Trường hợp bốn: khả năng chịu lỗi với multi-homming

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về SCTP và đánh giá, thử nghiệm (Trang 45 - 49)

III. THIẾT KẾ VÀ THỰC THI CÁC MÔ PHỎNG

3.1.4. Trường hợp bốn: khả năng chịu lỗi với multi-homming

host0_if0 O===========O host1_if0 / \

host0_core O O host1_core \ /

host0_if1 O===========O host1_if1

Cấu hình:

- Trường hợp này ta sẽ thực hiện trên NS2 phiên bản đã hỗ trợ SCTP

- Lab này gồm hai node host0_core và host1_core, mỗi node có hai giao diện mạng, host0_if0 và host_if1 cho node thứ nhất, host1_if0 và host1_if1 cho node thứ 2.

$ns multihome-add-interface $host0_core $host0_if0

$ns multihome-add-interface $host0_core $host0_if1

$ns multihome-add-interface $host1_core $host1_if0

- Giao diện if0 của hai node nối với nhau tạo thành kết nối thứ nhất

- Giao diện if1 của hai node nối với nhau tạo thành kết nối thứ hai

$ns duplex-link $host0_if0 $host1_if0 .5Mb 200ms DropTail

$ns duplex-link $host0_if1 $host1_if1 .5Mb 200ms DropTail

- Khai báo 2 agent SCTP là sctp0 và sctp1, lần lượt gắn 2 agent này với node thứ nhất và node thứ hai. Kết nối 2 agent này lại với nhau

set sctp0 [new Agent/SCTP]

$ns multihome-attach-agent $host0_core $sctp0 set sctp1 [new Agent/SCTP]

$ns multihome-attach-agent $host1_core $sctp1

$ns connect $sctp0 $sctp1

- Khai báo một ứng dụng FTP và gắn nó với agent sctp0 để truyền dữ liệu đến sctp1

Các bước thực hiện:

- Trong việc triển khai multi-homming trên NS2, việc khai báo hai giao diện mạng trên node thứ nhất cũng tương ứng với việc khai báo hai node. Vì thế trên hình 3-11, ta thấy node thứ nhất tương ứng với phần màu đỏ gồm node0 và hai giao diện tương ứng là node1 và node2. Node thứ hai tương ứng với phần màu xanh gồm node3 và hai giao diện là node4 và node5. Như đã trình bày ở trên giao diện node1 sẽ kết nối ðến giao diện node4 và giao diện node2 sẽ kết nối ðến giao diện node5.

Hình 3-11: Lab thể hiện chức năng multi-homming

- Thực hiện lab này trong 10 giây.

- Tại thời điểm ban đầu đường đi chính là từ giao diện node1 đến node4 với lệnh:

$sctp0 set-primary-destination $host1_if0

- Tại thời điểm 0.5, ftp0 bắt đầu hoạt động và kết thúc ở thời điểm 9.5

$ns at 0.5 "$ftp0 start"

$ns at 9.5 "$ftp0 stop"

- Tại thời điểm 7.5 đường đi chính bây giờ được thiết lập từ giao diện node2 đến node5 với lệnh:

$ns at 7.5 "$sctp0 set-primary-destination $host1_if1"

Kết quả:

- Như trên hình 3-12, ban đầu ta thấy dữ liệu được truyền chủ yếu trên kết nối chính từ node1 đến node4 (hình 1)

- Tới thời điểm 7.5 dữ liệu được truyền chủ yếu trên kết nối thứ hai (hình 3) (lúc này kết nối thứ hai làm kết nối chính, xem như kết nối thứ nhất gặp sự cố trong thực tế), một số dữ liệu vẫn được truyền trên kết nối thứ nhất nhưng sau đó dữ liệu hoàn toàn truyền trên kết nối thứ hai cho tới khi kết thúc (hình 3-12)

Như vậy, với tính năng multi-homming khi kết nối chính gặp sự cố thì SCTP sẽ tự động truyền dữ liệu sang một kết nối phụ mà không làm gián đoạn quá trình truyền.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về SCTP và đánh giá, thử nghiệm (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)