KINH NGHIỆM CHUYỂN ĐỐI CỦA NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC VÀ MỘT VÀI LIÊN HỆ VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI KINH TẾ

Một phần của tài liệu vai trò của nhà nước trong công cuộc cải cách mở cửa kinh tế ở trung quốc (Trang 26 - 37)

QUỐC VÀ MỘT VÀI LIÊN HỆ VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI KINH TẾ CỦA VIỆT NAM.

Công cuộc cải cách kinh tế 20 năm (1979 - 1999) của Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn. Nền kinh tế Trung Quốc đã dần chuyển đổi từ thể chế kinh tế kế hoạch hoá cứng nhắc trước đây sang một thể chế kinh tế thị trường có điều tiết. Thực lực kinh tế nhà nước vẫn được tăng cường, bản chất và định hướng XHCN được giữ vững. Sự phát triển kinh tế ở quốc gia đông dân nhất thế giới này còn là điều bí ẩn đối với không ít trường phái kinh tế học phương Tây. Dựa trên cơ sở tổng hợp tài liệu liên quan, bài viết bước đầu đề cập đến một số vấn đề cần quan tâm khi nghiên cứu kinh nghiệm Trung Quốc.

Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến cải cách thành công ở Trung Quốc.

Thứ nhất, Trung Quốc hết sức chú trọng thiết lập mối quan hệ "thứ bậc" giữa cải cách kinh tế và cải cách chính trị. Việc chuyển đổi theo định hướng thị trường của các nước XHCN, trong đó có Trung Quốc có thể chia thành 2 hình mẫu chính.

Một là, hình mẫu "gấp gáp" thường sử dụng "liệu pháp sốc" về mặt kinh tế chính trị - xã hội trong cải tổ theo đường hướng từ trên xuống. Điển hình là Liên Xô và một số nước Đông Âu. Thực tiễn cũng đã chỉ ra những "liệu pháp sốc" về chính trị đều nhanh chóng đưa tới hệ quả "sốc" với kết cục là sự rối loạn, suy thoái về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội ngoại trừ một số ít nước Đông Âu như Ba Lan, Tiệp, Hungari. Hai là, hình mẫu "tuần tự" mà Trung Quốc là đại diện tiêu biểu. Thực chất của hình mẫu này là xác định trước phương hướng cơ bản, bắt đầu từ những lĩnh vực tương đối dễ dàng thức đẩy cải cách và đạt được kết quả nhanh chóng, làm từ nông thôn đến thành thị, từ dưới lên trên, từ nhỏ đến lớn, từ dễ đến khó, tăng cường đẩy mạnh từng bước dựa vào điều kiện và khả năng, tìm tòi biện pháp phù hợp với tình hình cụ thể, chú trọng tuân thủ quy luật khách quan. Đây cũng là phương pháp mà cuộc cải cách của Trung Quốc đã áp dụng thành công.

Thứ hai, các nhà cải cách ở Trung Quốc quan tâm điều chỉnh khéo léo mối quan hệ mang tính quy luật giữa kinh tế kế hoạch với kinh tế thị trường. Trong quá trình cải cách, Trung Quốc đã dần loại bỏ lối tư duy cứng nhắc, bảo

thủ hoặc do dự thiếu nhất quán khi tiếp cận khái niệm "kinh tế thị trường". Quan điểm coi chế độ kinh tế kế hoạch là tiêu chí quan trọng của kinh tế XHCN được điều chỉnh phù hợp. Dấu mốc quan trọng nhất là đến năm 1992 Trung Quốc khẳng định được phải xây dựng "thế chế kinh tế thị trường XHCN". Thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc phân bố tiền vốn, lao động, kỹ thuật và tài nguyên; tự giải quyết mọi vấn đề liên quan đến "đầu ra" của sản xuất dưới sự điều tiết vĩ mô của nhà nước. Thể chế kinh tế thị trường gần với kế hoạch được hình thành. Điều này làm cho nền kinh tế của Trung Quốc đạt thành công hơn cả so với cải cách của những nước khác cũng trải qua chuyển đổi.

