và kĩ năng sau khi học xong bài “Ông già và biển cả” dành đối tượng là HS THPT lớp 12 nhằm thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích và đánh giá thực trạng dạy học theo hướng tiếp cận cổ mẫu.
– Phương pháp nghiên cứu sản phẩm Nghiên cứu sản phẩm (bài làm) của HS. b. Phương pháp thống kê toán học.
Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để so sánh, tính toán, xử lý, phân tích số liệu thu được trong qúa trình nghiên cứu.
3.2.1.4. Tổ chức dạy học thực nghiệm
a. Thực nghiệm thăm dò
Tôi thực nghiệm thăm dò ở các lớp 12 của hai trường. Thực nghiệm tiến hành như sau:
– Ra bài kiểm tra về bài học “Ông già và biển cả”, yêu cầu HS làm trong các khoảng thời gian 45 phút.
– Thống kê thăm dò sự am hiểu kiến thức và kĩ năng của HS sau bài học.
b. Thực nghiệm dạy học
Tôi thiết kế giáo án bài học “Ông già và biển cả” cho lớp khối 12 của hai trường và tiến hành áp dụng cách bước trong giáo án này vào giờ học của lớp 12a1, 12a2 của THPT Hai Bà Trưng và THPT Thăng Long. Khi dạy, chúng tôi còn kết hợp nhiều PPDH và BPDH với nhau, trong đó chú ý hướng tiếp cận theo cổ mẫu.
3.2.2. Kết quả thực nghiệm
3.2.2.1. Các tiêu chí – phương tiện đánh giá
Để tạo tính khoa học, chính xác cho việc đánh giá, chúng tôi đã sử dụng nhiều kênh khảo sát ở nhiều phương diện. Về phía hoạt động của GV gồm có quan sát, viết nhật kí, ghi hình. Về phía hoạt động của HS gồm có bài kiểm tra, bài tập ở nhà, bài tập nhóm, hoạt động nhóm, kết quả bài kiểm tra học kì so với điểm kiểm tra chất lượng. Ngoài ra, chúng tôi còn phỏng vấn, lấy ý kiến của GV dạy Ngữ văn và khảo sát ý kiến của HS lớp TN.
a. Định tính
Loại đánh giá này thường được tiến hành trong quá trình dạy học. Cụ thể là xem xét các hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá có phù hợp với nội dung đào tạo, điều kiện vật chất và đối tượng người học không... Các thông tin này được GV thu thập từ trong quá trình dạy học và có sự điều chỉnh việc dạy và học ngay trong chính thời điểm đó. Theo phương pháp này, chúng tôi đánh giá dựa trên sự quan sát tinh thần, thái độ học tập của HS, tiến trình dạy của GV, khảo sát ý kiến GV và HS. Muốn đánh giá chính xác HS, ta có thể vận dụng cách: quan sát HS để tìm hiểu tinh thần, thái độ học tập của các em.
b. Định lượng
thành công của HS sau một quá trình học tập theo những mục tiêu đã đề ra. Đây là loại đánh giá có tính chất truyền thống, được sử dụng thường xuyên và tất nhiên gắn liền với những kì kiểm tra, thi có quy mô lớn. Loại đánh giá này thường được tiến hành vào cuối những giai đoạn học tập lớn nhằm tổng hợp kết quả, căn cứ trên kết quả để xếp loại cho HS sau mỗi giai đoạn học tập, GV rút ra được kinh nghiệm cho bài dạy, bổ sung những thiếu sót nếu HS chưa đạt yêu cầu khi kết thúc một khóa học. Theo phương pháp này, trong quá trình TN, chúng tôi có thu thập số liệu bằng cách cho HS làm một số bài kiểm tra ngắn sau khi học xong bài đó.
