Phương pháp theo TCVN

Một phần của tài liệu Bài giảng vật liệu xây dựng chương IV TS nguyễn quang phú (Trang 26 - 29)

Bước 1:

Chọn Dmax, kiểm tra Dmax; nếu Dmax > [Dmax] thì phải loại bỏ các hạt lớn.

Chọn độ lưu động (Sn) hoặc độ cứng (ĐC) của hỗn hợp bê tông: Căn cứ vào đặc điểm kết cấu và điều kiện thi công, tra bảng 5-11, 5-12 trang 169 GT VLXD.

Xác định lượng nước (Nlt): Tra bảng 5-32 trang 210. Lượng nước dùng N=ƒ(Snyc; Dmax; Loại đá; Mđl; Loại xi măng).

Bước 2:

Tính tỷ lệ X/N (cth Bôlômây-Skramtaep):

Rb28 = A.Rx(X/N - 0.5) – Đối với bê tông dẻo Rb28 = A1.Rx(X/N + 0.5) – Đối với bê tông cứng khô A và A1tra bảng 5-18 trang 184 GT VLXD.

Thiết kế TPBT theo TCVN – PP tính toán + TNo

Riêng với bê tông thủy công phải tra thêm bảng 5-21 (tỷ lệ N/X đảm bảo tính bền của bê tông) sau đó chọn trị số nhỏ hơn.

Bước 3:

Tính lượng XM: X = N*(X/N). So sánh lượng X tính được với lượng xi măng tối thiểu tra ở bảng 5-34 (dùng cho BT thường), 5-35 (dùng cho bê tông có yêu cầu chống thấm cao), sau đó chọn trị số lớn hơn.

Bước 4:

Xác định lượng cát, đá theo nguyên tắc thể tích tuyệt đối:

Coi hỗn hợp bê tông tươi không có lỗ rỗng chỉ có N, X, C, Đ

⇒Vobtươi = Vabtươi = VaX + VaN + VaC + VaĐ

Nếu tính cho 1m3 bê tông tươi ta có:

Thiết kế TPBT theo TCVN – PP tính toán + TNo

Để bê tông tươi không có lỗ rỗng thì coi hỗn hợp X, N, C (Vữa XM-C) có hai tác dụng: + Lấp đầy lỗ rỗng giữa các hạt cốt liệu lớn

+ Bao quanh mặt ngoài các hạt cốt liệu lớn

⇒VaX + VaN + VaC = VrĐ × α = α × rĐ × Đk/γoĐ (2)

Trong đó: α là hệ số tăng lượng vữa; tra bảng 5-36 hoặc biểu đồ hình 5-41.

Từ (1) và (2) ta có:

=> Đk = 1000/(1/γaĐ + α × rĐ/γokĐ)

=> CK=[1000 - (X/γaX + N + Đk/γaĐ)] × γaC

Một phần của tài liệu Bài giảng vật liệu xây dựng chương IV TS nguyễn quang phú (Trang 26 - 29)