Phương pháp khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu Tổ chức tiết học cho trẻ 4 5 tuổi khám phá khoa học về môi trường xung quanh (loại tiết hình thành biểu tượng) (Trang 31)

Nghiên cứu tài liệu: phân tích, tổng hợp các thông tin trong các công văn, chỉ

thị, thông tư,…của Bộ GD&ĐT; giáo án của một số GV.

Điều tra:

Người nghiên cứu thiết kế các phiếu điều tra, mỗi phiếu gồm 6 câu hỏi, tổng số 90 phiếu và gửi cho các GV ở các trường mầm non theo danh sách:

Stt Tên trường Địa chỉ Số phiếu

1 Trường mầm non Ngô Quyền Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc 30 2 Trường mầm non Hoa Sen Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc 30 3 Trường mầm non Kim Chung Đông Anh, Hà Nội 30

Tổng số 90

(Nội dung phiếu điều tra xem phụ lục 1)

32

Để tìm hiểu thực tiễn tổ chức tiết học cho trẻ KPKH về MTXQ (gồm trình tự và cách thức tiến hành các hoạt động dạy học trên lớp), người nghiên cứu tiến hành dự giờ, quan sát các tiết học:

Stt Tên bài GV giảng dạy Trường Ngày dự

1 “Một số loại rau” - MGN Hà Thị Ngà Mầm non Ngô Quyền

16/3/2012 2 “Một số con vật nuôi trong

gia đình (gà, vịt)” - MGN Nguyễn Thị Lan Anh Mầm non Ngô Quyền 23/3/2012 (Tiến trình tiết học xem phụ lục 2)

Thông qua dự giờ (kết hợp trao đổi với GV giảng dạy), người nghiên cứu có những đánh giá bước đầu về thực tiễn việc tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ hiện nay.

Phỏng vấn:

Phỏng vấn sau dự giờ (với GV giảng dạy) về tiến trình tiết học và cách thức tổ chức các hoạt động trên tiết học cho trẻ KPKH về MTXQ.

Phỏng vấn GV ngoài giờ lên lớp: trao đổi trực tiếp với một số GV để thu thập các thông tin có liên quan đến việc tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ (theo các nội dung cần điều tra trong bảng 2.1).

Danh sách GV tham gia phỏng vấn:

Stt Tên GV Tên trường Số năm

công tác

Ngày phỏng vấn

1 Hà Thị Ngà Mầm non Ngô Quyền 15 16/3/2012

2 Nguyễn Thị Thu Mầm non Ngô Quyền 10 22/3/2012 3 Nguyễn Thị Thanh Tuyền Mầm non Ngô Quyền 7 22/3/2012

(Hệ thống câu hỏi phỏng vấn xem phụ lục 3) 2.5. Kết quả khảo sát thực trạng

2.5.1. Tổ chức tiết học cho trẻ KPKH về MTXQ hiện nay Nhận xét qua phiếu điều tra: Nhận xét qua phiếu điều tra:

- Về việc sử dụng các phương pháp cho trẻ KPKH về MTXQ:

33 Mức độ sử dụng

PPDH

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi

SL % SL % SL %

PPDH trực quan (quan sát, sử dụng tranh ảnh,...)

90 100 0 0 0 0

Đàm thoại 90 100 0 0 0 0

Giảng giải, giải thích 83 92,2 7 7,8 0 0

Chỉ dẫn, nêu yêu cầu 76 84,4 14 15,6 0 0

Sử dụng truyện, thơ, câu đố, ca dao, tục ngữ,... 90 100 0 0 0 0 Sử dụng bài hát, bản nhạc 90 100 0 0 0 0 Phương pháp trò chơi 90 100 0 0 0 0 Biện pháp vẽ, nặn, xé dán 81 90 9 10 0 0 Thí nghiệm, thực nghiệm 6 6,7 26 28,9 58 64,4 Mô hình hóa 0 0 12 13,3 78 86,7 Thảo luận nhóm 27 30 54 60 9 10 Phương pháp nêu vấn đề 36 40 48 53,3 6 6,7 Nhận xét:

Kết quả điều tra cho thấy hầu hết các phương pháp GV sử dụng để tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ chủ yếu vẫn là các PPDH truyền thống như QS; đàm thoại; sử dụng truyện, thơ, câu đố, ca dao, tục ngữ, bài hát, bản nhạc; trò chơi (với mức độ sử dụng là 100%). Trong khi đó, các PPDH tích cực cũng đã được quan tâm vận dụng song mức độ chưa cao (thí nghiệm 6,7%; thảo luận nhóm 30%; nêu vấn đề 40%). Mô hình hóa là phương pháp mang tính đặc trưng cho một số đề tài về các quá trình, diễn biến nnhw: sự phát triển của cây, các mùa, sự thay đổi của thời tiết,… nên ít được GV vận dụng. Tuy nhiên trên thực tế được quan sát các tiết học ở trường mầm non, người nghiên cứu nhận thấy việc sử dụng các phương pháp truyền thống còn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.

