c) Kết quả nắn theo các phuơng pháp
3.2.2. Xây dựng các module biến đổi hình học
Ở đây xin trình bày tổng quát về các module của cả 3 phép biến đổi hình học sử dụng trong chương trình đó là :Affine, Projective và Polynomial.
Bước 1:Mở 2 ảnh tham chiếu và ảnh cần nắn.
• Bước 2: Chọn các điểm khống chế . Số lượng điểm khống chế GCP cần chọn trong nắn chỉnh hình học ảnh phụ thuộc và phép biến đổi và bậc của đa thức dùng trong phép biến đổi. Bảng 7.1 thể hiện sự phụ thuộc của số lượng điểm khống chế tối thiểu cần chọn tương ứng với các phép biến đổi.
Bảng 7.1 Phép biến đổi và số lượng điểm khống chế cần chọn
Phép biến đổi Công thức biến đổi Số lượng điểm khống chế cần chọn Helmert 4 Affine 6 Pseudo Affine 8 Projection Transform 8 Second – order Conformal 6
Polynomials
2nd order: 9
3rd order: 16
4th order: 25
5th order: 36
Lưu ý khi lựa chọn điểm khống chế:
• Điểm khống chế phải dễ nhận dạng trên ảnh cũng như trên bản đồ; • Phân bố đồng đều trên toàn ảnh, đặc biệt chú ý phân bố trên đường biên.
Cách chọn điểm khống chế: • Ranh giới giữa đất với nước;
• Góc của các công trình xây dựng, con đập, mương, hải cảng; • Mũi đất, ngọn hải đăng, các đảo nhỏ;
• Nhà máy, cao ốc, đường băng sân bay;
• Tâm của các hồ nhỏ, các điểm giao thủy, giao lộ,...
• Không chọn ở những vị trí dễ biến động: bờ sông, ranh giới rừng,...
• Bước 3: Lập và giải hệ phương trình từ các điểm khống chế để tìm ra các hệ số biến đổi.
• Bước 4: Từ các hệ số biến đổi tính toán được tiến hành nắn chỉnh.
3.3.Kết quả đạt được