Mô đun phân vùng đối tượng và các mô đun tương tác

Một phần của tài liệu Phân vùng đối tượng trên point cloud data (Trang 32)

2.3.1. Mô đun tìm kiếm lân cận

1. pcl::search::BruteForce< PointT >

Thực hiện một thuật toán tìm kiếm vét cạn đơn giản. Biểu đồ kế thừa:

Hình 2.15: Biểu đồ kế thừa lớp pcl::search::BruteForce< PointT >

Biểu đồ cộng tác:

2. pcl::search::FlannSearch< PointT, FlannDistance >

Lớp search::FlannSearch là một lớp FLANN cho giao diện tìm kiếm. Mặc định lớp này tạo ra một kd-tree đơn và đánh chỉ mục cho dữ liệu đầu vào. Với kích thước chiều cao (>10), tốt hơn nên sử dụng nhiều chỉ mục kd-tree ngẫu nhiên được cung cấp bởi FLANN kết hợp với khoảng cách flann::L2. Trong khi tìm kiếm trong các

loại chỉ mục này, số lượng kiểm tra để thực hiện trước khi kết thúc tìm kiếm có thể được kiểm soát. Ví dụ về tìm kiếm điểm cao 2-NN:

// Loại đặc trưng và khoảng cách

typedef SHOT352 FeatureT;

typedef flann::L2<float> DistanceT;

// Các loại tìm kiếm và chỉ mục

typedef search::FlannSearch<FeatureT, DistanceT> SearchT; typedef typename SearchT::FlannIndexCreatorPtr CreatorPtrT; typedef typename SearchT::KdTreeMultiIndexCreator IndexT;

typedef typename SearchT::PointRepresentationPtr RepresentationPtrT;

// Các đặc trưng

PointCloud<FeatureT>::Ptr query, target;

//Đưa thông tin truy vấn và đích với các đặc trưng được tính toán //Tìm kiếm đối tượng với 4 cây ngẫu nhiên và 256 lần kiểm tra

SearchT search (true, CreatorPtrT (new IndexT (4))); search.setPointRepresentation (RepresentationPtrT (new DefaultFeatureRepresentation<FeatureT>)); search.setChecks (256); search.setInputCloud (target); // Thực hiện tìm kiếm std::vector<std::vector<int> > k_indices; std::vector<std::vector<float> > k_sqr_distances;

search.nearestKSearch (*query, std::vector<int> (), 2, k_indices, k_sqr_distances);

Biểu đồ kế thừa:

Hình 2.17: Biểu đồ kế thừa lớp pcl::search::FlannSearch

Biểu đồ cộng tác:

Hình 2.18: Biểu đồ cộng tác lớp pcl::search::FlannSearch

3. pcl::search::KdTree< PointT, Tree >

Biểu đồ kế thừa:

Biểu đồ cộng tác:

Hình 2.20: Biều đồ cộng tác lớp pcl::search::KdTree

Lớp search::KdTree là một lớp wrapper mà kế thừa lớp PCL::KdTree để thực hiện chức năng tìm kiếm bằng cách sử dụng cấu trúc KdTree.

KdTree là một loại tổng quát của bộ định vị không gian ba chiều sử dụng cấu

trúc Kd-Tree sử dụng FLANN.

4. pcl::search::Octree< PointT, LeafTWrap, BranchTWrap, OctreeT >

Biểu đồ kế thừa:

Hình 2.21: Biểu đồ kế thừa lớp pcl::search::Octree

Biểu đồ cộng tác:

Lớp search::Octree thực hiện việc tìm kiếm láng giềng gần nhất dựa trên lớp

pcl::octree::Octree.

Lớp octree cần phải được khởi tạo với độ phân dải điểm ảnh ba chiều của nó. Biên của nó sẽ tự động điều chỉnh theo chiều hướng của point cloud hoặc nó có thể được định nghĩa trước (Chiều sâu của cây tương đương với độ phân giải và kích thước khung giới hạn của octree).

 Typename: PointT : là loại điểm sử dụng trong pointcloud.