Hầu hết GV thường sử dụng các phương pháp QS, đàm thoại, thuyết trình, giảng giải trong tiết học. Tình trạng dạy học lấy “GV làm trung tâm của hoạt động” vẫn còn tương đối phổ biến. Trong các giờ học GV thường là người

34

nói, người làm; còn trẻ nắm bắt kiến thức một cách thụ động. GV thường xuyên sử dụng phương pháp QS và đàm thoại, tuy nhiên sự phối hợp giữa các phương pháp này chưa hợp lý dẫn tới chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Trong tiết học, trước khi tiến hành cho trẻ QS đối tượng, GV chưa hoặc ít đặt ra các câu hỏi để kiểm tra vốn hiểu biết của trẻ về đối tượng, chưa tạo được mối liên hệ giữa kiến thức mới với vốn kinh nghiệm mà trẻ có. Vì vậy, trẻ ít có cơ hội được chủ động, tích cực khám phá nội dung bài học trên cơ sở những kiến thức mà trẻ đã biết, cứ như vậy dễ khiến trẻ nhàm chán, mất hứng thú với bài học.

Trò chơi cũng là phương pháp thường được GV sử dụng để thu hút sự chú ý của trẻ hay củng cố nội dung bài học. Tuy nhiên, đa số GV thường sử dụng các trò chơi đơn giản, chủ yếu là mẫu trò chơi trong các tuyển tập, ít có sự sáng tạo trong việc thiết kế và vận dụng các trò chơi mới. Việc GV thường sử dụng một số trò chơi nhất định với nội dung sơ sài, cách tổ chức còn đơn điệu dẫn tới việc sử dụng trò chơi chưa thực sự phát huy hiệu quả; mức độ hứng thú và tích cực của trẻ trong các trò chơi chưa cao.

Phương pháp thí nghiệm không phải là phương pháp mới. Tuy nhiên chỉ có 6,7% GV thường xuyên sử dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học ở mầm non. Điều này hạn chế đáng kể TTCNT của trẻ bởi đối với hoạt động nhận biết, khám phá MTXQ. Việc tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm đơn giản là cần thiết, có tác dụng kích thích nhu cầu và hứng thú của trẻ, giúp trẻ tìm hiểu bản chất đối tượng, nhờ đó trẻ ghi nhớ sâu nội dung bài học và biết vận dụng những hiểu biết mà mình đã trải nghiệm vào cuộc sống hàng ngày. Đồng thời, nó là cơ hội để phát triển tư duy của trẻ thông qua việc nhận xét, phán đoán, khái quát và lập luận về những điều đã xảy ra trong thí nghiệm. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi sự chuẩn bị tương đối công phu của GV về nội dung, đồ dùng, phương tiện… Hơn nữa để phương pháp này được sử dụng hiệu quả trẻ cũng cần được rèn luyện kĩ năng thí nghiệm nhất định nên phạm vi và mức độ áp dụng chưa cao.

Ngoài các PPDH truyền thống, một số PPDH tích cực cũng được GV vận dụng trong tổ chức tiết học cho trẻ KPKH về MTXQ. Tuy nhiên, mức độ sử

35

dụng các phương pháp này còn hạn chế. Thống kê cho thấy chỉ có 30% GV được điều tra thường sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để hướng dẫn trẻ trong tiết học khám phá về MTXQ. Nguyên nhân là do kỹ năng tổ chức, điều hành cho trẻ hoạt động nhóm của GV còn hạn chế trong khi trẻ lứa tuổi mẫu giáo thường rất hiếu động, sức tập trung chưa cao, chưa có kỹ năng hoạt động hợp tác theo nhóm.

Việc tạo tình huống có vấn đề để kích thích trẻ giải quyết các vấn đề đã được sử dụng nhưng còn hạn chế (40% GV thường xuyên sử dụng phương pháp này). Qua QS, người nghiên cứu nhận thấy phần lớn GV còn lúng túng trong việc thiết kế, xây dựng những tình huống có vấn đề phù hợp để kích thích TTC của trẻ. Thay vào đó, GV thường hướng dẫn, giải thích quá tỉ mỉ còn trẻ chủ yếu lắng nghe, ghi nhớ và làm theo yêu cầu chỉ dẫn của GV; điều này dẫn đến đa số trẻ còn thụ động, thiếu tích cực và sáng tạo.