Thứ ba, từ trên xuống đều thống nhất quan điểm "mềm hoá" mỗi quan hệ giữa phát triển thị trường với điều chỉnh kết cấu chế độ sở hữu. Lịch sử 20 năm cải cách của Trung Quốc đã chứng minh cơ chế kinh doanh của xí nghiệp quốc hữu cho đến nay vẫn đặt ra nhiều vấn đề phải nghiên cứu giải quyết để điều chỉnh kết cấu chế độ sở hữu, phát triển các loại hình kinh tế phi quốc hữu, làm cho công cuộc cải cách về hai mặt thị trường của xí nghiệp quốc hữu có thể kết hợp nhanh chóng với nhau. Việc điều chỉnh kết cấu chế độ sở hữu của Trung Quốc không đi theo con đường "tư nhân hoá" như từng diễn ra ở Nga và một số nước thuộc cộng đồng SNG và Đông Âu. Thành phần phi quốc hữu trong nền kinh tế, bao gồm cá thể, tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, mặc dù đã phát triển khá nhanh, song tỷ trọng của chế độ công hữu trong toàn bộ nền kinh tế vẫn chiếm hơn 70%. Bởi lẽ Trung Quốc đã phát triển mạnh kinh tế tập thể, không chỉ trong nông nghiệp mà cả ở các ngành kinh tế khác (công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ). Điển hình như các xí nghiệp hương trấn ở các tụ điểm giao lưu kinh tế giữa thành thị và nông thôn, ngay khi mới ra đời đã vận hành đúng theo cơ chế thị trường, vừa không có sự can thiệp hành chính của chính quyền, những "tư nhân" cũng khó mà thao túng, bởi đã có cơ chế xí nghiệp tự quản, tự doanh, tự chịu lỗ lãi. Mô hình này giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm cho hành trăm triệu lao động dư thừa ở nông thôn.

Cùng với xí nghiệp hương trấn trở thành trụ cột của kinh tế nông nghiệp, nông thôn và đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế, thì

quyền là bước đột phá căn bản đổi mới quản lý ở các xí nghiệp này, trên cơ sở phân nhiệm rạch ròi giữa đại diện sở hữu chủ và người được giao quyền quản lý kinh doanh. Giải pháp "cổ phần hóa" có chọn lọc, có điều kiện và được định hướng rõ ràng trong bối cảnh Nhà nước đã trút bớt gánh nặng tài chính đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, cũng như những xí nghiệp làm ăn yếu kém là để cho phép (hay bắt buộc) thực hiện thành công (mặc dù không dễ dàng) việc sắp xếp, kiện toàn, tinh giản các doanh nghiệp nhà nước theo chủ trương sáng suốt "nắm lớn, thả bé" từ trung ương đến địa phương. Đã có khoảng hơn 500 tổng công ty quốc hữu hùng mạnh làm ăn có hiệu quả, thâu tóm dường như toàn bộ các lĩnh vực thiết yếu và quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc.

Thứ tư, các nhà cải cách Trung Quốc khéo léo kết hợp cả 2 loại hình mẫu cải cách "gấp" và cải cách "tuần tự". Thực tế lịch sử đã chỉ ra không phải bất cứ ở đâu và lúc nào câu phương ngôn "dục tốc, bất đạt" cũng đúng. Sức thuyết phục của hình mẫu chuyển đổi nhanh, cải cách gấp, bất kể sử dụng các "liệu pháp sốc" từng diễn ra trong thực tế bắt nguồn từ kinh nghiệm quá độ thành công từ nền kinh tế điều hành thống nhất (còn gọi nền kinh tế chỉ huy) chuyển sang nền kinh tế thị trường của Tây Đức và Nhật Bản sau thế chiến thứ hai. Sở dĩ phải lựa chọn giữa hình mẫu "cải cách gấp" hay áp dụng những "liệu pháp ôn hoà" là do khác biệt cơ bản về kế cấu chế độ sở hữu và nền móng kinh tế trước đây giữa các nước XHCN với Tây Đức và Nhật Bản. Đức rút bài học kinh nghiệm nhiều năm cải cách kinh tế ở một số nước XHCN theo cách thứ nhất không mấy thành công, Trung Quốc đã sáng tạo ra hình mẫu "cải cách tuần tự" riêng có hệ thống chính trị không thay đổi, tập trung hoá một số những cơ sở kinh tế, tự do hoá bộ phận giá cả, thị trường tài chính và kinh tế đối ngoại… và hết sức tránh các "liệu pháp sốc.

Tuy nhiên, nếu xét về chiều sâu thì cải cách kinh tế của Trung Quốc vẫn chưa hoàn thành căn bản. Tạo lập được thể chế mới đã khó những để có được sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các lĩnh vực, các ngành, các vùng kinh tế nhằm thể hiện và phát huy đầy đủ tính ưu việt của thể chế mới trong khuôn khổ cơ cấu kinh tế hợp lý còn khó hơn. Đến một giai đoạn nhất định, cải cách phải kết thúc nhanh quá trình đi từ lĩnh vực kinh tế thứ yếu để dấn sâu vào lĩnh vực kinh tế trọng yếu, từ

dưới lên trên rồi từ trên xuống dưới và "pháp chế hoá" chính quá trình đó. Đây không hề đồng nghĩa với "một bước là tới" theo kiểu "liệu pháp sốc", nhưng về mặt tư tưởng, cải cách của Trung Quốc không câu nệ vào phương pháp "tiến bước một", trường hợp cần thiết vẫn tăng nhanh bước đi cải cách ở một vài mắt xích quan trọng (như: phát triển nông nghiệp, lành mạnh hoá hệ thống tài chính - ngân hàng, tự do hoá thương mại…) và tuân thủ quy luật lượng "biến", chất "đổi", khắc phục trạng thái trì trệ, nảy sinh do chủ quan vui mừng quá sớm với thành quả đạt được.