 Typename: LeafT: lớp điểm lá (mẫu thông thường với giá trị chỉ số nguyên).

 Typename: OctreeT: thực hiện octree().

5. pcl::search::OrganizedNeighbor< PointT >

Biểu đồ kế thừa:

Hình 2.23: Biều đồ kế thừa lớp pcl::search::OrganizedNeighbor

Biểu đồ cộng tác:

Hình 2.24: Biểu đồ cộng tác lớp pcl::search::OrganizedNeighbor

OrganizedNeighbor là một lớp để tối ưu hóa tìm kiếm láng giềng gần nhất trong một tổ chức point clouds.

6. pcl::search::Search< PointT >

Mỗi phương pháp tìm kiếm phải được thực thi 2 loại khác nhau của tìm kiếm:

 nearestKSearch: tìm kiếm K láng giềng gần nhất.

 radiusSearch: tìm kiếm cho tất cả láng giềng gần nhất trong một bán cầu có bán kính nhất định.

Đầu vào cho mỗi phương pháp tìm kiếm có thể lấy ra từ 3 các khác nhau:

 như truy vấn điểm.

 như một cặp (cloud, index).

 như một index.

Đối với lựa chọn sau thì giả định rằng người sử dụng quy định các đầu vào thông qua phương pháp setInputCloud() trước tiên.

Trong trường hợp lỗi, tất cả các phương pháp được hỗ trợ trả về giá trị 0 như là số điểm láng giềng được tìm thấy.

2.3.2. Mô đun Kdtree

1. pcl::KdTree< PointT >

Kdtree mô tả lớp định vị không gian cơ sở cho việc thực thi kd-tree. Biểu đồ cộng tác:

2. pcl::KdTreeFLANN< PointT, Dist >

KdTreeFLANN là một loại tổng quát của định vị không gian 3 chiều sử dụng cấu trúc kD-tree.

Biểu đồ kế thừa:

Hình 2.27: Biểu đồ kế thừa lớp pcl::KdTreeFLANN

Biểu đồ cộng tác:

Hình 2.28: Biều đồ cộng tác lớp pcl::KdTreeFLANN

2.3.3. Mô đun octree

1. pcl::octree::Octree2BufBase< LeafContainerT, BranchContainerT >

Lớp bộ đệm kép Octree thực hiện việc phân tách giữa 2 cấu trúc octree trong bộ nhớ, nó cho phép so sánh giữa các cấu trúc octree khác nhau (phát hiện thay đổi, mã hóa khác).

Độ sâu của cây xác định số lượng tối đa của octree điểm ảnh ba chiều / nút lá (được xác định ban đầu). Tất cả các nút lá được đánh địa chỉ bởi các chỉ số nguyên. Độ sâu của cây tương đương với chiều dài bit của các chỉ số điểm ảnh ba chiều.

Biểu đồ kế thừa:

Hình 2.29: Biều đồ kế thừa lớp pcl::octree::Octree2BufBase

Biểu đồ cộng tác:

Hình 2.30: Biều đồ cộng tác lớp pcl::octree::Octree2BufBase

2. pcl::octree::OctreeBase< LeafContainerT, BranchContainerT >

 Độ sâu của cây xác định số lượng tối đa của octree điểm ảnh ba chiều / nút lá (được xác định ban đâu).

 Tất cả các nút lá được đánh địa chỉ bằng các chỉ số nguyên.

 Độ sâu của cây tương đương với chiều dài bit của các chủ số voxel. Biểu đồ kế thừa:

Biểu đồ cộng tác:

Hình 2.32: Biều đồ cộng tác lớp pcl::octree::OctreeBase

3. pcl::octree::OctreeIteratorBase< OctreeT >

Lớp cơ sở lặp Octree Biểu đồ kế thừa:

Hình 2.33: Biểu đồ kế thừa lớp pcl::octree::OctreeIteratorBase

Biểu đồ cộng tác:

4. pcl::octree::OctreeDepthFirstIterator< OctreeT >

Lớp bộ lặp Octree thực hiện chuyển bộ lặp qua các octree trong theo chiều sâu. Biểu đồ kế thừa:

Hình 2.35: Biểu đồ kế thừa lớp pcl::octree::OctreeDepthFirstIterator

Biểu đồ cộng tác:

Hình 2.36: Biểu đồ cộng tác lớp pcl::octree::OctreeDepthFirstIterator

5. pcl::octree::OctreeBreadthFirstIterator< OctreeT >

Lớp bộ lặp Octree thực hiện chuyển bộ lặp qua các octree trong theo chiều rộng. Biểu đồ kế thừa:

Hình 2.37: Biều đồ kế thừa lớp pcl::octree::OctreeBreadthFirstIterator

Biểu đồ cộng tác:

6. pcl::octree::OctreeLeafNodeIterator< OctreeT >

Lớp bộ lặp theo nút lá thực hiện chuyển bộ lặp qua các nút lá của một cấu trúc dữ liệu Octree.

Biểu đồ kế thừa:

Hình 2.39: Biểu đồ kế thừa lớp pcl::octree::OctreeLeafNodeIterator

Biểu đồ cộng tác:

Hình 2.40: Biểu đồ cộng tác lớp pcl::octree::OctreeLeafNodeIterator

7. pcl::octree::OctreePointCloud< PointT, LeafContainerT, BranchContainerT, OctreeT >

Với thuật toán này các chỉ số được lưu trữ bởi các nút lá (zero-copy). Lớp

OctreePointCloud cần được khởi tạo với độ phân giải điểm ảnh ba chiều của nó.

Khung giới hạn của nó được tự động điều chỉnh theo kích thước pointcloud hoặc nó có thể được xác định trước. Độ sâu của cây tương đương vơi độ phân giải và kích thước khung giới hạn của Octree.

Một số typename thường sử dụng:

 typename: PointT: Loại điểm được sử dụng trong pointcloud

 typename: LeafContainerT: nút lá chứa (

 typename: BranchContainerT: nhánh nút chứa

Biểu đồ kế thừa:

Hình 2.41: Biểu đồ kế thừa lớp pcl::octree::OctreePointCloud

Biều đồ cộng tác:

Hình 2.42: Biều đồ cộng tác lớp pcl::octree::OctreePointCloud

8. pcl::octree::OctreePointCloudAdjacency< PointT, LeafContainerT, BranchContainerT >

Lớp điểm ảnh ba chiều octree sẽ duy trì thông tin cho các điểm ảnh ba chiều gần nó. Lớp OctreePointCloud tạo ra một octree từ một point cloud (zero-copy).Các octree pointcloud được khởi tạo với độ phân giải điểm ảnh ba chiều của nó. Khung giới hạn của nó được tự động điều chỉnh hoặc có thể được xác định trước.

Lớp OctreePointCloudAdjacencyContainer có thể được sử dụng để lưu trữ dữ liệu trong các nút lá. Một hàm chuyển đổi có thể được cung cấp nhằm thay đổi lưới

điểm ảnh ba chiều được tính, điều này có thể được sử dụng để tạo ra các kho điểm ảnh ba chiều lớn hơn khi chúng ta tăng khoảng cách nguồn (máy ảnh).

Biểu đồ kế thừa:

Hình 2.43: Biều đồ kế thừa lớp pcl::octree::OctreePointCloudAdjacency

Biểu đồ cộng tác:

Hình 2.44: Biểu đồ cộng tác lớp pcl::octree::OctreePointCloudAdjacency

9. pcl::octree::OctreePointCloudChangeDetector< PointT, LeafContainerT, BranchContainerT >

Lớp phát hiện thay đổi OctreePointCloudChangeDetector.

Lớp OctreePointCloudChangeDetector tạo ra một octree từ một đám mây điểm ảnh (bản sao rỗng). Nó cho phép phát hiện các nút lá mới và thứ tự các chỉ số của chúng. Lớp này được khởi tạo với độ phân giải điểm ảnh ba chiều của nó. Khung giới hạn của nó được tự động điều chỉnh hoặc có thể được xác định trước.

