2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.4. Kết quả thực nghiệm
3.4.1. Chương trình
Hình 3.4. Giao diện chính của chương trình
Hình 3.5. Giao diện chức năng Waterfall
Hình 3.6. Giao diện chức năngđẩy nhanh tiến độ Waterfall
Hình 3.7. Giao diện chức năng Scrum
Hình 3.8. Giao diện chức năng đẩy nhanh tiến độ Scrum
3.4.2. Kết quả thực nghiệm chương trình
Đối với các dự án thực hiện theo Waterfall:
Đội dự án A, sau khi thực hiện xong các dự án, dữ liệu về thời gian thực hiện dự án được lưu trữ lại và xử lý. Bảng 3.4 cho thấy kết quả xử lý mẫu thu thập dữ liệu thực nghiệm:
Giai đoạn Thời gian MIN Thời gian MAX Tỷ lệ % Công việc 1 3 9 12.63 Công việc 2 2 8 10.53 Công việc 3 3 7 10.53 Công việc 4 2 9 11.58 Công việc 5 4 10 14.74 Công việc 6 7 15 23.16 Công việc 7 4 12 16.84 Bảng 3.4. Kết quả xử lý mẫu thu thập dữ liệu thực nghiệm
Đội dự án X, nhận được một đơn hàng có yêu cầu:
o Tên dự án: A
o Sốlượng module: 8
o Thời gian thực hiện: 70 ngày
o Chi phí dự án: 700.000.000
o Chi phí đẩy nhanh: 5.000.000/Ngày Các vấn đềđược đặt ra:
- Tỉ lệ hoàn thành dựán A theo đúng thời gian yêu cầu là bao nhiêu? - Xác định đường găng của dự án?
- Thời gian bắt đầu từng công việc sớm nhất là bao lâu? - Thời gian kết thúc từng công việc sớm nhất là bao lâu?
- Đẩy nhanh tiến độ dự án, Tỉ lệ hoàn thành dự án là bao nhiêu, chi phí như thế nào?
Sử dụng chương trình để giải quyết các vấn đề quan tâm.
Hình 3.9. Kết quả thực nghiệm chức năng Waterfall
• Tỉ lệ hoàn thành dựán A theo đúng thời gian yêu cầu là 92,99%. • Thời gian bắt đầu từng công việc sớm nhất (với công việc 1): 0 ngày. • Thời gian kết thúc từng công việc sớm nhất (với công việc 1): hơn 7
ngày.
Hình 3.10. Kết quả thực nghiệm chức năng đẩy nhanh tiến độ Waterfall
- Đẩy nhanh tiến độ dự án thì tỉ lệ hoàn thành dự án là 24,26%. Như vậy với tỉ lệ hoàn thành dự án quá thấp, chúng ta không nên đẩy nhanh tiến độ dự án (hoặc chúng ta có thể chọn đẩy nhanh ngày khác).
Đối với các dự án thực hiện theo mô hình Scrum
Việc thực hiện dự án theo mô hình Scrum, đ ội dự án cần thu thập dữ liệu về thời gian thực hiện các Task và xác định được thời gian thực hiện Sprint tiếp theo. Mặt khác, việc phát triển phần mềm theo mô hình Scrum còn quan tâm tới khối lượng công việc còn lại nên việc dựđoán được khối lượng công việc khi nhận được bản yêu cầu của khách hàng là cần thiết.
Thực nghiệm:
o Tên dự án: B
o Tổ chức dự án: C
o Module: 6
o Các bên tham gia: 8 bên
o Sốlượng Tasks: 60
o Các công việc Task diễn ra: Min 0,5 ngày, Medium: 2 ngày, Max: 10 ngày
o Thời gian dự kiến: 4,5 tháng = 135 ngày
o Thời gian thực tế: 10 tháng = 300 ngày
o Sốlượng Sprint dự kiến: 12
o Sốlượng Sprint thực tế: 18
- Tỉ lệ hoàn thành dự án theo số liệu dự kiến
- Tỉ lệ hoàn thành dự án theo số liệu thực tế
Hình 3.12. Kết quả thực nghiệm chức năng Scrum thực tế
Hình 3.13. Kết quảđẩy nhanh tiến độ Scrum
3.5. Nhận xét và đánh giá
Qua thử nghiệm áp dụng phương pháp Pert - BCPM trong lập lịch dự án, ta thấy:
o Việc đề xuất ý tưởng kết hợp Pert và BCPM cho ta kết quả có giá trị xác suất thấp hơn, thời gian cần thiết cho một dự án nhiều hơn. Nhưng như vậy sẽđảm bảo sự thành công cho dự án.
lượng của máy tính.
o Phương pháp này đưa ra một giải pháp tốt phục vụ cho việc đưa ra quyết định đẩy nhanh tiến độ dự án mà không gặp phải sai lầm khi ước lượng sai khoảng thời gian tiến hành dự án.