- Về việc sử dụng các hình thức tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ:

Bảng 2.3. Mức độ sử dụng các hình thức tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ

Mức độ sử dụng Hình thức

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi

SL % SL % SL %

Tiết học 90 100 0 0 0 0

Hoạt động ngoài trời 90 100 0 0 0 0

Hoạt động góc 90 100 0 0 0 0

Tổ chức ngày lễ, hội ở trường mầm non

11 12,2 24 26,7 55 61,1

Sinh hoạt hàng ngày 78 86,7 12 13,3 0 0

Nhận xét:

Khi điều tra ý kiến của một số GV mầm non, việc tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ ở trường mầm non được tiến hành thông qua hình thức khác nhau. Trong đó, các hình thức hoạt động học có chủ đích và ngoài hoạt động có chủ đích được sử dụng thường xuyên như: tiết học (100%); hoạt động ngoài trời (100%); hoạt động góc (100%); sinh hoạt hàng ngày (86,7%). Riêng hoạt động tổ chức ngày lễ hội ở trường mầm non thì chưa được vận dụng nhiều (12,2 %). Qua điều tra, đa số GV nhận thức được vai trò của việc tổ chức

36

ngày lễ hội ở trường mầm non: giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của các ngày lễ hội, có thái độ và hành vi ứng xử đúng đắn với những người xung quanh, rèn luyện các kĩ năng xã hội và hình thành ở trẻ những tình cảm, xúc cảm thẩm mĩ tích cực. Tuy nhiên, việc chuẩn bị và tiến hành ngày hội, ngày lễ thường công phu, đòi hỏi sự chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện, tiết mục văn nghệ,… Hơn nữa, điều kiện thực tiễn trường, lớp cũng chưa thuận lợi cho việc tổ chức ngày lễ hội. Chính vì vậy, ở trường mầm non hình thức tổ chức ngày lễ, hội thường ít được sử dụng.

Nhận xét qua phỏng vấn GV:

Kết quả của phiếu điều tra được phân tích, làm rõ hơn bằng những nhận xét qua phỏng vấn GV. Cụ thể, phỏng vấn GV chủ nhiệm của các lớp MGN đã cho những lí giải về vấn đề này. Hầu hết GV được phỏng vấn còn hạn chế trong việc tiếp cận với PPDH lấy trẻ làm trung tâm dẫn tới áp dụng không đúng trong thực tế. Trong tiến trình dạy học của mình, phần lớn GV có sử dụng đa dạng các PPDH như là QS, thuyết trình, giảng giải, trò chơi học tập… song cách thức vận dụng chưa hợp lý; chưa tạo cơ hội cho trẻ chủ động khám phá nội dung bài học.

Như vậy qua điều tra thực tiễn, người nghiên cứu nhận thấy hầu hết trong các giờ học ở trường mầm non nói chung và giờ học cho trẻ khám phá MTXQ nói riêng, GV thường sử dụng các phương pháp truyền thống là chủ yếu. Một số GV cũng đã quan tâm, vận dụng các PPDH hiện đại song mức độ sử dụng chưa cao, chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn.

Nhận xét qua NCTL và QS, dự giờ:

Thông qua nghiên cứu giáo án kết hợp ,QS, dự giờ các tiết học ở trường mầm non, người nghiên cứu nhận thấy hiệu quả của tiết học cho trẻ KPKH về MTXQ chưa cao chủ yếu là do hạn chế ở cách tổ chức hoạt động của GV. GV còn có ít sự đầu tư trong việc chuẩn bị và thiết kế bài học. Việc soạn giáo án còn mang tính hình thức. Một số GV chưa thực sự quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu, xây dựng nội dung tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ cho phù hợp với nhu cầu và khả năng của trẻ dẫn tới nội dung bài học thiếu sinh động, hấp dẫn, ít thu hút hứng thú của trẻ. Trong giáo án, một số GV có đề cập đến vấn

37

đề phát huy TTC của trẻ thông qua việc để trẻ tự cảm nhận đối tượng trước khi hướng dẫn trẻ QS nhưng trong tiến trình bài dạy GV lại không huy động, không liên hệ được giữa vốn hiểu biết của trẻ với kiến thức mới về đối tượng cần khám phá. Nghiên cứu bài dạy và trao đổi trực tiếp với GV cho thấy nhiều GV không hề có ý tưởng liên hệ hay mở rộng hiểu biết cho trẻ về đối tượng. Ngoài ra, hệ thống câu hỏi được GV xây dựng nhằm mục đích khơi gợi, khuyến khích trẻ tự khám phá, trải nghiệm nhưng trên thực tế GV chỉ hướng dẫn trẻ trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của cô chứ không quan tâm tới việc hướng dẫn trẻ phát hiện và giải quyết các vấn đề.

