Môi trường chính sách

Một phần của tài liệu Bất bình đẳng phân phối thu nhập trong sự phát triển kinh tế việt nam ( 2013 ) (Trang 29 - 30)

8 TS Lê Quốc Hội, “Vấn đề phát triển kinh tế và bất bình đẳng tại Việt Nam”,

2.3.5. Môi trường chính sách

Trong thị trường, sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có nguồn gốc thu nhập từ lao động, thu nhập từ tài sản, thu nhập từ kinh doanh. Ngoài ra, còn phải kể đến nguyên nhân từ phía chính phủ trong việc thiết lập cơ chế để chuyển giao phần thu nhập từ nhóm người giàu sang nhóm người nghèo.

Chính sách xóa đói giảm nghèo còn nhiều hạn. Tuy chúng ta đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, nhưng chưa thực sự cân đối với khả năng của ngân sách nhà nước, do đó ít nhiều đã tạo áp lực trong việc bố trí dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Các chính sách, dự án chưa tạo được sự gắn kết chung trong giảm nghèo, thiếu đi sự liên kết, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng và còn có sự chồng chéo như Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và các chương trình hỗ trợ giảm nghèo khác như Chương trình 135 giai đoạn II, Nghị quyết 30a... Các chính sách hỗ trợ người nghèo của các chương trình giảm nghèo chưa coi trọng chính sách hỗ trợ người nghèo việc đa dạng hóa sinh kế. Chưa có chính sách khuyến khích và hỗ trợ người nghèo, cận nghèo, để giúp họ chủ động vươn lên thoát nghèo, làm giàu. Một số chính sách ban hành mang tính ngắn hạn, tình thế, nên chưa tập trung đúng mức vào giải quyết nguyên nhân của đói nghèo. Các chính sách cũng chưa thật sự hướng vào mục tiêu nâng cao năng lực thị trường cho người nghèo và hỗ trợ họ tiếp cận thị trường, mà còn mang nặng tính bao cấp nên phát sinh tư tưởng ỷ lại của các cấp cũng như của người nghèo, tạo ra xu hướng nhiều địa phương, hộ dân muốn được vào danh sách nghèo để được trợ giúp. Các chính sách hỗ trợ nhóm hộ cận nghèo chưa được quan tâm đúng mức, nên có sự mất công bằng giữa những hộ nghèo và cận nghèo, tạo ra tâm lý bức xúc của nhóm hộ cận nghèo khi đời sống của họ lại trở nên khó khăn hơn những hộ nghèo sau khi được chương trình giảm nghèo hỗ trợ. Hơn nữa, do thủ tục hành chính phức tạp, phiền hà, hệ thống cung cấp dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu hoặc phát sinh nhiều chi phí vượt quá khả năng thanh toán của người nghèo... nên người nghèo vẫn khó tiếp cận với các dịch vụ như: y tế, giáo dục, dạy nghề, khuyến nông, nhà ở, trợ giúp pháp lý... cũng như các dịch vụ an sinh xã hội khác.

Thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam còn nhiều bất cập và phi lý. Luật Thuế thu nhập cá nhân vẫn "nặng" về thu đồng đều, chưa đánh vào đối tượng thu nhập cao để đảm bảo tiết giảm tiêu dùng xa xỉ, đảm bảo công bằng xã hội và đảm bảo tăng thu ngân sách. Thuế chưa đánh đúng đối tượng có thu nhập cao thực sự và vẫn nặng thuu bình quân của những người ăn lương nhà nước và những người có sổ lương. Thế còn những người có thu nhập cao khác chưa được bao quát hết như: thu nhập cao do hoa hồng hoặc do những khoản không trình bày trong các sổ sách thì vẫn bị bỏ trống. trong vấn đề đánh tính thuế, hoàn thuế để đảm bảo thu đúng, thu

đủ, thu không oan đối với những người thu nhập, nhất là những công chức bình thường thì đây là bất cập trong ngành thuế mà vẫn chưa có hướng sửa đổi.

Ngoài ra chúng ta còn phải kể đến những bất cập trong chính sách giáo dục, chính sách an sinh xã hôi đã ảnh hưởng ít nhiều đến sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trong quá trình đổi mới kinh tế, nhiều vấn đề an sinh xã hội bức xúc, mới phát sinh chưa được giải đáp một cách toàn diện cả về lý luận và thực tiễn. Hệ thống chính sách, luật pháp về an sinh xã hội theo mô hình hiện nay không theo kịp với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và tiến trình hội nhập quốc tế. Sự phân hóa nhanh, mạnh trong nền kinh tế thị trường, đã làm cho các nhóm xã hội yếu thế ngày càng trở nên yếu thế hơn và dễ bị tổn thương hơn do hạn chế về khả năng cạnh tranh, khả năng phòng ngừa rủi ro trên thương trường. Các dòng di chuyển việc làm, di chuyển lao động diễn ra với cường độ ngày càng mạnh, tạo áp lực lớn cho việc bảo đảm quyền và cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, quyền thụ hưởng các chính sách an sinh của các nhóm dân cư dễ bị tổn thương. Mức đóng, mức hưởng bảo hiểm xã hội còn chưa hợp lý, chưa bảo đảm cuộc sống cho các đối tượng thụ hưởng. Mức độ bền vững về tài chính, tính liên kết giữa các chế độ, chính sách an sinh xã hội còn nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu Bất bình đẳng phân phối thu nhập trong sự phát triển kinh tế việt nam ( 2013 ) (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w