Đánh giá phương án dự báo

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình toán dự báo dòng chảy đến hồ Buôn Kuop trên hệ thống sông Srepok (Trang 37 - 38)

Có nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá chất lượng của phương án dự báo. Độ chính xác và thời gian dự kiến của dự báo thủy văn có mối liên hệ với mức độ nghiên cứu của hiện tượng thủy văn cần dự báo, với mức độ ảnh hưởng của các nhân tố dự báo, ngoài ra nó cong phụ thuộc vào độ chính xác của tài liệu dùng để xây dựng phương án dự báo. Mặt khác khi thời gian dự kiến của dự báo tăng lên thì độ chính xác của phương án dự báo sẽ giảm đi.

a. Tỷ số S/σ

Trong đó σ là độ lệch quân phương của chuỗi yếu tố dự báo, còn S là đọ lệch quân phương của chuỗi sai số dự báo, được tính theo công thức:

S= b. Hệ số tương quan η

Hệ số η được xác định theo công thức: η =

Khi quan hệ dự báo ở dạng hàm thì S = 0 và η = 1 điều đó cho thấy sự thay đổi của yếu tố dự báo được xác định hoàn toàn bởi các nhân tố dự báo. Khi S = σ và η = 0 thì nhân tố dự báo không ảnh hưởng đến yếu tố dự báo.

c. Mức đảm bảo phương án dự báo:

Chất lượng của phương án dự báo bao giờ cũng phải được đánh giá bằng mức đảm bảo dự báo. Mức đảm bảo dự báo là tỷ số giữa số lần dự báo đúng trên tổng số lần dự báo:

P = Trong đó:

m là số lần dự báo n là tổng số lần dự báo

P là mức bảo đảm của phương án dự báo

Chất lượng của các phương án dự báo được đánh giá thông qua các chỉ tiêu theo quy định trong bảng 2.2

Độ chính xác của phương án η P% Tốt < 0.4 >0.9 >90 Đạt 0.4 – 0.6 0.8 – 0.9 75 – 90 Kém 0.6 – 0.8 0.6 – 0.8 60 – 75 Không đạt >0.8 < 0.6 < 60 Nguồn [6] 2.2. Các phương pháp dự báo lũ 2.2.1. Phương pháp xu thế

Cơ sở khoa học của phương pháp dự báo xu thế là quy luật quán tính của chuyển động nước trong sông. Phương pháp này dựa trên giả định là đại lượng dự báo thay đổi theo quy luật giống như sự thay đổi trước đó, nghĩa là nếu lũ đang lên thì giá trị dự báo tiếp tục tăng và ngược lại lũ đang xuống giá trị dự báo tiếp tục giảm.

Ưu điểm của phương pháp: Phương pháp xu thế có ưu điểm là đơn giản, không cần quá nhiều thông tin như các phương pháp khác. Phương pháp xu thế chỉ cần sử dụng số liệu tại một trạm đo, để dự báo, đối tượng dự báo rất đa dạng cho nên đến nay vẫn đang được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó phương pháp này thích hợp với các yếu tố dự báo có pha thay đổi chậm, chẳng hạn lũ tại hạ lưu các sông lớn, dự báo tốt cho từng nhánh lũ.

Nhược điểm của phương pháp: Đối với những vùng chuyển tiếp giữa pha nước lên và pha nước xuống, những vùng có pha thay đổi lớn, nếu dùng phương pháp này sẽ dễ gây sai số lớn.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình toán dự báo dòng chảy đến hồ Buôn Kuop trên hệ thống sông Srepok (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w