3.2.2.2. Kết quả thực nghiệm so sánh với kết quả của lớp đối chứng
Với các tiết học do tôi thiết kế, cả giáo viên và học sinh đều có phản ứng tích cực. Nó thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Đánh giá của học sinh và giáo viên khối 12 THPT Hai Bà Trưng và Thăng Long về hiệu quả của giáo án ứng dụng hướng tiếp cận cổ mẫu trong bài học “Ông già và biển cả”
ST T
GV và HS Rất hiệu quả
Hiệu quả Bình thường Không hiệu quả
1 HS 12 5% 60% 30% 5%
2 GV 12 20% 60% 15% 5%
Bài kiểm tra chất lượng sau buổi học cũng đạt kết quả tốt. Sau đây là kết quả thống kê chất lượng bài viết kiểm tra sau khi học:
Bảng 2: Kết quả thống kê chất lượng bài kiểm tra sau khi học bài “Ông già và biển cả” ở hai lớp 12A1, 12A2 THPT Hai Bà Trưng và Thăng Long (có so sánh với lớp đối chứng 12a3,12a4)
ST T Lớp Tốt (9– 10 điểm) Khá (7–8 điểm) Trung bình (5– 6 điểm) Yếu (dưới 5 điểm) 1 12A1,2 40% 55% 15% 0% 2 12A3,4 0% 30% 45% 25%
3.2.3. Đánh giá thực nghiệm
Bảng thống kê kết quả số 1 cho ta thấy với tiết học do chúng tôi thiết kế, cả giáo viên và học sinh đều có phản ứng tích cực. Nhiều em làm việc nghiêm túc, tích cực tham gia hoạt động. Bầu không khí học tập khẩn trương, sôi nổi, nhiều em rất hào hứng trong khi thảo luận nhóm, nhiệt tình đưa ra ý kiến của mình. Trong thời gian ở trường, chúng tôi tranh thủ phỏng vấn các em và được biết phần nhiều các em tỏ ra hứng thú với tiết dạy thể nghiệm của tôi thực hiện. Các em tỏ ra thích thú và hào hứng với thế giới nghệ thuật tuyệt diệu của cổ mẫu. Trong bài, chúng tôi mạnh dạn đưa thêm những nội dung có liên quan đến cổ mẫu để mở rộng hơn, nâng cao hơn tầm hiểu biết của các em về văn học. Chúng tôi đưa thêm kiến thức về những triết lí nhân sinh để làm cho các em hứng thú hơn. Hầu hết các em tham gia phát biểu đều nêu được nội dung cần đạt như dự kiến trong thiết kế. Các em thể hiện khá tự tin vào năng lực của bản thân mình. Thông qua các câu hỏi gợi mở của chúng tôi, các em đã khám phá ra được cái hay của bài thơ, cái tài của tác giả và thấy được lợi ích của việc tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật từ góc độ cổ mẫu này. Nhìn chung, giờ học diễn ra trên tinh thần thoải mái, đảm bảo khoa học, đảm bảo hoạt động tiếp nhận văn học do học sinh làm chủ thể.
Chúng tôi còn cho học sinh đánh giá những ưu điểm và hạn chế của hướng tìm hiểu tác phẩm theo lối cổ mẫu bằng hình thức phỏng vấn và cho HS ghi vào giấy. Đại đa số HS đều nhận xét hướng tiếp cận này rất mới song nó giúp giờ học được mở rộng kiến thức hơn, giúp phát huy khả năng tư duy của HS, tăng sự sáng tạo, phát huy ý tưởng của mình.
Bản thân GV cũng có phản hồi tốt. Thông qua bản trưng cầu ý kiến cũng như phần phỏng vấn trực tiếp sau khi kết thúc tiết dạy, các thầy cô đều cho rằng: Học theo hướng tiếp cận cổ mẫu còn đi đúng hướng nội dung tư tưởng của bài, đem đến cách nhìn đúng về nôi dung bài học. Nó giúp HS
phát huy khả năng liên tưởng, so sánh, mang lại tri thức rộng mở. Cổ mẫu nào HS đã biết từ trước thì nay, bài học sẽ giúp các em hiểu sâu hơn; cổ mẫu nào HS chưa biết thì bài học sẽ giúp HS áp dụng vào tìm hiểu trong các bài học khác. HS sẽ làm việc với tinh thần tích cực hơn.
Bảng thống kê kết quả thứ 2 cho ta thấy có một sự chuyển biến tích cực về chất lượng tiếp nhận tác phẩm ở học sinh. Sau giờ học, chúng tôi có yêu cầu các em làm một bài kiểm tra với nội dung câu hỏi như trên để vừa có cơ hội cho các em thể hiện cảm xúc của mình, đồng thời chúng tôi nắm được thông tin phản hồi từ phía người học. Qua bài viết của các em, chúng tôi nhận thấy có một số em còn có những cảm nhận như là sự “ký thác” tâm sự. Các em trả lời câu hỏi kiểm tra kiến thức khá tốt, đầy đủ như phần bài học trình bày. Ngoài ra các em còn thể hiện cảm nhận sâu sắc của mình về văn bản và bày tỏ cả thái độ chủ quan về tình cảnh đặt ra trong văn bản. Đa số đều hiểu được nội dung cơ bản của tác phẩm trên tinh thần tự mình tìm hiểu ở lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên và bản thân tự rút ra trong quá trình thảo luận với bạn bè.
