Chính sách sản phẩm:

Một phần của tài liệu tiểu luận NGHIÊN CỨU ĐỀ ÁN KHỞI SỰ KINH DOANH (Trang 34 - 41)

- Sản phẩm là bất cứ những gì để đưa vào một thị trường để tạo ra sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu thụ nhằm thỏa mãn một nhu cầu hay ước muốn.nó có thể là những vật thể, những dịch vụ hay con người, những địa điểm những tổ chức và những suy nghĩ. 1. Ba mức độ của sản phẩm: Sản phẩm cốt lõi Sản phẩm cụ thể Sản phẩm phụ gia - Sản phẩm cốt lõi:

+ Trả lời câu hỏi “ người mua thực sự đang mua cái gì “ . Mỗi sản phẩm thực ra chỉ là một dịch vụ nhằm giải quyết một vấn đề nào đó.

+ Thưc tế nghiên cứu :

 Nhằm giải quyết vấn đề khan hiếm về tài nguyên trong ngành thực phẩm và bệnh dịch ở các loại động vật, gia súc gia cầm.

 Nhu cầu của con người ngày càng cao trong cả lĩnh vực thời trang cũng như trong lĩnh vực ăn uống , con người luôn muốn có những sản phẩm mới lạ , đặc biệt là những sản phẩm thể hiệnh bản thân, vì thế những món ăn côn trùng ra đời nó cũng góp phần thể hiện đẳng cấp của phái mạnh.

 Từ những vẫn đề trên chúng tôi xây dựng dự án mở một nhà hàng với các món ăn côn trùng.Món ăn công trùng là một loại thực phẩm mới trên thị trường Việt Nam và loại thức ăn bổ chứa nhiều protein và chất dinh dưỡng , có lợi cho sức khỏe con người.

+ Người thiết kế sản phẩm phải biến cốt lõi sản phẩm thành phần sản phẩm hữu hình, phần sản phẩm đặc tính có 5 đặc tính sau. Một mức chất lượng, những đặc điểm, một kiểu dáng, một tên hiệu, và bao bì.

+ Qua nghiên cứu thực tế thì các sản phẩm của quán ăn côn trùng mà nhóm tạo ra có đủ các đặc điểm của một sản phẩm tiêu dùng , phục vụ cho nhu cầu ăn uống của khách hàng , tên sản phẩm vô cùng phong phú với rất nhiều tên gọi hấp dẫn và mới lạ,tên một số món ăn của quán như :châu chấu rang, Châu chấu xào sả ớt, lẩu châu chấu,nhộng tằm rang lá chanh hoặc hoa hẹ,nhộng ong kẹp gắp nướng lá nhàu, bọ cạp nướng, bọ xít chiên, trứng kiến 7 món, bọ xít rang bơ…những món ăn này đảm bảo chất lượng an toàn vì bản thân những con côn trùng châu chấu, cà cuống, nhộng này hoàn toàn không độc tố, và như loại nhộng tằm thì được nuôi bởi các cơ sở sản xuất tơ, được con người cho ăn lá dâu, lá sắn nên rất đảm bảo vệ sinh, mặt dù bên cạnh đó thì cũng có những món ăn được làm ra từ những loài côn trùng có độc tố nhưng nó cũng qua các khâu chế biến nên đảm bảo an toàn vệ sinh cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó thì ta cũng không thể bỏ qua được một giá trị quang trọng mà nó mang lại đó là hàm lượng dinh dưỡng của nó.Nhìn chung các loại côn trùng có độ đạm cao, do vậy năng lượng cũng cao (ví dụ 100gr châu chấu có tới 24,3gr protein cung cấp 130kcal, 100gr nhộng cung cấp 13gr protein cung cấp 111kcal nếu so sánh với những loại đạm chuẩn như thịt gà thì lượng đạm trong loài côn trùng như châu chấu còn cao hơn trong thịt gà (100 thịt gà nạc có 20,3gr protein (ít hơn so với châu chấu), cung cấp năng lượng 199kcal. Ngoài ra các côn trùng còn giàu hàm lượng canxi và vi khoáng: 100gr châu chấu cung cấp 210mg canxi, 270mg phospho, 100gr nhộng cung cấp 40mg canxi và 109mg phosphor. Như vậy là cao hơn gần 10 lần so với thịt gà, thịt lợn (100g thịt gà nạc cung cấp 12mg canxi, 200mg phosphor).

