạch, doanh nghiệp cần rất nhiều thông tin trong lĩnh vực khác nhau. Lượng thông tin cần thu thập tùy thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp.

Những thông tin cần thu thập có thể chia thành hai loại. + Thông tin về nhân tố bên goài doanh nghiệp.

+ Thông tin về nhân tố bên trong doanh nghiệp.

Thông tin sau khi thu thập cần phải tiến hành xử lý, phân tích để từ đó rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu và tiềm năng cần khai thác, những cơ hội cho doanh nghiệp trong kinh doanh và tài chính.

- Giai đoạn sạo thảo kế hoạch.

Trên cơ sở mục tiêu và kế hoạch hoạt động, thực hiện việc soạn thảo kế hoạch nhằm xác định nhu cầu vốn thực hiện các kế hoạch hoạt động, các nguồn vốn cần huy đông, các biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán và dự tính kết quả tài chính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giai đoạn hoàn chỉnh kế hoạch. Sau khi kế hoạch được dự thảo cần xem xét tổng kết kế hoạch: + Cân nhắc tính khả thi của kế hoạch.

+ Xem xét kết quả tài chính và dự tính mục tiêu ban đầu.

+ Xem xét mức độ hợp lý của những giả thiết kinh tế được dùng để dự đoán, phát hiện những sai sót trong những thông tin hoạch khiếm khuyết trong hoạt động.

Trên cơ sở đó bboor sung để kế hoạch được hoàn thiện hơn (bao hàm cả việc xem xét điều chỉnh các kế hoạch hoạt động một cách phù hợp hơn).

2.2.2. Những căn cứ chủ yếu để lập kế hoạch tài chính.

Để lập kế hoạch tài chính cần dựa vào những căn cứ chủ yếu sau: Các kế hoạch sản xuất – kỹ thuật (kế hoạch hoạt động).

Lập kế hoạch tài chính là một quá trình lượng hóa bằng tiền các nhu cầu và chi phí để thực hiện kế hoạch sản xuất – kỹ thuật và hiệu quả của các kế hoạch này đưa lại, đồng thời xác định và huy động các nguồn vốn để đáp ứng các nhu cầu đó.

Vì vây, mức độ xác thực của kế hoạch tài chính phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của kế hoạch sản xuất – kỹ thuật. Tuy vây, cũng cần thấy việc lập kế hoạch tài chính không chỉ đơn

thuần là việc tính toán chuyển đổi thành tiền mà thông qua việc lập kế hoạch tài chính còn kiểm tra tính hợp lý và hiệu quả của các bộ phận kế hoạch khác.

Kết quả phân tích, đánh giá tình hình và kết quả tài chính kỳ trước cho thấy những điểm mạnh và những điểm yếu trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp, từ đó gợi lên phương hướng và biện pháp nhằm khai thác thế mạnh, tiềm năng và điều chỉnh khắc phục những điểm yếu về tài chính của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch.

Các chiến lược hay định hướng tài chính: kế hoạch tài chính là việc cụ thể hóa tài chính của doanh nghiệp. Do vậy, khi lập kế hoạch tài chính hàng năm cần phải dựa trên cơ sở xem xét các chiến lược tài chính của doanh nghiệp như chiến lược đầu tư, chiến lược huy động vốn, chiến lược về cổ tức…

Các chính sách, chế độ tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp và những vấn đề liên quan trực tiếp tới môi trường và kinh doanh của doanh nghiệp.

Cần nắm vững các chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước, các luật thuế, chế độ khấu hao tài sản cố định, các thể lệ và quy chế vay vốn …và những xu hướng diễn biến thay đổi môi trường kinh doanh mà trực tiếp là môi trường tài chính như sự hình thành thị trường chứng khoán, sự phát triển của các công ty cho thuê tài chính…Những yếu tố trên đều liên quan đến việc dự kiến tài chính của doanh nghiệp.

2.3. Kế hoạch lưu chuyển tiền tệ.

Việc lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hết sức quan trọng trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp, bởi lẽ:

+ Tiền là một loại tài sản của doanh nghiệp mà nó có thể dễ dàng chuyển hóa thành các loại tài sản khác.

+ Năng lực thanh toán của doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng tiền tệ của doanh nghiệp.

+ Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường nảy sinh sự không ăn khớp nhau về thời gian giữa thu và chi bằng tiền dẫn đến sự mất cân đối giữa khả năng cung ứng và nhu cầu chi bằng tiền vào những thời điểm trong những thời kỳ nhất định.

Việc lập ké hoạch lưu chuyển tiền tệ nhằm dự kiến các khoản thu và các khoản chi bằng tiền củ doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định và tìm biện pháp để tạo ra sự cân bằng thu chi bằng tiền.

Việc lập kế hoạch này có tác dụng rất lớn đối với nhà quản lý của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp thấy trước được khả năng các khoản tiền có thể thu được và nhu cầu chi tiêu bằng tiền từ hoạt động, từ đó xem xét mức độ cân đối giữa thu và chi bằng tiền để có biện pháp chủ động sắp xếp các khoản chi tiêu hợp lý và tích cực thực hiện các khoản thu nợ dợ kiến và đồng thời có kế hoạch huy động vốn từ bên ngoài vào thời điểm thích hợp nhằm đảm bảo thường xuyên khả năng thanh toán.

Đối với người cho vay, thông qua viêc xem xét kế hoạch lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp có thể đánh giá năng lực trả nợ của doanh nghiệp để quyết định việc cho vay, thời

gian phát triển vay và thu được nợ. Do vậy, kế hoạch lưu chuyển tiền tệ là một tài liệu dễ

Một phần của tài liệu Giáo trình môn tài chính doanh nghiệp 1 (Trang 80 - 90)