Typename được sử dụng: PointT. Biểu đồ kế thừa:

Hình 2.45: Biểu đồ kế thừa lớp pcl::octree::OctreePointCloudChangeDetector

Biểu đồ cộng tác:

11. pcl::octree::OctreePointCloudDensity< PointT, LeafContainerT, BranchContainerT >

Lớp OctreePointCloudDensity: Lớp này tạo ra một octree từ một đám mây điểm ảnh (bản sao rỗng). Chỉ số lượng các điểm mà rơi vào các nút là điểm ảnh ba chiều mới được lưu trữ.

Biểu đồ kế thừa:

Hình 2.47: Biểu đồ kế thừa lớp pcl::octree::OctreePointCloudDensity

Biều đồ cộng tác:

Hình 2.48: Biểu đồ cộng tác lớp pcl::octree::OctreePointCloudDensity

12. pcl::octree::OctreePointCloudOccupancy< PointT, LeafContainerT, BranchContainerT >

Lớp OctreePointCloudOccupancy tạo ra một octree từ một đám mây điểm ảnh (bản sao rỗng). Không có thông tin nào được lưu trữ tại các nút đầu. Nó có thể được sử dụng kiểm tra các lưu giữ.

Biểu đồ kế thừa:

Hình 2.49: Biểu đồ kế thừa lớp pcl::octree::OctreePointCloudOccupancy

Biểu đồ cộng tác:

13. pcl::octree::OctreePointCloudPointVector< PointT, LeafContainerT, BranchContainerT, OctreeT >

Lớp OctreePointCloudPointVector: tạo ra một octree từ một đám mây điểm ảnh (bản sao rỗng). Mỗi nút lá chứa một danh sách các chỉ số điểm của các tập dữ liệu được đưa ra bởi setInputCloud.

Biểu đồ kế thừa:

Hình 2.51: Biểu đồ kế thừa lớp pcl::octree::OctreePointCloudPointVector

Biểu đồ cộng tác:

Hình 2.52: Biểu đồ cộng tác lớp pcl::octree::OctreePointCloudPointVector

14. pcl::octree::OctreePointCloudSinglePoint< PointT, LeafContainerT, BranchContainerT, OctreeT >

Lớp OctreePointCloudSinglePoint: tạo ra một octree từ một đám mấy điểm ảnh (bản sao rỗng). Mỗi nút lá chứa một chỉ số điểm đơn từ các tập dữ liệu được đưa ra bởi setInputCloud.

Biểu đồ kế thừa:

Hình 2.53: Biểu đồ kế thừa lớp pcl::octree::OctreePointCloudSinglePoint

Biểu đồ cộng tác:

15. pcl::octree::OctreePointCloudVoxelCentroid< PointT, LeafContainerT, BranchContainerT >

Lớp OctreePointCloudVoxelCentroid: tạo ra một octree từ một đám mây điểm ảnh (bản sao rỗng) và đưa ra một vector của trọng tâm cho tất cả các điểm ảnh ba chiều được chiếm giữ.

Biểu đồ kế thừa:

Hình 2.55: Biều đồ kế thừa lớp pcl::octree::OctreePointCloudVoxelCentroid

Biểu đồ cộng tác:

Hình 2.56: Biểu đồ cộng tác lớp pcl::octree::OctreePointCloudVoxelCentroid

16. pcl::octree::OctreePointCloudSearch< PointT, LeafContainerT, BranchContainerT >

Lớp OctreePointCloudSearch: cung cấp một số phương pháp để tìm kiếm

không gian láng giềng dựa trên cấu trúc octree. Biểu đồ kế thừa:

Hình 2.57: Biểu đồ kế thừa lớp pcl::octree::OctreePointCloudSearch

Biều đồ cộng tác:

2.3.4. Mô đun phân vùng đối tượng

1. pcl::gpu::EuclideanClusterExtraction

Lớp EuclideanClusterExtraction mô tả một lớp cho trích chọn phân nhóm trong một không gian ơ clit, phụ thuộc vào pcl::gpu::octree

Biểu đồ cộng tác:

Hình 2.59: Biểu đồ cộng tác lớp pcl::gpu::EuclideanClusterExtraction

2. pcl::gpu::EuclideanLabeledClusterExtraction< PointT >

Lớp này mô tả một lớp cho trích chọn phân nhóm trong một không gian ơ clit, phụ thuộc vào pcl::gpu::octree.

