- Để giải quyết được vấn đề đã nói ở phần ‘Đánh giá hệ thống tự động trong quá trình Tôi bi của công ty’, chúng ta cần thiết kế hệ thống để khâu nhận bi thô hoàn
e) Chương trình con điều khiển nhiệt độ:
3.6.3) Thiết kế mô phỏng, giám sát hệ thống a) Giới thiệu phần mềm WinCC
a) Giới thiệu phần mềm WinCC
WinCC (Windows Control Center) là một hệ thống phần mềm ứng dụng để giám sát điều khiển và thu thập dữ liệu của một hệ thống tự động hóa quá trình sản xuất.
Trong lĩnh vực tự động hóa công nghiệp, WinCC là một phần mền chuyên dụng của hãng Siemens để thu thập dữ liệu và điều khiển quá trình công nghiệp . Chương trình dùng để điều hành các nhiệm vụ của màn hình hiển thị và hệ thống điều khiển trong tự động hóa sản xuất và quá trình. Hệ thống này cung cấp các khối chức năng thích ứng trong công nghiệp như : hiển thị hình ảnh, thông điệp, lưu trũ và báo cáo. Việc truy cập hình ảnh nhanh chóng và chức năng lưu trữ an toàn của WinCC đảm bảo tính hiệu dụng cao.
Phần mềm này cáo thể trao đổi trực tiếp với nhiều loạI PLC của nhiều hãng khác nhau nhưSiemens,Omron, Mitsubisi... Nó được cài đặt trên máy tính và giao tiếp với PLC thông qua cổng COM2 (chuẩn RS-232) của máy tính. Do đó cần có một bộ chuyển đổi từ RS-232 sang chuẩn RS-485 của PLC tạo nên giao diện người-máy đáp ứng nhu cầu thực tế một cách chính xác.
b) Tạo dự án (project) thiết kế mô phỏng mới:
Đầu tiên khởi động WinCC V7.0 bằng cách từ thanh Taskbar chọn
Start>SIMATIC>WinCC V7.0
+ Để tạo 1 dự án mới ta vào File>New, hộp thoại WinCC Explorer xuất hiện, trong khung có 3 lựa chọn:
Hình 3.20) WinCC Explorer
Nếu chọn Single-User Project để tạo 1 dự án mới, Open an Existing Project để mở 1 project đã tạo từ trước(tìm đến tập tin có đuôi “.mcp”.
Sau khi chọn Single-User Project hộp thoại Create a new project sẽ hiện ra.
Đặt tên cho dự án trong khung Project Name như hình vẽ, trong khung Project Path chọn ổ đĩa và thư mục để lưu trữ dự án, tiếp theo ấn nút Create để tạo dự án.
Cửa sổ màn hình soạn thảo WinCCExplorer xuất hiện như hình dưới:
Hình 3.22) Cửa sổ màn hình soạn thảo WinCCExplorer
Chọn PLC hoặc Drivers từ Tag Management
Để thiết lập kết nối truyền thông giữa WinCC với các thiết bị cấp dưới cần có một mạng liên kết chúng với nhau trong việc trao đổi dữ liệu. Do đó ta cần chọn một
Driver là giao diện liên kết giữa WinCC và PLC.
Trong dự án này, ta nhấp chuôt phải vào mục Tag Management, từ trình đơn xổ xuống chọn Add New Driver… như hình:
Hộp thoại Add new driver xuất hiện, cho phép chọn mạng kết nối giữa WinCC và
PLC
Hình 3.23) Hộp thoại Add new driver
Tiếp theo nhấp chuột phải và mục MPI nằm trong danh sách của Driver vừa cài đặt và chọn New Driver Conection
Hình 3.24) Hộp thoại thêm New Driver Conection
Hộp thoại Conection properties xuất hiện như hình, trong mục Name đặt tên
Hình 3.25) Hộp thoại Conection properties
Các thông số này phải đúng với các thông số cấu hình trong hệ thống S7 như hình dưới, sau đó ấn OK chấp nhận.
Hình 4.14. Hộp thoại cài thông số.
