8.1. Khái niệm về Ext2, ext3, ext4
Ext2:
Ext2 là viết tắt của hệ thống tập tin mở rộng thứ hai.
Nó được giới thiệu vào năm 1993. Phát triển bởi Rémy Card.
Điều này đã được phát triển để vượt qua giới hạn của hệ thống tập tin gốc ext. Ext2 không có tính năng nhật ký.
Trên ổ đĩa flash, ổ đĩa usb, ext2 được khuyến khích, vì nó không cần phải làm đầu của nhật ký.
Kích thước tệp tối đa cá nhân có thể từ 16 GB đến 2 TB Kích thước tệp tin ext2 tổng thể có thể từ 2 TB đến 32 TB Tạo một hệ thống tập tin ext2: Mke2fs / dev / sda1
Ext3:
Ext3 là viết tắt của hệ thống tập tin mở rộng thứ ba.
Nó được giới thiệu vào năm 2001. Phát triển bởi Stephen Tweedie. Bắt đầu từ Linux Kernel 2.4.15 ext3 đã có sẵn.
Lợi ích chính của ext3 là nó cho phép journaling.
Nhật ký có một khu vực chuyên dụng trong hệ thống tập tin, nơi tất cả các thay đổi được theo dõi. Khi hệ thống gặp sự cố, khả năng tham nhũng hệ thống tập tin ít hơn do nhật ký.
Kích thước tệp tối đa cá nhân có thể từ 16 GB đến 2 TB Tổng thể kích thước tệp tin ext3 có thể từ 2 TB đến 32 TB Có ba loại nhật ký có sẵn trong hệ thống tệp ext3.
Được đặt hàng - Chỉ siêu dữ liệu được lưu trong tạp chí. Siêu dữ liệu chỉ được ghi nhật ký sau khi ghi nội dung vào đĩa. Đây là mặc định.
Viết lại - Chỉ siêu dữ liệu được lưu trong nhật ký. Siêu dữ liệu có thể được ghi nhật ký trước hoặc sau khi nội dung được ghi vào đĩa.
Có thể chuyển đổi một hệ thống tập tin ext2 sang hệ thống tập tin ext3 trực tiếp (không sao lưu / khôi phục lại).
Tạo một hệ thống tập tin ext3:
Mkfs.ext3 / dev / sda1
Hoặc
Mke2fs -j / dev / sda1
Ext4:
Ext4 là viết tắt của hệ thống tập tin mở rộng thứ tư. Nó được giới thiệu vào năm 2008.
Bắt đầu từ Linux Kernel 2.6.19 ext4 đã có.
Hỗ trợ kích thước tập tin rất lớn cá nhân và kích thước hệ thống tập tin tổng thể. Kích thước tệp tối đa cá nhân có thể từ 16 GB đến 16 TB
Hệ số tệp tin ext4 tối đa là 1 EB (ngoại tuyến). 1 EB = 1024 PB (petabyte). 1 PB = 1024 TB (terabyte).
Thư mục có thể chứa tối đa 64.000 thư mục con (so với 32.000 trong ext3)
Bạn cũng có thể gắn kết một ext3 fs hiện tại như ext4 fs (mà không cần phải nâng cấp nó).
Một số tính năng mới khác được giới thiệu trong ext4: phân bổ multiblock, phân bổ chậm, checksum tạp chí. Nhanh chóng fsck, Tất cả bạn cần biết là những tính năng mới đã cải thiện hiệu suất và độ tin cậy của hệ thống tập tin khi so sánh với ext3.
Trong ext4, cũng có tùy chọn bật tính năng nhật ký "off". Tạo một hệ thống tập tin ext4:
Mkfs.ext4 / dev / sda1
hoặc
Mke2fs -t ext4 / dev / sda1
8.2. Cách format Ổ cứng, Mount, unmuont, fstab
Trên Linux, sử dụng lệnh fdisk để phân chia partition của ổ cứng, mkfs để format, mount để gắn một partition đã format vào một mount point, umount để ngắt kết nối một thiết bị khỏi máy, chỉnh sửa fstab để Linux có thể tự động mount khi boot.
Hệ thống Linux chỉ có một cây thư mục duy nhất bắt đầu từ / (root). Các thiết bị lưu trữ đều phải liên kết tới một vị trí nào đó trong cây thư mục này. Mount là hành động liên kết một thiết bị lưu trữ đến một vị trí trong cây thư mục.
