Ngữ âm tiếng Việt

Một phần của tài liệu Phương pháp nâng cao chất lượng tiếng nói có nhiễu dùng học máy thống kê bằng mô hình pha trộn Gaussian (LV thạc sĩ) (Trang 50 - 53)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.Ngữ âm tiếng Việt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

hơn 90 triệu người Việt sử dụng hàng ngày. Khoảng hơn 3 triệu người Việt ở nước ngoài cũng thường xuyên sử dụng tiếng Việt.

Tóm tắt về ngữ âm tiếng Việt được trình bày dưới đây được tham khảo từ nghiên cứu của Đoàn Thiện Thuật [2] và Hoàng Phê [1].

a. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt

Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn âm có thanh điệu điển hình [2]. Tổng số âm tiết (syllable) có thể phát âm trong tiếng Việt là khoảng 19.000 tuy nhiên chỉ có khoảng 7000 âm tiết được sử dụng và giảm xuống 1200 âm tiết nếu bỏ qua sự khác biệt về thanh điệu (tone). Cấu trúc âm tiết tiếng Việt được mô tả trong hình 3.1. Mỗi âm tiết được xem là một tổ hợp của phần đầu (initial), phần vần (final) và thanh điệu. Có 22 phần đầu, 155 phần vần và 6 thanh điệu trong tiếng Việt [23, 24].

Phần đầu thông thường là phụ âm (consonant), nhưng cũng có thể bị khuyết trong một số âm tiết. Phần vần có thể phân tách thành ba thành phần, bao gồm đầu vần (onset), nhân âm tiết (nucleus), và đuôi vần (coda). Phần đầu vần và đuôi vần có thể không tồn tại với một số âm tiết còn nhân âm tiết là thành phần chính của mọi âm tiết. Nhân âm tiết có thể là một nguyên âm (vowel) hoặc một nguyên âm đôi (diphthong). Đuôi vần có thể là một phụ âm hoặc một bán nguyên âm (semi-vowel). Có tất cả một phần đầu vần, 16 nhân âm tiết, và 8 đuôi vần trong tiếng Việt.

b. Thanh điệu tiếng Việt

Thanh điệu là một thành phần siêu phân đoạn (super-segmental) tồn tại duy nhất trong các ngôn ngữ có thanh điệu. Có sáu thanh điệu phân biệt trong tiếng Việt như trong bảng 3.2 và hình 3.1. Mỗi thanh điệu có một đường tần số cơ bản (F0) xác định.

Trong tiếng Việt, có hai loại âm tiết được phân biệt là âm đóng và âm mở. Âm tiết đóng kết thúc với các đuôi vần /p/, /t/, /k/ chỉ có thể kết hợp với

các thanh sắc và nặng trong khi âm tiết mở và các âm tiết đóng khác có thể kết hợp với tất cả sáu thanh điệu để cấu thành một âm tiết có thanh có nghĩa.

Hình 3.1: Đường F0 sáu thanh điệu tiếng Việt theo, dấu ? ở thanh ngã chỉ ra rằng đường F0 của thanh ngã không thống nhất giữa các mẫu ở vùng giữa.

Bảng 3.1: Cấu trúc âm tiết tiếng Việt Thanh điệu

Phần đầu âm tiết Phần vần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.2: Sáu thanh điệu tiếng Việt

Số thứ tự thanh Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh

1 Ngang Level 2 Huyền Falling 3 Ngã Broken 4 Hỏi Curve 5 Sắc Rising 6 Nặng Drop

Một phần của tài liệu Phương pháp nâng cao chất lượng tiếng nói có nhiễu dùng học máy thống kê bằng mô hình pha trộn Gaussian (LV thạc sĩ) (Trang 50 - 53)