Thuỷ ngân và hợp chất của nó thường rất độc đối với cơ thể sống. Thuỷ ngân sẽ gây độc cho người khi nồng độ trong nước của chúng là 0,005 mg/l, với cá là 0,008 mg/l.
Thuỷ ngân dễ bay hơi ở nhiệt độ thường, nếu hít phải sẽ rất độc. Trẻ em bị ngộ độc thuỷ ngân sẽ bị phân liệt, co giật không chủ động. Trong nước, metyl thủy ngân là dạng độc nhất, nó làm phân liệt nhiễm sắc thể và ngăn cản quá trình phân chia tế bào.
C - KẾT LUẬN
Như vậy, qua một số tìm hiểu có thể kết luận: Kim loại nặng là yếu tố gây độc hại cao đối với môi trường và cơ thể sống nếu dư lượng của nó vượt quá ngưỡng cho phép.
Trong những năm gần đây khi sự gia tăng dân số chưa có dấu hiệu dừng lại; Quá trình đô thị hóa, sự hình thành các khu công nghiệp ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó ý thức bảo vệ môi trường của người dân, một bộ phận chủ các doanh nghiệp và sự quản lý của các cơ quan chức năng về môi trường còn rất nhiều hạn chế. Điều đó đã đặt môi trường sống nói chung và nước sinh hoạt nói riêng vào tình trạng bị đe dọa ô nhiễm bởi kim loại nặng.
Vì vậy việc xác định hàm lượng và ngưỡng cho phép của một số kim loại nặng trong nước sinh hoạt là việc làm cần thiết để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
D - PHỤ LỤC
Figure. Các nguồn gây ô nhiễm nước sinh hoạt
Công ty Vedan Việt Nam xả nước thải chưa qua xử lý gây ô nhiễm 11km sông Thị Vải. Nguồn: pda.vietbao.vn ngày 11-12-2009
Ô nhiễm con mương chảy qua khu dân cư phia sau khu CN Quang Minh- V.Phúc. Nguồn Báo HN mới 30-5-2010
Công ty Tungkuang (Cẩm Giàng – Hải Dương) xả trực tiếp nước thải không qua xử lý ra môi trường. Nguồn: bee.net.vn ngày 03-6-2010
Rối loạn sắc tố da do nhiễm độc Asen
Nạn nhân của nhiễm dộc thủy ngân ở Minamata đầu những năm 1950.