Hình 8. 1. Cây thư mục
Nếu không mount thiết bị vào một thư mục nào đó thì chưa thể sử dụng nó.
Ví dụ: Khi cho đĩa CD/DVD vào thì Linux sẽ tự động ghi nhận và tạo file thiết bị
trong thư mục /dev là /dev/cdrom. Lúc này chưa thể truy cập các file có trong đĩa CD/DVD đó được mà phải mount thiết bị đó đã.
$ mount /dev/cdrom /media/cdrom
Để mount một thiết bị sử dụng lệnh như sau:
# mount -t <định dạng> <đường dẫn file thiết bị> <mount point>
Ví dụ: cần mount phân vùng thứ nhất của đĩa cứng thứ hai /dev/sdb1 có định dạng
file system là Ext4 vào thư mục /mnt làm như sau:
$ mount -t ext4 /dev/sdb1 /mnt
Unmount
umount (chú ý: không phải unmount) để ngắt kết nối thiết bị khỏi hệ thống. Ví dụ để gỡ bỏ ổ CD-ROM gõ lệnh:
$ umount /mnt/cdrom
hoặc
$ umount /dev/cdrom
Nếu rút trực tiếp thiết bị khỏi máy tính mà không unmount trước thì có thể dữ liệu trên thiết bị sẽ bị lỗi hoặc tệ hơn làm hỏng luôn thiết bị!
Fstab (File system table) là một bảng lưu trữ thông tin về các thiết bị, mount point và các thiết lập của nó. Khi khởi động hệ thống Linux sẽ đọc thông tin trong file này và tiến hành tự động mount thiết bị. Vì file /etc/fstab được lưu dưới dạng Plaintext nên có thể sửa nó dễ dàng.
Cấu trúc file fstab:
− Cột 1: Lưu tên thiết bị (UUID) hoặc đường dẫn tới file thiết bị trong thư mục /dev. − Cột 2: Cho biết mount point (thiết bị đó được mount tới thư mục nào).
− Cột 3: Định dạng file system của thiết bị. Thông thường là: Ext2, Ext3, Ext4, ReiserFS, swap, Vfat (FAT16, FAT32), NTFS, nfs, auto…
− Cột 4: các tùy chọn. Nếu có nhiều tùy chọn thì chúng được phân cách bởi dấu phẩy. Dưới đây là 1 số tùy chọn đáng chú ý:
• auto: tự động mount thiết bị khi máy tính khởi động.
• noauto: Bạn phải tự chạy lệnh mount sau khi khởi động hệ thống. • user: cho phép người dùng thông thường được quyền mount. • nouser: chỉ có người dùng root mới có quyền mount.
• exec: cho phép chạy các file nhị phân (binary) trên thiết bị. • noexec: không cho phép chạy các file binary trên thiết bị. • ro (read-only): chỉ cho phép quyền đọc trên thiết bị. • rw (read-write): cho phép quyền đọc/ghi trên thiết bị.
• sync: thao tác nhập xuất (I/O) trên filesystem được đồng bộ hóa. • async: thao tác nhập xuất (I/O) trên filesystem diễn ra không đồng bộ.
• defaults: tương đương với tập các tùy chọn rw, suid, dev, exec, auto, nouser, async
− Cột 5: là tùy chọn cho chương trình sao lưu filesystem. Điền 0: bỏ qua việc sao lưu, 1: thực hiện sao lưu.
− Cột 6: là tùy chọn cho chương trình fsck dò lỗi trên filesystem. Điền 0: bỏ qua việc kiểm tra, 1: thực hiện kiểm tra.
8.3. Kiểm tra dung lượng HDD, file, thư mục
- Để kiểm tra dung lượng ổ cứng, có thể dùng câu lệnh: df - Df có thể hiện thị chi tiết các thư mục được liệt kê
- Để kiểm tra dung lượng file, thư mục sử dụng lệnh du:
+ để xem dung lượng thư mục tunvh trong /home: $ du /home/tunvh
+ Để xem tổng dung lượng trong thư mục tunvh
$ cd /home/tunvh
$ du –ch | grep total
- Để xem dung lượng file và folder cụ thể, có kèm theo đơn vị tính: $ du -ah