Một số kiến nghị để mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của Công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (Trang 124 - 128)

Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân tạo nên những thuận lợi, khó khăn và những tồn tại. Từ đó có những biện pháp hạn chế những tồn tại, tháo gỡ khó khăn, khai thác triệt để các thuận lợi. Có thể đƣa ra một số kiến nghị nhằm mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

a. Kiến nghị với Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) và Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vinatas)

* Kiến nghị với Tập đoàn Dệt may Việt Nam

- Thứ nhất: Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG là một thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, có nhiều điểm yếu trong đó điểm yếu nhất của công ty là vốn. Vì thế Tập đoàn có thể giúp công ty mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm bằng việc cho vay thêm vốn để công ty có thể đầu tƣ mở rộng quy mô sản xuất, mua sắm trang thiết bị,… Chú trọng tới việc xây dựng TNG thành một công ty thời trang chuyên sản xuất hàng xuất khẩu.

- Thứ hai:Tập đoàn cũng có thể hỗ trợ, tạo điều kiện ƣu tiên cho công ty khi tham gia vào gian hàng của Tập đoàn tại VietHouse tại San Francisco.

- Thứ ba: Gắn việc quảng bá hình ảnh Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG với thƣơng hiệu, hình ảnh của Tập đoàn thông qua các show diễn thời trang đặc biệt tại Hoa Kỳ.

* Kiến nghị với Hiệp hội Dệt may Việt Nam

- Thứ nhất: Hiệp hội cần xúc tiến công tác xây dựng các công ty cung cấp nguồn nguyên liệu thật tốt tại chính Việt Nam với giá cả hợp lý. Đồng thời cần cung cấp các thông tin về thị trƣờng và nhu cầu khách hàng để công ty có thể dễ dàng cập nhật và ít tốn chi phí cho hoạt động này.

- Thứ hai:Hiệp hội cần có các hoạt động giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc thiết lập các mối làm ăn trực tiếp vì hiện tai hầu nhƣ các công ty Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG nói riêng chƣa có nhiều sản phẩm mang thƣơng hiệu Việt cạnh tranh trên thị trƣờng Mỹ do không đủ sức về tài chính. Hình thức chủ yếu hiện nay là gia công xuất khẩu, số ít là bán giá giao lên tàu FOB (Free on board).

- Thứ ba:Cần phát huy chức năng của hiệp hội là bổ trợ và bảo vệ các công ty May Việt Nam chống lại sự cạnh tranh và các thủ đoạn cạnh tranh của các đối thủ.

b. Kiến nghị với Nhà nước

- Thứ nhất:Nhà nƣớc cần tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho doanh nghiệp Các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay có nhu cầu về đổi mới công nghệ rất cao, vì thế đòi hỏi một lƣợng vốn khá nhiều để có thể tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm của mình trên thị trƣờng thế giới. Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp với lãi xuất ƣu đãi do thời gian thu hồi vốn của các doanh nghiệp kéo dài. Nhà nƣớc cấp đủ vốn lƣu động định mức cho các doanh nghiệp dệt may bằng ngân sách nhà nƣớc. Trong thời gian này nên cho phép các doanh nghiệp đƣợc giữ lại lợi nhuận sau thuế để đầu tƣ phát triển.

- Thứ hai:Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý xuất khẩu

Thủ tục hành chính trong hoạt động quản lý xuất khẩu có ảnh hƣởng khá nhiều tới hoạt động xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp. Bởi vì hàng may mặc có tính thời vụ cao đòi hỏi thời gian giao hàng phải rất chính xác với hợp đồng. Nhƣng các thủ tục kiểm tra hải quan của ta còn rất rƣờm rà và gây chậm trễ trong việc xuất khẩu cho khách hàng. Các doanh nghiệp bị chậm tiến độ nên giao hàng chậm, gây thiệt hại kinh tế và mất uy tín đối với khách hàng. Kiến nghị với nhà nƣớc cần giải quyết các vấn đề nhƣ:

Chúng ta phải thực hiện cải cách hành chính, kiện toàn bộ máy theo hƣớng gọn nhẹ có hiệu lực, thực hiện nguyên tắc quản lý "một cửa" cho các hoạt động xuất nhập khẩu, khắc phục sự chồng chéo, phiền hà, đùn đẩy trong thủ tục hành chính. Trƣớc hết nhà nƣớc cần hiện đại hoá ngành hải quan, hàng năm nên tổ chức các khoá huấn luyện và bồi dƣỡng nghiệp vụ hải quan nhƣ: luật vận tải quốc tế, luật thuế, ngoại ngữ...