Biểu đồ cộng tác:

3. pcl::LabeledEuclideanClusterExtraction< PointT >

ConditionalEuclideanClustering thực hiện việc phân vùng dựa trên khoảng cách Euclidean và điều kiện phân nhóm của người sử dụng định nghĩa.

Biểu đồ kế thừa và cộng tác:

Hình 2.61: Biểu đồ cộng tác lớp pcl::LabeledEuclideanClusterExtraction

4. pcl::LabeledEuclideanClusterExtraction< PointT >

LabeledEuclideanClusterExtraction mô tả một lớp cho trích chọn phân nhóm

trong một không gian ơ clit có thông tin nhãn. Biểu đồ kế thừa và cộng tác:

Hình 2.62: Biểu đồ cộng tác lớp pcl::LabeledEuclideanClusterExtraction

5. pcl::ExtractPolygonalPrismData< PointT >

ExtractPolygonalPrismData sử dụng một tập các chỉ số điểm để mô tả một mô

hình mặt phẳng và kết hợp vơi thông tin chiều cao để tạo ra một lăng kính ba chiều. Lăng kính này được sử dụng để phân vùng tất cả các điểm nằm trong nó.

Biểu đồ kế thừa và công tác:

Hình 2.63: Biểu đồ cộng tác lớp pcl::ExtractPolygonalPrismData

Ví dụ về việc sử dụng phương pháp này để trích chọn ra dữ liệu bên trong một tập các đường bao ba chiều (các đối tượng hỗ trợ trong mô hình phẳng):

double z_min = 0., z_max = 0.05; //Tạo các điểm trên mặt phẳng, không quá 5cm

pcl::PointCloud<pcl::PointXYZ>::Ptr hull_points (new

pcl::PointCloud<pcl::PointXYZ> ()); pcl::ConvexHull<pcl::PointXYZ> hull;

// hull.setDimension (2); // Không cần thiết, được sử dụng để kiểm tra chiều của đầu ra

hull.setInputCloud (cloud); hull.reconstruct (hull_points);

if (hull.getDimension () == 2) {

pcl::ExtractPolygonalPrismData<pcl::PointXYZ> prism; prism.setInputCloud (point_cloud);

prism.setInputPlanarHull (hull_points); prism.setHeightLimits (z_min, z_max); prism.segment (cloud_indices);

}

else

PCL_ERROR ("The input cloud does not represent a planar surface.\n");

6. pcl::GrabCut< PointT >

Biểu đồ kế thừa của pcl::GrabCut< PointT >

Hình 2.64: Biểu đồ kế thừa lớp pcl::GrabCut

Biểu đồ cộng tác của pcl::GrabCut< PointT >

Hình 2.65: Biều đồ cộng tác lớp pcl::GrabCut

7. pcl::segmentation::detail::RandomWalker<Graph, EdgeWeightMap, VertexColorMap >

Phân vùng đồ thị đa nhãn sử dụng trong quãng đường ngẫu nhiên. Đây là việc thực thi thuật toán "Random Walks".

8. pcl::LCCPSegmentation< PointT >

Một thuật toán phân cùng đơn giản phân chia một đồ thị supervoxel thành các nhóm supervoxels địa phương lồi được kết nối với nhau bằng các đường viền lõm.

9. pcl::SegmentDifferences< PointT >

Mô hình kế thừa và cộng tác

Hình 2.66: Biểu đồ cộng tác lớp pcl::SegmentDifferences

Lớp SegmentDifferences chứa sự khác nhau giữa 2 đám mây điểm phẳng và trả về sự khác biệt giữa chúng từ đó đưa ra được khoảng cách ngưỡng cực đại.

10. pcl::SACSegmentation< PointT >

SACSegmentation mô tả lớp phân vùng Nodelet cho các phương pháp và mô

hình đồng mẫu, trong không gian thì nó chỉ tạo ra môt đường bao bọc Nodelet cho mục đích chung là phân vùng dựa trên SAC.

