Vai trò giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trong giai đoạn

Một phần của tài liệu Giáo dục văn hoá ứng xử cho sinh viên theo tư tưởng hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 26)

nay.

Văn hóa giao tiếp và ứng xử từ lâu đã trở thành một vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong nhà trường, vấn đề giao tiếp và ứng xử lại trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.

N hà trường không chỉ dạy chữ và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên mà còn dạy làm người cho các thế hệ sinh viên những chủ nhân tương lai của đất nước. Do đó, ngoài việc truyền thụ và tiếp nhận kiến thức thì giao tiếp ứng xử của thầy và trò trong nhà trường phải được coi là mẫu m ự c... Đấy là những vấn đề vừa được đưa ra trong cuộc bàn tròn có tên “Giáo dục văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử cho sinh viên , thiết thực kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà N ội” của Sở GD&ĐT Hà Nội.

N hiều người cho rằng, văn hóa giao tiếp học đường (VHGTHĐ) hiện đang xuống cấp nghiêm trọng và tại các trường Cao đắng, Đại học, Trung cấp vấn đề này cũng đang bị xem nhẹ. Nhà trường quá tập trung vào giảng dạy kiến thức mà quên đi việc giáo dục nhân cách, giáo dục văn hóa ưng xử cho sinh viên. Thực tế cho thấy, trong môi trường học đường, nơi vốn được coi trọng văn hóa, lại đang diễn ra nhiều điều không văn hóa: Trò coi thường thầy, chửi thầy, sinh viên chửi cãi lộn với nhau, ăn nói thiếu văn hóa ... Rồi

không chỉ sinh viên thiếu văn hóa giao tiếp, mà một số thầy cô giáo cũng chưa đúng mực trong hành xử với học trò là sinh viên của mình, tạo nên sự rạn nứt, đố vỡ trong quan hệ thầy trò, gây bất bình trong xã hội. Chính cách hành xử như vậy của một số các thầy cô cũng làm ảnh hưởng một phần không nhỏ tới cách hành xử của sinh viên.

M ột quan điêm cũng được đưa ra là đê nâng cao văn hóa giao tiêp trong học đường thì văn hóa giao tiếp trong gia đình cần được chú ý hơn. Từ nhỏ, nếu các bạn trẻ sinh viên được giáo dục trong một gia đình nền nếp thì lớn lên dễ dàng trở thành một công dân có văn hóa, phấm chất đạo đức tốt. Giáo dục văn hóa giao tiếp trong gia đình cũng góp phần không nhỏ cho việc hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa đối với các bạn trẻ sinh viên hiện nay.

Ông bà ta thường nói: Tiên học lễ, hậu học văn. Chữ “lễ” ở đây không chỉ là nghi lễ, mà còn bao hàm cả cách cư xử trong cuộc sống, từ câu chào, lời nói đến lòng trắc ân, sự cảm thông với người kh ác... Và từ đó có những hành động cụ thể, ứng xử với nhau trong đời thường.

Đê khẳc phục tình trạng đáng buồn trong ứng xử của thể hệ trẻ, ngành giáo dục hiện nay cũng đang nỗ lực làm sống dậy phương châm đào tạo “tiên học lễ” bằng chuyên đề về giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Việt Nam trong thời kỳ đối mới. Mục đích không gì khác là giáo dục cho sinh viên về nếp sống thanh lịch văn minh, bởi đây là một yêu cầu đầu tiên và cần thiết đối với thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng vì Hồ Chí Minh đã nói: Có tài mà không có đức cũng vô dụng...Hiện nay, những tác động của xã hội hiện đại ảnh hưởng không nhỏ đến sinh viên, từ lối sống, nếp nghĩ, hành v i... làm sao đế sinh viên tiếp cận với cuộc sống hiện đại mà vẫn giữ được những nét đẹp văn hóa truyền thống của cha ông đê lại là những yêu cầu được đặt ra. Nhưng để tạo thành một thế hệ trẻ có thói quen giao tiếp, ứng xử văn hóa, thói

quen ấy lớn dần lên và tạo thành nhân cách thì lại cần sự vào cuộc của cả nhà trường, gia đình và xã hội.

Chương II: Thực trạng giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trong nhưng năm gần đây.

2.1 Tình hình kinh tế xã hội và tác động của nó đối vói văn hóa ứng xử của sinh viên.

Thế kỷ XXI là thế kỷ của văn minh trí tuệ, của sự phát triển KHKT, của nền kinh tế tri thức nên rất cần có những con người trẻ tuổi, có trình độ và năng lực sáng tạo cao, có khả năng tiếp nhận cái mới và biết thay đổi linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự thay đối nhanh chóng của xã hội hiện đ ại,... Giới trẻ của chúng ta, trong đó có sinh viên là đối tượng được sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đối mới với những biến đối vô cùng nhanh chóng, cả về đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần xã hội, đang là đối tượng nhạy cảm nhất trước những biến chuyến này. Toàn cầu hoá vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực đến đạo đức sinh viên hiện nay.