Để tạo kết nối thiết bị trên một dự án trong WinCC, trước tiên cần phải tạo các
Tags(biến) trên WinCC. Biến được tạo dưới Tag Management. Biến gồm có biến
nội(Internal tag) – biến có sẵn trong WinCC và biến ngoại(External Tag) – biến quá trình. Trong dự án này ta sử dụng các biến ngoại( External Tag).
- Tạo Tag có tên là Denstart
Trở lại cửa sổ WinCC, nhấp chọn MPI sau đó nhấp chuột phải vào PLCs7-300 rồi chọn New Tag…. như hình dưới:
Hình 3.26) Tạo new tag
Hộp thoại Tag properties xuất hiện và đặt tên biến là Denstart vào ô Name và chọn dữ liệu là kiểu Binary Tag ở ô Data Type. Sau đó nhấp nút Select để khai báo địa chỉ cho Tag.
Tạo hình ảnh, thiết lập các thuộc tính.
- Tạo hình ảnh:
Để tạo hình ảnh, đầu tiên ta phải mở giao diện đồ họa. Nhấp chuột phải vào Graphic
Designer từ menu xổ xuống chọn New picture.
Hình 3.28) Tạo new picture
Xuất hiện một tập tin bên phải cửa sổ WINCCExplorer có tên “NewPdlo.Pdl”, nhấp chuột phải vào tập tin “NewPdlo.Pdl”. Menu mới xuất hiện chọn Rename
picture.
Hình 3.29) Rename picture
Hộp thoại New Name xuất hiện, nhập “mo_hinh” vào khung trống, sau ấn OK. Kích đúp vào mo_hinh.pdl màn hình soạn thảo Graphics Designer..
Hình 3.30) Màn hình soạn thảo Graphics Designer
Thiết lập nút bấm
Ta chọn Button ở Object Palette di chuột ra màn hình
Hình 3.31) Taọ Button
Chuyển sang Picture Auto.pdl, để thiết kế đèn báo ta chọn Elipse, vẽ hình tròn ra ngoài màn hình thiết kế.
Hình 3.32) Tạo đèn báo
Click chuột phải vào hình tròn vữa vẽ, chọn properties, hộp thoại Object
Properties xuất hiện. Chọn Flashing, chọn thuộc tính như hình dưới. Click chuột phải
vào hình cái đèn ở ô Flashing Back Ground Active chọn Tag
Hình 3.33) Thiết lập thuộc tính đèn báo.
Kích chuột phải vào 2s chọn Upon change. Sau đó ấn Ok để hoàn tất.
Hình 3.34) Chọn Upon change
Cách này thiết lập thuộc tính này có thể áp dụng tương tự cho các đèn báo, nút ấn, cảm biến, động cơ, băng truyền v.v.v….
- Cách lấy các thiết bị trong Library
Từ menu lựa chọn click View>Library. Chọn các đường dẫn như hình bên dưới để lấy động cơ, tương tự trong Library còn có băng truyền, cảm biến, piston v.v..
Hình 3.35) Lấy các thiết bị trong Library
Sau khi lấy được các vật ta kick phải chuột vào chọn properties rồi chọn các thuộc tính cho vật như chọn thuộc tính cho đèn báo.
Thiết lập các điều kiện RUNTIME
Để chạy các ứng dụng, cần cài đặt chế độ Runtime từ cửa sổ WinCCExplorer bằng cách nhấp phải chọn Computer trong cửa sổ soạn thảo hoặc biểu tượng máy tính từ bên phải cửa sổ, từ menu xổ xuống chọn properties
Hộp thoại Computer properties xuất hiện, có thể chọn cách xem WinCC chạy trên nền Windown và bức ảnh nào sẽ được chạy khi bắt đầu khởi động WinCCExplorer.
Hình 3.36) Thiết lập các điều kiện RUNTIME
Đặt bức ảnh vừa tạo Start.pdl tại khung Start Picture bằng cách nhấp chọn Browse, hộp thoại Start Picture sẽ xuất hiện Chọn Start.pdl rồi ấn OK.
Tại khung thuộc tính Windown Attributes kéo thanh trượt nhấp chọn. “Title” “Maxximize” và “Adapt Picture” sau đó nhấp OK để kết thúc việc lựa chọn.
Hình 3.38) Chế độ tự động