Biểu đồ kế thừa của pcl::SACSegmentation< PointT >:

Hình 2.67: Biểu đồ kế thừa lớp pcl::SACSegmentation

11. pcl::SupervoxelClustering< PointT >

Thực thi thuật toán supervoxel dựa trên cấu trúc, pháp tuyến, và giá trị rgb của các điểm ảnh ba chiều.

Mô hình kế thừa:

Hình 2.69: Biểu đồ cộng tác lớp pcl::SupervoxelClustering

12. pcl::SACSegmentationFromNormals< PointT, PointNT >

SACSegmentationFromNormals mô tả lớp phân vùng PCL nodelet cho phương pháp và mô hình đồng mẫu đòi hỏi việc sử dụng các tuyến bề mặt để ước lượng.

Mô hình kế thừa:

Hình 2.70: Biểu đồ kế thừa lớp pcl::SACSegmentationFromNormals

CHƯƠNG 3 - MỘT SỐ THUẬT TOÁN PHÂN VÙNG ĐỐI TƯỢNG 3.1. Thuật toán RANSAC

RANSAC [2] là giải thuật ước lượng mô hình toán học từ một tập hợp các điểm có chứa nhiễu. Giải thuật này lần đầu được công bố vào năm 1981 bởi Fischler và Bolles.

Hình 3.1: Mô tả thuật toán RANSAC

Hình trên cho ta thấy ứng dụng thuật toán RANSAC tìm mô hình đường thẳng (có dạng ax + by + c = 0) trong một tập hợp các điểm có chứa nhiễu.

Giải thuật tìm đường thẳng bằng thuật toán RANSAC được mô tả như sau:

Đầu vào:

data - tập hợp các điểm

k - số lần lặp

t - ngưỡng sai số để xác định điểm nào đó có khớp mô hình không

Đầu ra:

best_model - mô hình tốt nhất

best_consensus_set - tập hợp các điểm khớp với best_model

best_consensus_set = null

best_num_points = 0

Lặp k lần:

consensus_set = tập hợp 2 điểm ngẫu nhiên thuộc data

model = mô hình đường thẳng suy ra từ 2 điểm trên Với mỗi điểm thuộc data nhưng không thuộc consensus_set, ta xét:

distance = khoảng cách từ điểm đến đường thẳng;

if distance < t (điểm thuộc mô hình nếu sai số nhỏ hơn mức ngưỡng đặt trước) thêm điểm đó vào consensus_set

num_points = số lượng phần tử trong consensus_set

if num_points > best_num_points best_model = model

best_consensus_set = consensus_set best_num_points = num_points

Trả về giá trị: best_model và best_consensus_set

Bảng 3.1: Bảng mô tả thuật toán RANSAC

Với mô hình mặt phẳng α có dạng ax + by + cz + d =0, thuật toán RANSAC cũng làm được điều tương tự như đối với mô hình đường thẳng, thay vì chọn hai điểm bất kỳ để tìm mô hình thì mặt phẳng cần ba điểm.

3.2. Thuật toán LMEDS

Phương pháp tối thiểu trung bình bình phương [4] ước lượng các thông số bằng cách giảm thiểu phi tuyến:

min med

𝑖 𝑟2𝑖 (1)

Ước lượng phải mạng lại giá trị nhỏ nhất cho các trung bình phần dư bình phương tính toán cho toàn bộ dữ liệu. Phương pháp này rất phù hợp với giá trị nhiễu do địa hình xấu. Thuật toán LMEDS không thể giảm trọng số bình phương nhỏ nhất do không thể viết ra một công thức đơn giản cho việc ước lượng LMedS. Nó phải

được giải quyết bằng cách tìm kiếm trong không gian của các ướng ước lượng có thể được tạo ra từ dữ liệu. Ngay cả khi không gian này quá lớn, thì chỉ một tập con của nó được chọn ngẫu nhiên các dữ liệu có thể được phân tích.

Một phần của tài liệu Phân vùng đối tượng trên point cloud data (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)