Sự chuyển hoá của tiến hành tư bản

Một phần của tài liệu Giáo trình học Kinh tế chính trị (Trang 25 - 26)

4.1. Hàng hóa sức lao động

4.1.1. Sức lao động và sự chuyển hoá sức lao động thành hàng hoá

Sức lao động (SLĐ) là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong mỗi con người và được người đó sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Sức lao động là cái có trước, còn lao động chính là quá trình vận dụng sức lao động. Trong mọi xã hội, sức lao động đều là yếu tố của sản xuất, nhưng sức lao động chỉ trở thành hàng hoá khi có các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, người lao động phải được tự do về thân thể, phải có khả năng chi phối SLĐ ấy và chỉ bán SLĐ trong một thời gian nhất định. Thứ hai, người lao động không có các nguồn lực nào khác ngoài sức lao động, muốn sống chỉ còn cách bán sức lao động cho người khác sử dụng. Ngoài ra, trong nền kinh tế thị trường, việc sử dụng sức lao động dưới dạng hạch toán như một nguồn lực đầu vào, thì sức lao động cũng được coi là hàng hoá.

Việc sức lao động trở thành hàng hoá đánh đấu một bước ngoặt cách mạng trong phương thức kết hợp người lao động với tư liệu sản xuất, là một bước tiến lịch sử so với chế độ nô lệ và phong kiến.

4.1.2. Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động

Giống như các hàng hoá khác, hàng hoá sức lao động cũng có hai thuộc tính. Giá trị của hàng hoá sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra nó quyết định. Giá trị sức lao động được quy về giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động,để duy trì đời sống của người làm thuê và gia đình họ. Giá trị hàng hoá sức lao động khác với

hoàn cảnh lịch sử của từng nước, từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được, vào điều kiện lịch sử hình thành giai cấp công nhân và cả điều kiện địa lý, khí hậu.

Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao độngthể hiện ở quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động để sản xuất ra một hàng hoá, một dịch vụ nào đó. Trong quá trình lao động, sức lao độngtạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động, trong CNTB gọi là giá trị thặng dư. Đó cũng chính là đặc điểm riêng có trong giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động.

4.2. Công thức chung của tư bản (T – H – T’), nhà tư bản tìm được trên thị trường các hàng hoá đầu vào một loại hàng hoá đặc biệt, có khả năng bảo tồn giá trị của nó và còn làm cho giá trị tăng thêm (đó chính là giá trị thặng dư). Do đó, việc tìm ra và lý giải phạm trù hàng hoá sức lao động được coi là chìa khoá giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản.

Trong nền kinh tế thị trường nói chung, việc hạch toán yếu tố sức lao động cũng được đặt trên cơ sở hàng hoá. Vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng tạo ra sản phẩm thặng dư. Điều này gắn với việc nâng cao số lượng, chất lượng sức lao động và kết hợp tốt sức lao động ấy với các nguồn lực khác của sản xuất.

Một phần của tài liệu Giáo trình học Kinh tế chính trị (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)