- Từ trước tới nay các cột tạm (Kingpost) đều được tựa lên một cọc khoan nhồi, đường kính của cột không lớn hơn đường kính của cọc, trên mỗi cọc là một
3. Thi công đào đất tầng hầm
Khi bê tông dầm và sàn đã đạt được 70% cường độ thiết kế thì ta tiến hành đào đất đến sàn tầng hầm thứ nhất. Công việc đào đất có thể được thực hiện bằng cơ giới hoặc bằng đào thủ công, nó phụ thuộc vào loại đất và quy mô của công trình. Việc vận chuyển đất lên mặt đất được thực hiện bằng cần trục, đất được đưa qua các lỗ sàn chừa sẵn như ô cầu thang bộ, thang máy hoặc được vận chuyển bằng xe ô tô ra bãi thải.
3.1. Thi công bằng phương pháp thủ công
• Với những công trình có tầng hầm không sâu lắm, mặt bằng thi công chật hẹp, lưới cột dầy
thì biện pháp đào đất băng thủ công là khả thi. Việc đào đất được bắt đầu từ các lỗ sàn để chừa sẵn, đất đào được gom đổ vào các thùng chứa có quai để móc vào móc cẩu khi đất đầy cần trục sẽ cẩu lên đổ vào nơi quy định hoặc đưa lên xe ô tô chở đến nơi cần đổ.
• Trong quá trình đào khi gặp lớp nước ngầm ta phải đào hố thu nước và dùng bơm để bơm.
3.2. Thi công bằng cơ giới
• Việc đưa máy đào và máy xúc xuống làm việc ở tầng hầm sẽ gặp nhiều khó khăn do mặt bằng thi công chật hẹp, hệ cột tạm cũng như sàn tầng đã thi công đều gây cản trở cho máy móc làm việc. Kinh nghiệm chỉ ra rằng với lưới cột từ 4x4m trở lên và chiều cao tầng lớn hơn 4m thì những cản trở này là không đáng ngại
• Với các công trình có mặt bằng chật hẹp: Trước hết cho máy đào xuống làm tơi đất và máy ủi gom đất lại thành đống sau đó dùng máy xúc để xúc đất vào thùng chứa đưa lên mặt đất bằng cần trục. Thùng chứa được cấu tạo có đáy mở được để trút đất ra. Nếu dùng vận thăng để chuyển đất lên thì nên dùng loại vận thăng có sức nâng lớn để nâng cả ô tô tự đổ (ô tô đã đầy đất) lên mặt đất.