Trong các tiết học, vai trò trung tâm của các hoạt động vẫn tập trung vào GV; trẻ chủ yếu tập trung lắng nghe những điều GV đã nói, đã làm rồi cố ghi nhớ, bắt chước, làm theo. Mức độ tham gia của trẻ (nếu có) là trả lời các câu hỏi GV đặt ra. Tiêu chí đánh giá của GV chỉ là trẻ ghi nhớ kiến thức ở cuối bài học. Phần lớn GV bỏ qua việc giúp trẻ trao đổi thông tin và hầu như ít quan tâm đến hứng thú của trẻ. Vì thế trẻ cũng ít có cơ hội được tự tìm hiểu, được liên kết vốn hiểu biết của bản thân với các tình huống trong cuộc sống hàng ngày. Điều này khiến trẻ tiếp thu kiến thức một cách thụ động, chủ yếu chỉ nghe giảng, ghi nhớ, bắt trước và làm theo sự hướng dẫn của GV.

2.5.2. Tổ chức tiết học cho trẻ KPKH về MTXQ với việc đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học theo hướng phát huy TTC của trẻ

Nhận xét qua phiếu điều tra:

- Đánh giá của GV về sự cần thiết phải đổi mới dạy học (theo hướng phát huy TTC của trẻ): kết quả điều tra (câu hỏi 4) cho thấy 100% GV đồng ý rằng việc đổi mới tổ chức tiết học cho trẻ KPKH về MTXQ theo hướng phát huy

TTC của trẻ là rất cần thiết. Kết hợp phỏng vấn GV, người nghiên cứu nhận

thấy hầu hết GV đều nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới về PPDH. Tuy nhiên, nhận thức của GV về dạy học tích cực và những biểu hiện TTCNT của trẻ trong khám phá MTXQ còn hạn chế dẫn tới việc áp dụng đổi mới trên thực tế còn chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

- Nhận thức của GV về biểu hiện TTCNT của trẻ và việc dạy học theo hướng phát huy TTC của trẻ (câu 5, 6):

38

Biểu đồ 2.1: Nhận thức của GV về biểu hiện TTC của trẻ

Chú thích:

1: Ngoan ngoãn, chăm chú lắng nghe cô giảng bài và giao nhiệm vụ 2: Hăng hái tham gia phát biểu ý kiến

3: Luôn đặt ra câu hỏi

4: Chú ý quan sát các sự vật, hiện tượng xung quanh rồi đưa ra những thắc mắc liên quan tới bài học

5: Thực hiện đúng các yêu cầu của cô giáo

6: Tiếp tục tham gia thảo luận, bổ sung ý kiến của bạn

7: Có khả năng vận dụng những kiến thức và xử lý tình huống mới Nhận xét:

Biểu đồ trên cho thấy nhiều GV đã có những hiểu biết nhất định về TTC và

biểu hiện của TTC, tuy vậy sự hiểu biết của GV còn chưa sâu sắc. Đa số GV thường đánh giá biểu hiện TTC của trẻ ở những biểu hiện bên ngoài, như: những trẻ hái giơ tay, hay nói, nhanh nhẹn, phản xạ nhanh với câu hỏi của GV… thì trẻ đó tích cực. Điều này được thể hiện rõ qua biểu đồ trên. Trong số những mô tả về biểu hiện của TTC thì kết quả lựa chọn cho các ý kiến: trẻ

Biểu hiện TTC Ý kiến

39

hăng hái tham gia phát biểu ý kiến (73%); ngoan ngoãn, chăm chú lắng nghe cô giảng (62%). Những biểu hiện này thường dễ thấy và khá phổ biến. Qua QS và điều tra thực tiễn giảng dạy, người nghiên cứu nhận thấy trong giờ học có nhiều trẻ giơ tay ngay cả khi cô giáo chưa đặt câu hỏi xong. Tuy nhiên, khi đứng lên thì trẻ không trả lời được hoặc trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi. Có thể giải thích hiện tượng này là do trẻ quá nôn nóng tham gia vào hoạt động nhằm khẳng định mình trong tập thể, hay với mong muốn được cô khen ngợi và quan tâm. Do vậy, trẻ đã bỏ lỡ các thao tác tư duy như lắng nghe câu hỏi, phân tích nhiệm vụ trước khi trả lời hoặc thực hành. Vì thế, chỉ qua những biểu hiện bề ngoài để đánh giá TTC của trẻ thì chưa chính xác, cần phải kết hợp với những biểu hiện khác, đặc biệt là biểu hiện của hoạt động tư duy hoặc những yêu cầu phụ kèm theo (như phát biểu đúng trọng tâm, thực hành đúng kĩ năng…) thì mới có thể đánh giá trẻ có tích cực hay không.

Những biểu hiện bên trong của TTCNT của trẻ cũng được GV quan tâm

Một phần của tài liệu Tổ chức tiết học cho trẻ 4 5 tuổi khám phá khoa học về môi trường xung quanh (loại tiết hình thành biểu tượng) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)