+ Tóm lại một số loại côn trùng quen thuộc trong danh mục ẩm thực đã được phân tích trong bảng thành phần hóa học thức ăn Việt Nam (châu chấu, nhộng tằm) cho thấy có lượng đạm và hàm lượng canxi, khoáng cao, năng lượng cao. Có giá trị dinh dưỡng tốt.

- Sản phẩm gia tăng:

+ Nhà thiết kế đưa ra thêm những dịch vụ và ứng dụng bổ sung để tao thành sản phẩm phụ gia.Đây là phần giá trị gia tăng dành cho khách hàng, tạo ra sự khác biệt vê sản phẩm và thúc đẩy người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm.

+ Để có thể tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh , nhà hàng đã quyết định đưa vào thêm các dịch vụ đi kèm như sau để gia tăng sự thu hút đối với khách hàng, gây ấn tượng về thương hiệu của quán ăn trong lòng khách hàng:

+ Dịch vụ giữ xe miễn phí.

+ Có dịch vụ giải quyết các thắc mắc của khách hàng đối với chất lượng món ăn hay bất kỳ những sự phàn nàn nào về quán.

+ Không gian ăn uống được bố trí thoáng mát, đơn giản toạ cảm giác gần gũi với thiên nhiên với những mái che được làm từ lá ….

+ Các thiết bị như điện nước hay nhà vệ sinh được xây dựng miễn phí, sạch sẽ nhằm đáp ứng nhu cầu cho khách hàng.

2. Phân loại sản phẩm:

- Sản phẩm và dịch vụ thường được xếp vào hai loại sản phẩm chính dựa trên loại khách hàng sử dụng chúng , đó là sản phẩm tiêu dùng và sản phẩm công nghiệp. Ngoài ra nó còn dựa trên độ bền của sản phẩm.

- Qua thực tế, dựa vào các tiêu chí trên thì ta có thể thấy sản phẩm của nhóm tạo ra đó chính là sản phẩm tiêu không bền và là sản phẩm tiêu dùng, phục vụ cho nhu cầu của cá nhân khách hàng.

- Các món ăn của quán ăn côn trùng là những món ăn nhanh, đáp ứng nhanh đối với nhu cầu của khách hàng , đây là những sản phẩm tiện dụng, giá thấp so với các sản phẩm khác nên cần áp dụng chính sách marketing đáp ứng nhanh chóng , luôn có sẵn đáp ứng khi khách hàng cần.

- Do đặc thù của các món ăn khác nhau ,tùy thuộc vào từng món ăn côn trùng khác nhau thì có những cách chế biến đơn giản hay cầu kì, nên cần phải có sự chuẩn bị sẵn nguyên vật liệu và những công đoạn chung khi xử lí côn trùng, nó làm giảm được thời gian chờ đợi của khách khi gọi món ăn như đối với châu chấu , trứng kiến , giun , bọ xít … những loại này cần phải sơ chế trước , làm sẵn để giảm bớt thời gian khi chế biến.Hay đối với những món ăn côn trùng có độc tố thì giai đoạn đầu tiên là giai đoạn vô cùng quan trọng, cần có sự cẩn thận và thời gian để xử lý nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho khách hàng, tạo được uy tín cho quán.

3. Quyết định về phối thức sản phẩm:

- Khi quyết định đưa ra một quyết định phối thức sản phẩm , thì luôn có sự phân tích và đánh giá kỹ lưỡng đến các khía cạnh kinh doanh và đối với một quán ăn nhỏ , mới thành lập với quy mô và tiềm lực kinh tế hạn chế thì chiến lược mà được áp dụng ở đây đó là chiến lược một sản phẩm, cửa hàng tập trung vào việc chế biến các món ăn từ côn trùng, chỉ với nguồn nguyên liệu từ côn trùng nhưng quán cố gắng đưa ra những món ăn ngon, mới lạ hấp dẫn khách hàng.

4. Chiến lược Marketing theo chu kỳ sản phẩm:

a. Giai đoạn giới thiệu sản phẩm:

- Đây là giai đoạn đưa các sản phẩm mới ra thị trường , trong giai đoạn này mức lợi nhuận có thể âm do vì sản phẩm mới đưa ra thị trường nên số người biết đến còn hạn chế, doanh số vẫn còn thấp, trong lúc đó chi phí bỏ ra cho việc sản xuất, phân phối , cổ động là cao nên doanh thu lúc này hạn chế.

