Hệ thống P2P subsystem sử dụng giao thức Chord và việc mã hóa cho mạng chia sẻ tệp do Chord tự mã hóa. Các công việc cần thiết để hiện thực hóa ứng dụng theo mô hình Shared Cache Folder là:
- Xây dựng module P2P sử dụng giao thức Chord với các tính năng chia sẻ tệp cơ bản như: tìm kiếm, tải tệp từ hệ thống, đẩy tệp lên hệ thống.
- Module Cache được cài đặt tại mỗi client: Lưu nội dung, thông tin về các tệp tin chia sẻ của client đó, thông tin về tài khoản người dùng, đồng thời trả lời về dữ liệu hiện tại của nó giúp việc truy vấn thông tin nhanh và chính xác hơn.
- Server: cài đặt module Data Instruction Suggestor để hướng dẫn dữ liệu cho client khi cần thiết, server chỉ đáp ứng tệp tin cho client khi tệp tin đó không được chia sẻ trong hệ thống P2P, như vậy giải quyết được vấn đề giảm tải ở server.
Từ việc phân tích chi tiết ở trên cho thấy ứng dụng chia sẻ tệp tin theo mô hình Shared Cache Folder là có thể thực hiện được, đáp ứng yêu cầu đề ra.
52
KẾT LUẬN Kết quả đạt được
Với mục đích của luận văn là tìm hiểu việc kết hợp giữa mô hình Client/Server và P2P để phát triển ứng dụng phân tán, luận văn đã đạt được những kết quả nhất định như sau:
Đã trình bày lý thuyết tìm hiểu về một số mô hình mạng cơ bản: Mô hình C-S, mô hình P2P…Trên cơ sở nghiên cứu ưu điểm, nhược điểm của từng mô hình, dẫn đến yêu cầu cải thiện, nâng cao hiệu suất của các mô hình. Một số mô hình mới như mô hình bộ nhớ đệm, mô hình Local Proxy…Trong luận văn này, đã trình bày tổng quát về mô hình chia sẻ bộ nhớ đệm, tiến đến phân tích một số chức năng cơ bản của hệ thống chia sẻ tệp theo mô hình đó.
Với cách tiếp cận này đạt được một số ưu điểm sau:
- Giữ lại được sự đơn giản trong thiết kế của mô hình C-S.
- Áp dụng mô hình P2P để cải thiện hiệu suất và khả năng mở rộng của ứng dụng. Công việc của server được đưa đến cho các node trong hệ thống. Khắc phục được nhược điểm khả năng mở rộng yếu của mô hình C-S.
Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn bộc lộ hạn chế như:
- Trường hợp không tìm thấy tệp tin trong cache cục bộ cũng như cache của các node trong mạng P2P, client vẫn phải gửi yêu cầu tới server, điều này làm cho tính co giãn của hệ thống không được đảm bảo.
- Việc vẫn còn server trung tâm khiến cho ứng dụng không giải quyết được triệt để vấn đề “nút cổ chai” tại server.
Trong phần dự kiến cài đặt, đã đưa ra và phân tích thiết kế một số chức năng cơ bản nhất của ứng dụng chia sẻ tệp dựa trên mô hình Shared Cache.
Hướng phát triển
- Cài đặt thử nghiệm ứng dụng chia sẻ tệp tin theo mô hình Shared Cache Folder như đã trình bày trong chương 3.
- Áp dụng phương pháp này cho các ứng dụng khác với các loại thông tin trao đổi khác nhau như: audio, video, raw và một số thông tin khác.
53
Mặc dù đã cố gắng nhưng do hiểu biết còn hạn hẹp nên luận văn không tránh khỏi còn những thiếu sót. Rất mong được tiếp nhận sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô và bạn bè để luận văn được hoàn thiện, có thể áp dụng vào thực tế.
54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. S. A. Baset, H. G. Schulzrinne, 2006. An Analysis of the Skype Peer-to- Peer Internet Telephony Protocol. INFOCOM 2006
[2].Lua, E. K., Crowcroft, J., Pias, M., Sharma, R., Lim, S., & Lim, S. (2005) A Survey and Comparison of Peer-to-Peer Overlay Network Schemes. Communications Surveys & Tutorials, IEEE, 72--93
[3]. Khoa CNTT, Distributed Hash Table (DHT) và Chord, Đại học SPKT Hưng Yên.
[4]. http://vi.wikipedia.org/wiki/Client-server [5]. http://en.wikipedia.org/wiki/File_sharing
[6]. http://en.wikipedia.org/wiki/Peer-to-peer_file_sharing
[7]. Luong Quy Tho, Ha Quoc Trung, 2013. P2P shared-caching model: using P2P to improve client-server application performance.
[8]. Ha Quoc Trung. Distributed software distribution solution using p2p. Journal of Science Technology, Technical Universities, (ISSN 0868-3980), (78):6–10, 2010.
[9]. Ha Quoc Trung. New approach to develop the messenger application: From client-server design to p2p implementation. In Proceedings of International Conference of Advanced Computer Science Information Technology (ACSIT-2012), 2012
[10]. Nguyen Quang Thu. Study of distributed replication: design a messenger application using local proxy model. Master’s thesis, Hanoi University of Science and Technology, 4 2013.
[11]. http://pdos.csail.mit.edu/papers/chord:sigcomm01/chord_sigcomm.pdf [12] I. Stoica, R. Morris, D. Karger, M.F. Kaashoek, H. Balakrisnan, “Chord: A Scalable peer-to-peer lookup service for Internet applications”, In Proceedings of ACM SIGCOMM’01, August 2001