Thứ năm, các nhà lãnh đạo và quản lý nói chung thực sự cầu thị và vận dụng sáng tạo kinh nghiệm nước ngoài vào hoàn cảnh thực tiễn Trung Quốc. Cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc lúc đầu chưa có nhiều kinh nghiệm, những điều kiện tiền đề cho cải cách đều thua xa so với Nga và các nước Đông Âu trong cùng bối cảnh. Trung Quốc đã nhấn mạnh việc tích cực học tập kinh nghiệm của nước ngoài, mạnh dạn tiếp thu thành quả văn minh của nhân loại bao gồm tất cả những phương thức kinh doanh tiên tiến và phương thức quản lý sản xuất hiện đại. Thành tựu và kinh nghiệm đạt được trong cuộc cải cách kinh tế mang tính thử nghiệm của một số nước XHCN trước đây như Nam Tư, Hungari, Ba Lan… đều được "mổ xẻ" tìm tòi. Một số kinh nghiệm thành công của những nước và khu vực phát triển hoặc tương đối phát triển, trải qua thời gian dài đã hình thành lên những mô thức đặc thù về thể chế quản lý và cơ chế vận hành kinh tế, như: Anh, Mỹ, Tây Đức, Bắc Âu, Nhật Bản và Đông Âu… kể cả những nước từng quá độ lên kinh tế thị trường từ nền kinh tế chỉ huy trước thế chiến thứ hai, đều được tập trung nghiên cứu. Nhờ tiếp thu kinh nghiệm bên ngoài có chọn lọc và biết sáng tạo, tuỳ thuộc điều kiện hoàn cảnh cụ thể, Trung Quốc tránh được tình trạng dập khuân máy móc và xây dựng nền thể chế kinh tế XHCN mang màu sắc Trung Quốc.

Chẳng hạn, về cải cách nông thôn, con đường tư hữu hoá đất đai theo kiểu phương Tây và Ba Lan đã bị cương quyết gạt bỏ. Điều này khác hẳn với nước Nga lâu nay, nơi mà nhà nước chẳng ngần ngại đưa đất đai vào tự do hoá thương mại, nhằm bù đắp thâm thủng ngân sách nặng nề (theo giáo sư, tiến sĩ kinh tế

Quốc cũng không theo cách cải tiến hoàn thiện nông trường quốc doanh và nông trang tập thể mà một số nước XHCN trước đây đã làm. Cuối cùng thì việc kiên trì sở hữu tập thể đất đai, thực hiện cơ chế kinh doanh khoán sản lượng theo hộ nông dân đã đem lại thành công lớn (điểm này Việt Nam cũng có những nét tương đồng). Tương tự, về cải cách xí nghiệp, Trung Quốc kiên trì lấy chế độ công hữu làm chủ thể, phát triển nhiều hình thức chế độ sở hữu, tích cực mở rộng tỷ trọng xí nghiệp phi công hữu và từng bước mở rộng quyền tự chủ đối với xí nghiệp quốc hữu. Hoặc để phát triển thị trường, cải tiến lưu thông phân phối, Trung Quốc không áp dụng máy móc cách thức mà Tây Đức, Nhật Bản từng làm sau chiến tranh thế giới thứ 2, cũng không theo cách làm của một số nước Đông Âu thiên về can thiệp hành chính và hiệp thương nghị viện. Trung Quốc kiên trì đi theo định hướng thị trường, lấy cải cách giá cả làm trọng điểm, từng bước mở rộng khả năng tự điều tiết của thị trường, phát huy hữu hiệu vai trò của nó trong việc phân bổ, sử dụng tối ưu các nguồn lực, phá bỏ dần chủ nghĩa bình quân, hợp lý hoá quá trình phân phối thu nhập, thực hiện nguyên tắc coi trọng cả hiệu quả kinh tế lẫn công bằng xã hội, nhưng nhấn mạnh tính hiệu quả, hạn chế phân hóa giàu nghèo, từng bước thực hiện xã hội đồng tiến.