- Và việc đưa vào thị trường Đà Nẵng những món ăn của quán ăn côn trùng, nhóm đã có sự cân nhắc giữa hai biến số giá và cổ động để đưa ra chiến lược thâm nhập nhanh, là chiến lược tung sản phẩm mới ra thị trường với mức độ cổ động và giá ban đầu thấp, nó là chiến lược cho một thị trường Đà Nẵng lớn, và đa số là khách hàng ở đây chưa biêt đến các sản phẩm được chế biến từ thức ăn côn trùng , hiện tại ở thành phố Đà Nẵng chỉ có một quán ăn côn trùng nên số lượng khách hàng có thể biết đến món ăn này rất hạn chế, nên hầu hết mọi người mua đều có sự nhạy cảm với giá vì họ chưa biết nó như thế nào, có phù hợp với mức giá mà họ bỏ ra hay không, cùng với đặc điểm nhân khẩu học của vung thì dân cư ở đây ngoài người dân bản địa thì có mộ phần lớn người dân ở các vung khác đến sống, làm việc và học tập….nên mức thu nhập của mỗi người dân khác nhau, và để phù hợp với khẩu hiệu cảu quán là “ ngon , bổ , rẻ” => vì thế chiến lược dùng lúc này là phù hợp , nhằm tạo thương hiệu cũng như chất lượng cho sản phẩm để cho mọi người có thể thử và biết đến quán ăn côn trùng với mức giá phù hợp .

b. Giai đoạn tăng trưởng:

- Trong giai đoạn này thì sản phẩm đã có mặt trên thị trường và có nhiều người biết đến thông qua các quảng cáo , phát tờ rơi và đặc biệt là sự quảng cáo từ miệng của các khách hàng đã từng ăn và thưởng thức các món ăn của quán, những lời khen của khách chính là một phương tiện truyền thông có hiệu quả nhất.

- Giai đọan này doanh thu tăng, đã tạo ra sức hấp dẫn đối với các đối thủ cạnh tranh, họ sẽ thâm nhập vào thị trường nhằm tìm kiếm cơ hội sản xuất và thu được lợi nhuận, lúc này đây sự cạnh tranh diễn ra gay gắt, buộc ta phải có các chiến lược nhằm cải thiện tình thế như các biện pháp sau:

+ Cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa ra những món ăn mới lạ , làm phong phú thực đơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đầu tư mở rộng quy mô quán, đầu tư thêm bàn ghế, chén bát, ly …không gian thoáng mát , rộng đủ chổ cho các bữa tiệc lớn khi có khách đặt trước…

+ Thay đổi mục tiêu quảng cáo lúc đầu là làm cho mọi người biết thay bằng chiến lược tạo niềm tin và sự ưa thích đối với sản phẩm, thông qua việc chúng ta tạo được uy tín trong việc đảm bảo an toàn về chất lượng sản phẩm và đặt biệt là cho biết và tin về các chất bổ dưỡng mà nó mang lại cho con người khi đã được kiểm chứng của khoa học.

+ Tạo cho khách cảm giác khi đến quán có cảm giác như tìm thấy hương vị quê nhà qua những món dân dã, tạo cho họ có thể lui tới thường xuyên.

+ Áp dụng chính sách giảm giá đối với những khách hàng quen khi ăn với số lượng lớn.

- Đối với một sản phẩm bất kỳ thì đến một thời điểm nào đó , mức tăng doanh số của sản phẩm sẽ chậm dần lại và sản phẩm bước vào giai đoạn sung mãn tương đối.

- Thì đối với các sản phẩm trong dịch vụ ăn uống cũng như thế, trong lúc này sản phẩm đã quá quen thuộc với khách hàng, các nhà marketing cần đưa ra chiến lược phù hợp bằng các cách:

+ Đổi mới thị trường :làm tăng sản phẩm hiện tại theo theo cách tăng số người sử dụng sản phẩm, bằng cách tìm kiếm khách hàng mới, làm thay đổi thái độ của những khách hàng khó tính và chưa sử dụng sản phẩm, khi quán ăn côn trùng ra đời thì thị trường mục tiêu mà sản phẩm hướng đến là phía mạnh, do đại đa sô chị em phụ nử cảm thấy ghê sợ khi thấy những món ăn này, đây là lúc chúng ta tím những khách hàng mới này để có thể thay đổi tình hình hiện tại.

