4 Các bài tập ví dụ
4.1.5 Chạy thử trên mạch mô phỏng
Sau khi lập trình và có được file “bai1.hex”, ta tiến hành chạy thử trên mạch mô phỏng. Trở lại mạch mô phỏng bằng phần mềm Proteus:
Hình 34: Mạch nguyên lý xây dựng trên Proteus của ví dụ
Click đúp vào biểu tượng vi xử lý ATmega16 trên mạch mô phỏng, hợp thoại Edit Component của ATmega 16 sẽ mở ra:
Hình 35: Hộp thoại Edit Component
Trong hộp thoại Edit Component, ở ô Program File, click chọn đường dẫn tới file bai1.hex vừa tạo ra bằng phần mềm CodeVision. Ở ô CKSEL Fuses, chọn tần số cho thạch anh là 4Mhz.
Sau khi thiết lập xong, nhấn nút Start ở góc dưới bên trái màn hình để chạy mạch mô phỏng, nếu các bước trên làm chính xác, thì kết quả trên màn hình sẽ thấy đèn Led sáng nhấp nháy theo chu kỳ 0,5s. Nếu muốn dừng mô phỏng, nhấn nút Stop.
Hình 36: Nút Start và Stop
Quan sát trên màn hình, sẽ thấy màu của chân PB5 nhấp nháy xanh đỏ theo chu kỳ 0,5s. Màu đỏ ứng với mức điện áp +5V, màu xanh ứng với mức điện áp 0v. Khi chân PB5 màu đỏ thì Led sáng, khi chân PB5 màu xanh thì đèn tắt đúng như nguyên lý điều khiển đã trình bày.
Như vậy sau bài tập Điều khiển thiết bị ngoài, người đọc có thể tự mở rộng thêm, ví dụ như nháy nhanh rồi nháy chậm theo chu kỳ, điều khiển 2 hay nhiều đèn Led cùng lúc và cho chúng phối hợp sáng/tắt với nhau theo ý muốn, hiển thị trên led 7 thanh, điều khiển bật/tắt động cơ...
Tóm tắt 4.1
Điều khiển thiết bị ngoài qua mạch công suất.
Các theo tác trên các phần mềm Proteus và CodeVision.
Khái niệm delay, lặp…
Các file header, set trạng thái các chân của vi xử lý.
Câu hỏi mở rộng:
Điều khiển nhiều led bằng nhiều chân của vi điều khiển.
Hiển thị số trên led 7 thanh (cấu tạo và nguyên lý hoạt động của led 7 thanh xem ở phần phụ lục).