Cuối cùng, cải cách chuyển đổi của Trung Quốc không để sức ép "bao cấp, bảo hộ" của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn và các DNNN tạo thêm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, mà tìm cách "đẩy" nó ra ngoài bằng con đường phi công hữu hoá. Nhà nước đã giải phóng giá nông phẩm và tự do hoá giá cả của khu vực phi nhà nước, nhưng vẫn tiếp tục kiểm soát một bộ phận giá cả của khu vực nhà nước. Mức độ bảo hộ mậu dịch dần được giảm bớt nhờ sự lớn mạnh không ngừng và sức cạnh tranh gia tăng của sản xuất nội địa nhằm đáp ứng những yêu cầu gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Ngay chính việc "mở cửa" ra bên ngoài cũng được thực hiện tuần tự, trước hết qua trung gian, giới hạn hoạt động ở các đặc khu kinh tế, sau đó mở rộng ra các vùng khác. Đặc biệt là nhanh chóng khắc phục sự yếu kém của hệ thống tài chính - ngân hàng, Trung Quốc kết hợp gấp rút tăng khả năng tự chủ tài chính của khu vực phi nhà nước. Ưu thế nổi bật của Trung Quốc là tích luỹ, tiết kiệm nội bộ đạt mức cao, tiền gửi ngân hàng của dân chúng đã hỗ trợ mạnh mẽ sự

thiếu hụt tài chính của các doanh nghiệp. Sự thâm hụt các nguồn tài chính do hệ thống thuế khóa chưa hiệu quả được bù lại bằng mức độ tiết kiệm đặc biệt cao nên không gây ra lạm phát trầm trọng trong khoảng thời gian dài của quá trình cải cách.

Suy nghĩ bước đầu về công cuộc cải cách kinh tế ở Việt Nam. Thành quả 10 năm cải cách kinh tế của Việt Nam phản ánh nhiều nét khác biệt so với các hình mẫu từng được áp dụng ở một số nền kinh tế chuyển đổi khác nhau, ngoại trừ Trung Quốc. Cách làm của Việt Nam ngẫu nhiên có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc, mà trước hết là mọi nỗ lực cải cách chuyển đổi đều đảm bảo duy trì tính ổn định của hệ thống chính trị - xã hội. Thực tiễn cải cách ở hai quốc gia láng giềng của nhau, có cùng thể chế chính trị và xuất phát điểm, cùng định hướng mục tiêu chính trị lâu dài, đã chỉ rõ để cải cách thành công vấn đề không phải là tốc độ, mà là đường hướng đúng, mức độ và phạm vi cải cách vừa tầm. Nhờ vậy mà cả Trung Quốc và Việt Nam đều là hai nước chiếm vị trí đặc biệt trong nhóm nước có mức độ tăng trưởng nhanh, bền vững, liên tục trong suốt thời kì cải cách chuyển đổi với một nền chính trị và xã hội ổn định.

Bước đầu cải cách kinh tế ở Việt Nam đã khá thành công với 5 nội dung then chốt là: (1) tự do hoá phần lớn giá cả và thị trường; (2) tạo mọi điều kiện cho sản xuất - kinh doanh của các thành phần kinh tế "bùng ra", trong đó nổi bật là cải tiến mạnh quản lý kinh tế trong nông nghiệp; (3) kiềm chế lạm phát, ổn định sức mua đồng tiền; ổn định kinh tế vi mô; (4) đẩy mạnh cải cách tài chính, tiền tệ và ngân hàng; (5) bước đầu sắp xếp lại khu vực DNNN và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, tập trung khai thác nội lực gắn với sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực huy động từ bên ngoài, từng bước hội nhập với cộng đồng kinh tế khu vực và thế giới. Cải cách tập trung vào 5 nội dung then chốt đã góp phần nới lỏng có kiểm soát tổng cầu vốn bị kìm hãm trước đây, tạo ra sự kích thích tăng trưởng về tổng cung theo mức tiềm năng của toàn bộ nền kinh tế. Do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan từ cuối năm 1997 trở lại đây, dường như tốc độ cải cách đã bị chững lại. Hiệu năng hoạt động của nền kinh tế Việt Nam giảm sút, phản ánh những vấn đề bất cập về cơ cấu kinh tế,

Yêu cầu đẩy mạnh cải cách đi và chiều sâu ở giai đoạn hiện nay phải nhằm vào 2 hướng cơ bản: một mặt, cơ cấu lại nền kinh tế trong nước, thiết lập tương quan tổng cung - tổng cầu trên bình diện vi mô mới, chú ý khai thác những mặt mạnh của các yếu tố nội lực, có tính đến "mở cửa" rộng hơn ra thị trường bên ngoài;

Một phần của tài liệu vai trò của nhà nước trong công cuộc cải cách mở cửa kinh tế ở trung quốc (Trang 26 - 37)