3.6. Kết chương
Chương 3 đã trình bày được:
o Đặt vấn đề phải hiểu rõ lập lịch dự án là làm gì?
o Xây dựng mạng Bayes bằng công cụ GeNIE.
o Mô tả dữ liệu thực nghiệm
Đối với các dự án thực hiện theo mô hình thác nước:
Dữ liệu cần thiết để đưa vào xử lý cũng như để thử nghiệm đánh giá kết quả sau khi thực hiện thuật toán cần được thống nhất. Ngoài ra, theo những gì đư ợc tìm hiểu, cũng như áp dụng một số mô hình phát triển phần mềm, thì mỗi dự án sẽ được chia ra làm 7 công việc chính.
Đối với các dự án thực hiện theo mô hình Scrum:
Theo Scrum, một dự án sẽ được chia làm nhiều Sprint trong quá trình thực hiện dự án. Sprint là một khung thời gian có thời gian một tháng hoặc ngắn hơn. Sprint có thời gian nhất quán trong suốt quá trình phát triển. Như vậy, từ một kế hoạch dự án ban đầu, ta có thể dự đoán được số lượng Sprint trong quá trình thực hiện dự án cũng như thời gian từng Sprint.
o Kết quả thực nghiệm:
Chương trình cho ta thấy được tỷ lệ thời gian từng công việc, thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc sớm nhất của từng công việc theo phương pháp Pert – BCPM và Bayes.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A. Kết luận:
Qua thời gian làm việc, với sự nỗ lực của bản thân và được sựhướng dẫn tận tình của PGS.TS. Huỳnh Quyết Thắng, tôi đã cơ b ản hoàn thành Luận văn “Kỹ thuật lập lịch Dự án dựa trên hướng tiếp cận sử dụng mạng Bayes và công cụ SMILE” của mình.
Đềtài đã giải quyết được các vấn đề sau:
1. Trình bày các khái niệm, những phương pháp cơ bản giải quyết bài toán lập lịch trong quản lý dự án phần mềm.
2. Đưa ra khái niệm về mạng Bayes và công cụ Smile&GeNIe. Cài đặt và sử dụng công cụ GeNIe.
3. Tìm hiểu và phân tích phương pháp Bayesian Critical Path Method (sự kết hợp giữa BNS và CPM) và phương pháp Pert – BCPM. Qua đó đánh giá về hai phương pháp này trong vấn đề lập lịch dự án.
4. Tìm hiểu về giải thuật kết hợp phương pháp PERT - BCPM và lý thuyết Bayes vào bài toán quản lý tiến độ dự án. Từđó đưa ra nhận xét và đánh giá các kết quảđạt được.
Các kết quảchính đạt được trong đề tài:
1. Nghiên cứu về các phương pháp tiếp cận giải quyết bài toán lập lịch trong quản lý dự án phần mềm.
2. Ứng dụng mạng Bayes trong lập lịch dự án.
3. Tác giả đã đưa ra các bước cụ thể để thử nghiệm áp dụng phương pháp Pert –BCPM và lý thuyết Bayes trong lập lịch dự án sử dụng công cụ Smile&GeNIe.
Những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện đề tài:
Việc ứng dụng mạng Bayes và công cụ Smile&GeNIe để giải quyết bài tóan lập lịch hiện nay chưa được chú trọng.
Việc tìm hiểu và thử nghiệm phương pháp Pert –BCPM và lý thuyết Bayes trong lập lịch dự án sử dụng công cụ Smile&GeNIe ở Việt Nam chưa thu hút được giới nghiên cứu và chưa phổ biến.
Hướng giải quyết:
Cần phải chú trọng hơn nữa việc phân tích và thử nghiệm phương pháp Pert - BCPM và Bayes trong lập lịch dự án vì lập lịch dự án là một giai đoạn quan trọng của quản lý dự án phần mềm.
Cần phải tiếp tục tìm hiểu sâu hơn và phân tích rõ đư ợc ưu điểm của phương pháp Pert - BCPM và Bayes trong lập lịch dự án, từ đó sẽ thu hút được đông đảo các nhà nghiên cứu tham gia phát triển phương pháp này.
B. Kiến nghị:
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tác giả nhận thấy: hiện nay vấn đề kỹ thuật lập lịch dự án vẫn chưa thực sựđược đầu tư và quan tâm đúng mức. Hiện nay nước ta đang phát triển rất nhiều dự án phần mềm do đó việc áp dụng phương pháp Pert - BCPM trong lập lịch dự án sử dụng công cụ Smile&GeNIe chắc chắn sẽ giúp giảm công sức của cán bộđồng thời làm tăng chất lượng quản lý dự án phần mềm.
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, quản lý dự án phần mềm ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong các ngành nghề xã hội. Vậy ta cần phải nâng cao chất lượng của việc lập lịch dự án, cần phải nghiên cứu và tìm hiểu sâu sắc phương pháp Pert - BCPM và công cụ Smile&GeNIe.