Giải pháp cho lao động xuất khẩu Việt Nam tại Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu lao động việt nam ở hàn quốc (Trang 28 - 32)

1. Về vấn đề bỏ trốn, nhảy việc, cư trú bất hợp pháp của lao động Việt Nam tại Hàn Quốc tại Hàn Quốc

- Bổ sung một loại bảo hiểm bảo đảm về nước áp dụng cho người lao động nước ngoài, trong đó, tiền đóng bảo hiểm được trích từ tiền lương của người lao động hàng tháng và sẽ trả lại cho người lao động khi về nước đúng thời hạn.

- Xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động xuất khẩu lao động; hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này; đồng thời tăng cường biện pháp chế tài, mạnh tay xử lý hình sự đối với các trường hợp lao động bỏ trốn theo điều 274 của Bộ luật Hình sự. Theo đó, các doanh nghiệp XKLĐ cần có đại diện tại nước sở tại, phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán Việt Nam, Ban Quản lý lao động Việt Nam và với doanh nghiệp sử dụng lao động, để kịp thời lập biên bản xử phạt hành chính lao động bỏ trốn, làm căn cứ khởi kiện khi họ về nước. Mặt khác, doanh nghiệp XKLĐ, Cục quản lý Lao động ngoài nước cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, an ninh cửa khẩu để nắm được thông tin khi lao động bỏ trốn về nước, từ đó có thể kịp thời khởi kiện họ.

- Giải pháp lâu dài mà Nhà nước cần quan tâm là việc làm cho người lao động khi họ trở về nước. Để thực hiện điều này, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp cung ứng lao động, Hiệp hội xuất khẩu lao động và Cục quản lý Lao động ngoài nước, nhằm quản lý được lực lượng lao động xuất khẩu trở về để cung ứng cho các đơn vị trong nước (nên chăng gắn trách nhiệm giới thiệu việc làm cho lao động xuất khẩu về nước đối với các danh nghiệp XKLĐ). Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam rất mong muốn tuyển dụng những lao động Việt Nam đã làm việc ở nước họ trở về vì họ biết ngoại ngữ, có tay nghề, tác phong công nghiệp, hiểu biết văn hóa của họ, đặc biệt là các lao động từ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,... trở về. Đây là giải pháp có tính bền vững: vừa tránh lãng phí nguồn lực, vừa làm cho người lao động an tâm về việc làm và thu nhập, tránh sức ép kiếm tiền đối với họ trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

- Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, cần nâng cao năng lực trong việc tuyển chọn, đào tạo, cung ứng, tìm kiếm thị trường và đàm phán, ký kết hợp đồng

XKLĐ. Đã đến lúc các doanh nghiệp phải xác định cho mình một hướng đi lâu dài, một thương hiệu trong công tác xuất khẩu lao động, chấm dứt tình trạng làm ăn chụp giựt hiện nay. Để thực hiện điều này, các doanh nghiệp phải xây dựng được đội ngũ cán bộ giỏi, năng động, đồng thời phải đầu tư xây dựng những cơ sở đào tạo nghề nhằm chủ động trong việc tuyển chọn và đào tạo lao động. Đây là cơ sở để các doanh nghiệp có những bước phát triển nhanh và bền vững trong lĩnh vực XKLĐ. Bên cạnh việc quan tâm đến công tác giáo dục định hướng người lao động trước khi lên đường xuất ngoại, các doanh nghiệp cũng cần tăng cường giáo dục, quản lý trong thời gian họ làm việc ở nước ngoài, thu thập và công bố đầy đủ thông tin chính xác về việc làm ở nước ngoài gồm tiền lương, thời gian làm việc, chế độ phúc lợi, các quyền và nghĩa vụ liên quan,...để cung cấp cho người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài, làm cho người tham gia xuất khẩu lao động hiểu rõ những rủi ro và tác hại nếu bỏ trốn, từ đó an tâm làm việc theo hợp đồng đã ký kết.

2. Về vấn đề lừa đảo lao động xuất khẩu sang Hàn Quốc

- Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động bằng việc nâng cao trình độ cán bộ quản lý và tăng cường quản lý hoạt động XKLĐ bằng pháp luật. Theo đó, cán bộ quản lý phải thông hiểu kiến thức về thị trường lao động, luật pháp trong nước và quốc tế. Mặt khác, luật pháp cần có những quy định rõ ràng, minh bạch và phải được tăng cường phổ biến, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về các thông tin liên quan đến công tác xuất khẩu lao động như cơ chế, chính sách, danh sách các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động, thị trường xuất khẩu lao động, số lượng lao động cần tuyển, tiêu chuẩn tuyển lao động, các loại phí, chế độ đào tạo, chế độ lao động và thu nhập của người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài... để mọi người biết, thực hiện và kiểm tra, nhằm tránh tình trạng người đi xuất khẩu lao động bị lừa gạt.

- Xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động xuất khẩu lao động; hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này; đồng thời tăng cường biện pháp chế tài, mạnh tay xử

lý hình sự đối với các trường hợp lừa đảo, lợi dụng sự thiếu thông tin của người lao động để trục lợi.

- Cần chú trọng công tác thông tin tuyên truyền, đưa thông tin chính xác và nhanh nhất dưới nhiều hình thức đến với người lao động, tránh tình trạng người lao động thiếu hiểu biết dẫn đến bị các đối tượng “cò mồi” lừa đảo. Đã đến lúc Việt Nam cần một kênh thông tin chính thống để khắc phục tình trạng “loạn, nhiễu thông tin” trong công tác xuất khẩu lao động. Cục quản lý lao động ngoài nước cần phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam xây dựng chuyên mục về xuất khẩu lao động với thời lượng 15 phút/tuần và phát vào một giờ cố định trong tuần, nhằm cung cấp các thông tin liên quan về công tác quản lý việc đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài như: chính sách, nhu cầu tuyển dụng và chế độ được hưởng, cơ quan tuyển dụng, thủ tục, các lệ phí và mức phí, thông tin về thị trường, công tác đào tạo, hình thức xử phạt vi phạm hợp đồng,... nhằm làm cho người tham gia xuất khẩu lao động hiểu rõ chính sách và các thông tin liên quan từ đó một mặt hạn chế tình trạng cò mồi, giảm thiểu các chi phí không cần thiết, mặt khác hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong thời gian làm việc ở nước ngoài, từ đó hạn chế được tình trạng vi phạm hợp đồng.

Bên cạnh đó, cần in ấn các tờ rơi, tờ gấp tài liệu hướng dẫn về XKLĐ phát cho các xã, phường để họ phổ biến, tuyên truyền đến người dân thông qua hệ thống loa truyền thanh xã và các cuộc họp thôn. Tiếp tục phát huy hiệu quả mô hình liên kết giữa địa phương và doanh nghiệp trong khâu tuyển chọn nguồn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các hiện tượng cò mồi, môi giới bất hợp pháp. Các Bộ, ngành chức năng cần tiếp tục tăng cường phối hợp trong công tác thanh, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp XKLĐ; phối hợp với các cơ quan công an trong quá trình phát hiện, điều tra các vụ án hình sự liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu lao động, đặc biệt là xử lý nghiêm đối với những đối tượng lợi dụng chủ trương, chính sách của Nhà nước để lừa đảo.

- Về phía doanh nghiệp XKLĐ: Cần công bố thông tin một cách công khai, minh bạch về các điều kiện, thủ tục, tiêu chuẩn tuyển chọn, mức lương và

nhất là chi phí đưa đi đối với từng thị trường; chỉ đạo và quản lý chặt chẽ các chi nhánh, trung tâm hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

- Đối với người tham gia xuất khẩu lao động, cần chủ động học nghề và ngoại ngữ; rèn luyện tác phong công nghiệp để nâng cao cơ hội tham gia XKLĐ của mình. Mặt khác, cần tìm hiểu kỹ thông tin về doanh nghiệp XKLĐ để tránh tình trạng bị lừa đảo và những chi phí trung gian không cần thiết.

Riêng đối với người lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc, cần lưu ý rằng, hiện Trung tâm Lao động ngoài nước (OWC) là cơ quan duy nhất được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động Hàn Quốc uỷ quyền thực hiện việc tuyển chọn và đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại thị trường này.

3. Về vấn đề quy trình thủ tục:

Có cơ chế ưu tiên cho những bộ hồ sơ được lưu trữ lâu trên trang web như danh sách hồ sơ được sắp xếp theo thứ tự thời gian đưa lên. Bên cạnh đó Cục Quản lý Lao động ngoài nước có thể gửi thông báo, thư mời tuyển dụng và giới thiệu những lao động này cho các nhà tuyển dụng tại Hàn Quốc nhằm mục đích tăng khả năng được lựa chọn của những lao động đã gần hết thời gian chờ đợi. Như vậy, quá trình học – thi có thể được ưu tiên và rút ngắn cho những lao động phải bắt đầu lại sau một năm chờ đợi.

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu lao động việt nam ở hàn quốc (Trang 28 - 32)