+ Đổi mới sản phẩm:nâng cao chất lượng món ăn, trình bày hấp dẫn, bắt mắt, hương vị đậm đà hơn, trong từng món ăn tạo cho khách hàng những cảm giác mới lạ, như một đĩa châu chấu được bày trí “thành hàng thành lối” rất bắt mắt. Chúng được vặt cánh gọn gàng, được rang vàng rộm và được trang trí bắt mắt với trái cà chua đỏ rực..

+ Cải tiến phối thức marketing : cân nhắc khả năng có thể giảm giá bán để có thể thu hút khách hàng mới và khách hàng của các đối thủ cạnh tranh, dành những giá ưu đãi cho các khách hàng quen.

d. Giai đoạn suy thoái:

- Đôi với các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực này thì trong giai đoạn này khó để có thể trở lại như lúc đầu, lúc này biện pháp có thể thực hiện lúc này thực hiện chiến lược marketing thu hoạch , thu hồi nốt sản phẩm còn lại có nghĩa là cắt giảm các chi phí (về đầu tư cơ sở, thiết bọ , nghiên cứu , quảng cáo , số lượng nhân viên..) với hy vọng là là doanh số có thể đứng vững trong một thời gian nữa , nếu thành công thì nó có thể mang lại thêm một chút lợi nhuận nếu không thì chỉ còn quyết định chấm dứt hoạt động kinh doanh đối với sản phẩm này.

5. Quyết định về sản phẩm:

a. Quyết định về thiết kế sản phẩm:

- Sản phẩm của quán ăn côn trùng là sản phẩm tiêu dùng, nó không phải là các sản phẩm công nghiệp nên khi lựa chọn thiết kế sản phẩm với mục đích tạo ra được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, qua cuộc nghiên cứu điều tra thị hiếu của người tiêu dùng, thì đã cho ra kết quả là trên địa bàng Đà Nẵng, có nhiếu đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực đồ ăn nhậu nhưng vẫn chưa thấy các món nhậu được chế biến từ các côn trùng xung quang chúng ta, vì thế việc quyết định cho ra đời các món nhậu côn trùng nhằm làm phong phú thêm thực đơn trong bàn nhậu và có thể cung cấp một hàm lượng dinh dưỡng cao.

i. Chất lượng:

- Chất lượng của sản phẩm là một công cụ định vị chính của người làm marketing, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực của sản phẩm , giá trị và sự thỏa mãn của khách hàng.

- Các món nhậu côn trùng có thể gây được tiếng vang cũng như sự chú ý vào sự hấp dẫn được khách hàng chính là nhờ vào chất lượng mà nó mang lại cho những người trực tiếp thưởng thức nó, chính chất lượng đã thuyết phục được các vị khách hàng khó tính, và có thể kéo họ về quán thường xuyên do sự tin tưởng về chất lượng mà nó mang lại, bổ và ngon không kém những món ăn quý tộc.

ii. Quản trị chất lượng toàn diện:

- Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra thì luốn có sự quan tâm thường xuyên trong việc cải tiến chất lượng của sản phẩm, không dừng một vị trí mà luôn có sự thay đổi nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt và những món ăn ngon , mới lạ đầy thú vị, đáp ứng nhu cầu của khách hàng , nhu cầu của khách hàng là vô tận , hoạt động theo phương châm “ khách hàng là thượng đế”.

iii. Các đặc tính của sản phẩm:

- Các đặc tính của sản phẩm đó là công cụ để tạo ra sự khác biệt với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh,sự khác biệt là yếu tố tạo nên sự thành công cho tổ chức.

- Với những đặc tính của các con côn trùng mang lại, cái mùi, hình ảnh mà nó để lại trong tâm trí của khách hàng đã tạo được sự khác biệt so với các sản phẩm thay thế của nó, sự ghê sợ chính là yếu tố tạo cho con người sự tò mò muốn thử, muốn khám phá, nó tạo động lực kích thích khách hàng ăn , chính cái mùi vị béo béo cảu những con nhộng được chiên vàng hay độ giòn giòn , bùi bùi nhưng vẫn có mùi hôi đặc trưng của bọ xí, hay hình con bò cạp vàng rộm…. chính những sự khác biệt này tạo nên nét riêng cho món ăn.

IV.Chính sách giá: Giá cả là yếu tố duy nhất tạo ra thu nhập từ sản phẩm trong

Một phần của tài liệu tiểu luận NGHIÊN CỨU ĐỀ ÁN KHỞI SỰ KINH DOANH (Trang 34 - 41)