Như vậy, về cơ bản những giải pháp mà chúng tôi nêu ra đã có được một kết quả khả quan. Tuy mới chỉ là kết quả bước đầu, nhưng cũng đã chứng tỏ tính khoa học của việc áp dụng một lí thuyết liên ngành vào việc đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn học nước ngoài cụ thể là bài “Ông già và biển cả”. Những biểu hiện của hiệu quả này là:
– Phát huy trường liên tưởng, so sánh, liên hệ của học sinh trong quá trình học tập. Từ một cổ mẫu các em đã biết, các em có thể lấy làm cơ sở tìm hiểu tác phẩm văn học khác. Đây cũng là cách học liên cấp từ cấp 1 tới cấp 3. Đồng thời, cách dạy thực sự đã coi tác phẩm là một chỉnh thể phức tạp nhưng đầy thú vị. Tác giả đã gửi gắm biết bao nhiêu tâm sự của mình vào công trình nghệ thuật ấy thông qua nhiều cấu trúc tinh vi, nhiều hình tượng lung linh, huyền diệu. Để khám phá ra những tư tưởng đó cũng như
làm cho hình tượng văn học sống dậy với đời sống sinh động của nó thì đòi hỏi người tiếp nhận cũng phải có những hoạt động tinh thần phức tạp, nhiều chiều và cũng mang tính sáng tạo tương xứng. Căn cứ vào hướng tiếp cận theo cổ mẫu, chúng tôi đã tiến hành hướng dẫn cho các em có một tâm thế vững vàng, một khát khao khám phá khi đi vào tìm hiểu tác phẩm. Hơn nữa, HS khi đã có nền tảng về cổ mẫu, các em sẽ có một tầm đón cao hơn với các tác phẩm. Đây cũng là một động lực thôi thúc các em tìm hiểu tác phẩm.
– Biểu hiện thứ hai của hiệu quả này là chúng tôi đã tạo được bầu không khí văn chương trong giờ học. Hoạt động cảm thụ văn chương phải mang tính nghệ thuật cao, do vậy việc tạo nên một bầu không khí văn chương sẽ là việc làm có ý nghĩa. Không khí văn chương như là bản nhạc đệm du dương cho tác phẩm múa, như là màu nền cho một bức hoạ, như là màu xanh của ruộng lúa để làm nổi bật màu trắng của cánh cò chấp chới phía đồng xa. Hầu hết học sinh của lớp có tâm hồn văn chương, khả năng liên tưởng của lứa tuổi hồn nhiên, lứa tuổi học trò nhiều mơ ước. Các em đã cùng với giáo viên tiến hành một giờ học mang tính nghệ thuật cao, có hoạt động phân tích lí tính, có cảm thụ cảm tính, có suy luận lôgic, có khái quát, liên hệ… Đối với học sinh lớp 12 thì để thực hiện được những thành công như giờ học này đòi hỏi nhiều tiêu chí, trong đó có một yêu cầu không thể thiếu là sự nỗ lực nhiệt tình của giáo viên trong việc thiết kế bài học để hướng dẫn học sinh phát huy được vai trò chủ thể tiếp nhận của bản thân mình.
– Biểu hiện thứ tư: Giờ dạy thể nghiệm được thực hiên trên tinh thần đổi mới dưới sự soi sáng của lí thuyết tiếp nhận hiện đại. Tác phẩm văn chương tồn tại với thời gian đã chứng tỏ sức sống trường tồn của nó trong tâm hồn người đọc. Những tác phẩm được chọn giảng trong sách giáo khoa không những là những tác phẩm tiêu biểu cho một thời đại, một nền văn
học, một tác giả mà nó còn khẳng định tác dụng bồi dưỡng nâng cao nhận thức, nhân cách cho học sinh phổ thông. Chính vì vậy mà khi dạy tác phẩm văn học ta không nên nghiêng về khuynh hướng nào mà xem nhẹ khuynh hướng nào. Không nên biến một giờ daỵ học văn thành giờ đạo đức hay xã hội học cũng không nên thuần tuý duy cảm mà cốt phải giữ được chất văn, hoạt động học của học sinh phải có tính sáng tạo của việc tiếp nhận một tác pẩm văn chương thật sự. Không lí do gì khiến học sinh phải gò mình tiếp thu một chiều những gì mà giáo viên áp đặt cho.
Theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học và cũng là tuân theo quy luật tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật, giờ dạy học văn phải làm sao chỉ học sinh mới là chủ thể, là người trải nghiệm, nếm trải những tình huống nghệ thuật, từ đó mà rút ra nhận xét, cảm nhận của riêng mình. Trong giờ dạy thể nghiệm, hoạt động của thầy giáo đúng là hoạt động hướng dẫn, định hướng cho học sinh. Vì vậy cơ chế dạy học đã thay đổi theo chiều sâu, không còn hình thức đọc chép mà mọi người đã phê phán. Giáo viên nhanh chóng nhận những tín hiệu phản hồi từ phía học sinh, qua đó biết được các em tiếp nhận đến đâu, chỗ nào còn vướng mắc và chỗ nào không hợp lí.
Tóm lại: Giờ dạy thể nghiệm bài học Ông già và biển cả dưới sự soi sáng của lí thuyết cổ mẫu đã đem lại kết quả đáng mừng. HS sẽ nhớ bài lâu hơn do kiến thức các em có được là do kiến thức cổ mẫu mang tính bao quát chứ không phải do GV áp đặt. Từ thực tế khảo sát giảng dạy, có thể khẳng định rằng: dạy học theo hướng tiếp cận cổ mẫu có nhiều tác dụng tích cực đối với việc học của HS. Khả năng hiểu và vận dụng tri thức được thể hiện khá rõ qua các bài kiểm tra giữa và cuối đợt TN, khả năng xã hội, giao tiếp của HS bước đầu có nhiều tiến bộ thể hiện rõ qua thực tế thảo luận, qua các bài viết tự luận...
Việc dạy theo hướng tiếp cận cổ mẫu đã đem đến nhiều hiệu quả như mong muốn. Chúng tôi tin tưởng rằng áp dụng lí thuyết này sẽ đem lại hiệu
quả ngày càng cao trong dạy học tác phẩm văn học nước ngoài cũng như các tác phẩm văn học nói chung. Vận dụng lí thuyết tiếp nhận theo hướng cổ mẫu vào việc đổi mới phương pháp dạy học văn sẽ phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, làm cho hiệu quả của giờ dạy học không ngừng nâng cao đáp ứng đòi hỏi bức thiết của thời đại. Học tốt văn học nước ngoài cũng là cơ hội để học sinh bồi dưỡng thêm lòng say mê cái đẹp, hứng thú tìm tòi khám phá những giá trị mênh mông của văn học nhân loại. Tuy nhiên, để có được hiệu quả to lớn đó không phải chuyện đơn giản. Những thành công bước đầu mà đạt được phải đánh đổi rất nhiều công sức và trí tuệ: GV không ngừng chuyên cần tìm hiểu về cổ mẫu và biết định hướng nguời học trong việc học bài mới; còn HS thì tự lực phấn đấu để đi đến tri thức. Điều này khẳng định rằng: Sử dụng phương pháp dạy học mới là một điều khó khăn, nhưng để đạt được hiệu quả trong quá trình sử dụng lại càng khó khăn hơn nhiều. Vì vậy, một khi đã quyết định sử dụng một phương pháp dạy học mới nào đó thì cả GV và HS phải làm việc một cách nghiêm túc và khoa học..
Tiểu kết
Chúng ta đều biết, các tác phẩm văn học thường ẩn sâu những tầng ý tư tưởng. Để giúp HS tiếp cận nó một cách dễ dàng, chúng ta nên dạy học các tác phẩm này theo hướng tiếp cận cổ mẫu. Vì vậy, chúng tôi đã thiết kế bài học Ông già và biển cả theo hướng tiếp cận cổ mẫu mang tính thực nghiệm để khẳng định chắc chắn hướng đi đúng đắn này.
Qua việc nghiên cứu, thực nghiệm cụ thể, chúng tôi khẳng định, phương pháp này có thể áp dụng thành công trong bài Ông già và biển cả
nói riêng và môn văn nói chung. Hiệu quả đạt được sau khi sử dụng hướng dạy này rất lớn. Nhờ sử dụng cách thức này, HS đã hiểu sâu về đoạn trích, nắm tác phẩm một cách trọn vẹn. Kế đến phải thấy rằng, sử dụng hướng đi còn rèn luyện cho các em sự liên tưởng, so sánh khi học các tác phẩm. Mặt