Môi trường chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu SỰ PHÁT TRIỂN ĐÀO GUITAR CHUYÊN NGHIỆP TẠI VIỆT NAM (Trang 25 - 27)

Nghiêm khắc trong cách cho điểm thi với những HSSV lười hoặc mang nặng tư tưởng thi để cho qua. Và cũng động viên, khen ngợi kịp thời các HSSV chăm chỉ, nỗ lực trong học tập. Đặt ra những tiêu chí, kế hoạch cụ thể về việc thực hiện hoạt động biểu diễn cho HSSV. Chuẩn bị cho HSSV chương trình tác phẩm giống các cuộc thi để mở ra cơ hội tham gia các giải guitar quốc tế.

KẾT LUẬN

Trải qua nhiều thế kỷ hình thành và phát triển, guitar đã trở thành một trong số những nhạc cụ phổ biến tại châu Âu, châu Á, châu Mỹ. Hoạt động đào tạo guitar diễn ra ở nhiều trung tâm âm nhạc thế giới như tại Tây Ban Nha, Ý, Nga. Nội dung chương trình,

giáo trình là đào tạo HSSV chơi guitar theo phong cách cổ điển châu Âu.

Từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến XX, liên tục xuất hiện những nhạc sĩ, nghệ sĩ xuất sắc như D. Aguado, M. Giuliani, F. Tarrega, A. Segovia, Ivanov Kramskoi. Họ là những hạt nhân quan trọng cho sự phát triển của nền guitar thế giới.

Quá trình hình thành và phát triển kỹ thuật từ thế kỷ XVI đến XX cho thấy từng bước hoàn thiện về cách chơi của guitar thế giới

Sự hình thành và phát triển đào tạo guitar chuyên nghiệp tại Việt Nam trải qua ba mốc quan trọng. Trước 1956, đối tượng chơi guitar chủ yếu là không chuyên. Từ 1956 – 1986, bước đầu tiến lên chuyên nghiệp. Từ 1986 đến nay, phát triển mạnh và đạt được một số thành tựu.

Mặc dù vậy, vẫn đang còn tồn tại những điểm bất cập trong chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập, môi trường chuyên nghiệp mà đangg cản trở quá trình phát triển, hòa nhập với guitar thế giới của chúng ta. Và để khắc phục những điểm chưa phù hợp và hướng đến mục tiêu nâng guitar Việt Nam lên tầm guitar chuyên nghiệp thế giới, cần có giải pháp hợp lý cho những vấn đề nảy sinh trong giai đoạn mới. Đó là về chương trình sẽ xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để đáp ứng được nhiều mục tiêu trong cả quá trình học tập nhiều năm của HSSV. Đưa ra trình tự phát triển kỹ thuật và xử lý tác phẩm mang tính hiệu quả cao

Về giáo trình sẽ bổ sung đầy đủ các tác phẩm từ TK XVI – XX và Việt Nam. Xây dựng hệ thống phát triển kỹ thuật có bài bản, trình tự và toàn diện. Nghiêm khắc loại bỏ mọi lỗi sai trong khi chơi đàn. Tạo nên sự kết nối, giao lưu, trao đổi giữa các HSSV bằng hoạt động hòa tấu. Chú trọng bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu bẩm sinh tốt. Hướng dẫn người học luyện tập và giải quyết triệt để các vấn đề về thả lỏng cơ bắp, nghe và điều khiển, phối hợp đồng bộ kỹ thuật giữa hai tay, đồng bộ giữa kỹ thuật và nghệ thuật, đạt được tính chuyên nghiệp từ thấp đến cao.

Trong phương pháp học tập, bắt buộc HSSV phải có sự đổi mới về ý thức, nâng cao sự tự giác nghiên cứu. Giải quyết triệt để mọi lỗi đánh sai, tạp âm, âm thừa trong khi diễn tấu. Khuyến khích HSSV tham gia hoạt động biểu diễn, thi cử. Động viên, khen ngợi hoặc ứng xử cứng rắn một cách kịp thời, hợp lý trong từng trường hợp cụ thể.

Trong môi trường chuyên nghiệp sẽ xây dựng hoạt động biểu diễn định kỳ nhằm thúc đẩy sự hăng say, nỗ lực tập luyện. Bám sát các cuộc thi quốc tế để tìm kiếm cơ hội tham gia cho các học trò xuất sắc, tạo tiền đề cho việc xây dựng đội ngũ nghệ sĩ guitar tài năng trong tương lai.

Một phần của tài liệu SỰ PHÁT TRIỂN ĐÀO GUITAR CHUYÊN NGHIỆP TẠI VIỆT NAM (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)