Hiện đại hoá, tin học hoá ngành hải quan, đồng thời đào tạo cho các cán bộ hải quan qua các lớp huấn luyện về luật vận tải quốc tế, thuế, ngoại ngữ,… Nhƣ thế các thủ tục hải quan sẽ diễn ra nhanh chóng, hoạt động xuất khẩu hàng hoá cũng đƣợc đẩy mạnh.

- Thứ ba: Đầu tƣ xây dựng các nhà máy chế biến nguyên phụ liệu phục vụ ngành Dệt may

Nguyên liệu đóng một vai trò rất quan trọng đối với ngành may. Chất lƣợng của nguyên liệu quyết định tới chất lƣợng sản phẩm may. Đồng thời sản phẩm có đa dạng phong phú hay không là phụ thuộc một phần vào các loại vải có đáp ứng đƣợc yêu cầu thiết kế hay không.

Hiện nay công ty đang phải nhập hầu hết các loại vải và phụ liệu để phục vụ sản xuất, lý do là chất lƣợng vải trong nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng nƣớc ngoài. Nhƣ vậy công ty vẫn chƣa chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Muốn mở rộng thị trƣờng công ty phải có đủ nguyên liệu để dự trữ cho sản xuất đồng thời cũng phải dự trữ thành phẩm để bán trực tiếp trên các thị trƣờng.

Nhà nƣớc cần có chính sách đầu tƣ xây dựng các nhà máy chế biến nguyên phụ liệu cho ngành dệt may Việt Nam. Nhƣ thế chúng ta có thể tiết kiệm đƣợc các loại chi phí, góp phần tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm. Hiện nay Trung Quốc đang có ƣu thế rất lớn so với các doanh nghiệp Việt Nam do họ có các nguồn cung cấp nguyên phụ liệu tại chỗ nên đã tận dụng ƣu thế đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình. Vì thế không những nƣớc này trở thành một trong những nƣớc có sản lƣợng xuất khẩu lớn mà còn là nguồn cung nguyên vật liệu rất lớn cho ngành dệt may thế giới. Đây chính là một bài học mà chúng ta cần học tập trong việc tận dụng các nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm nói riêng và cho toàn ngành dệt may nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG năm 2010, năm 2011, năm 2012.

2. Báo cáo thƣờng niên Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG năm 2010, năm 2011.

3. Hoàng Đức Thân - Đặng Đình Đào (2011), Kinh tế thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.

4. Hoàng Minh Đƣờng - Nguyễn Thừa Lộc (2006), Quản trị doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản Lao động Xã hội.

5. Khoa Khoa học quản lý, Đại học kinh tế quốc dân (2006), Giáo trình Quản trị học, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

6. Khoa Luật (Trung tâm bồi dƣỡng và tƣ vấn pháp luật), Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân (2006), Những văn bản pháp luật kinh tế, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội.

7. Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Thƣơng mại năm 2005

8. Ngô Kim Thanh (2011), Quản trị Chiến lược, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân 9. Nguyễn Bách Khoa, Nguyễn Hoàng Long (2005), Marketing Thương mại, Nhà

xuất bản Thống kê.

10. Nguyễn Tấn Bình (2001), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

11. Phạm Thị Huyền - Trƣơng Đình Chiến (2012), Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

12. Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lƣợc phát triển ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành ngày 10 tháng 03 năm 2008.

13. Quyết định số 429/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tƣ phát triển 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 04 năm 2012.

14. Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020, Bộ Công Thƣơng ban hành ngày 19 tháng 11 năm 2008.

15. Trần Minh Đạo (2011), Marketing căn bản, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 16. Vũ Cao Đàm (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản

Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 17. Các trang Web tham khảo:

http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/nhung-van-de-ly-luan-co-ban-ve-hoat- dong-tieu-thu-san-pham-trong-doanh-nghiep.html

http://www.chinhphu.vn

www.vietnamtextile.org.vn (Hiệp hội Dệt May Việt Nam)

http://www.vinatex.com http://phuthinhnb.com

http://www.tng.vn (Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG) http://www.vietrade.gov.vn (Cục xúc tiến Thƣơng Mại)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (Trang 124 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)