Sinh viên trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người nhưng bên cạnh đó, họ còn mang những đặc điểm riêng. Hầu hết họ là những người còn rất trẻ (ở độ tuổi từ 18 - 25), có tri thức, dễ tiếp thu cái mới, nhạy cảm với các vấn đề chính trị - xã hội; theo học tập trung tại các trường Đại học và Cao đắng trong cả nước (thường ở các đô thị), thường xuyên sinh hoạt trong m ột cộng đồng với những quan hệ khá gần gũi (trường, lớp). Sinh viên là những trí thức trẻ tương lai, họ sẽ là những người đóng vai trò chủ chốt

trong công cuộc CNH, HĐH đất nước. Họ là đại diện cho một thế hệ tiên tiến mới trong xã hội.

Trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập và giao lưu văn hóa quốc tế hiện nay, thanh thiếu niên, những người trẻ tuối - lực lượng kế thừa của đất nước ngày càng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng và là chỉ số dự báo chính xác tương tai của mỗi quốc gia, dân tộc. Với những đặc trưng phô biến: “Năng động, sáng tạo, sinh lực tràn trề, thích tìm tòi, dám nghĩ, dám là m ...” [3,234], tuối trẻ bao giờ cũng là lực lượng nhạy cảm nhất với quá trình giao lưu văn hóa quốc tế. Tuy nhiên trong quá trình này, đi cùng với những thành quả đạt được, những tinh hoa văn hóa chắt lọc được còn là những thách thức lớn đối với giới trẻ.

V ới những biến đổi về cơ cấu kinh tế- xã hội, cấu trúc gia đình hiện nay cũng đã thay đổi (gia đình hạt nhân đang ngày càng phổ biến; kiểu gia đình nhiều thế hệ đã không còn phù hợp). Vai trò cá nhân được đề cao, giới trẻ ngày nay ngày càng trở nên chủ động hơn, có nhiều tự do hơn, và họ cũng bắt đầu vượt ra khỏi những rào ngăn của văn hóa truyền thống để sống cho riêng mình tạo nên một lóp văn hóa riêng gọi là văn hóa giới trẻ. Thanh niên thông qua văn hóa giới trẻ đã khẳng định vai trò, vị trí của mình trong hệ thống chung của xã hội, đó là môi trường đế họ tìm tòi và định hình hướng đi, lối sống - hay còn gọi là bản sắc cho riêng mình.

Thực tế cho thấy giới trẻ ngày nay đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách trước sự du nhập cũng như những ảnh hưởng của nền văn hóa phương Tây. Do thiếu những kiến thức và tinh thần phê phán cần thiết, bên cạnh việc tiếp thu kiến thức tiên tiến và tinh hoa văn hóa từ các nước khác, một bộ phận không nhỏ giới trẻ còn chịu ảnh hưởng của những mặt trái, mặt tiêu cực từ chính những nước này. Chính điều đó đã và đang đặt ra những nhu cầu và đòi hỏi mới đối với việc giáo dục, định hướng, nâng cao nhận thức để

giới trẻ hình thành cho mình những bản sắc văn hóa riêng trong khuôn khố những giá trị và chuẩn mực chung của toàn xã hội trong quá trình hội nhập.

Đe cập đến văn hóa của giới trẻ trong quá trình hội nhập là một vấn đề rất rộng, bao quát nhiều nội dung, hình thức. Chính vì vậy, khi đề cập đến văn hóa của giới trẻ là chúng ta phải nói đến tất cả các lĩnh vực: văn hóa đạo đức, văn hóa pháp luật, văn hóa lao động, văn hóa chính trị, văn hóa ứng xử, văn hóa thấm mỹ, văn hóa tiêu dùng v .v ... Tuy nhiên, trong giới hạn của bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến lĩnh vực văn hóa ứng xử, văn hóa thấm mỹ, văn hóa tiêu dùng của giới trẻ vì chúng tôi nhận thấy rằng đây là những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp và thể hiện rõ nhất những đặc điểm cũng như lối sống của giới trẻ trong quá trình hội nhập.

Toàn cầu hóa có những tác động tích cực đến sv và một trong những tác động tích cực nối bật nhất của toàn cầu hoá là sự lan tỏa của ý thức đề cao tính cá nhân. Tính cá nhân được coi như một trong những thước đo của hành động, đạo đức hay phi đạo đức chủ yếu phụ thuộc vào mồi cá nhân tạo thành cộng đồng mới hôm nay (và phụ thuộc một phần vào di sản tinh thần mà cộng đông trước đê lại). Chính quan điêm đạo đức xuất phát từ thước đo cá nhân này là sức mạnh lớn nhất trong quá trình ly khai với những quan điểm đạo đức truyền thống không còn phù hợp trong thời kỳ mới. Tự ý thức cá nhân, ít chịu ảnh hưởng bởi dư luận xã hội như trước, tạo điều kiện phát huy sức sáng tạo cá nhân, chủ động và nhanh chóng tiếp cận với những cái mới trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, chịu khó học hỏi kiến thức phục vụ cho nghề nghiệp... đang là một yêu cầu thiết yếu của con người trong thời kỳ đổi mới. Việc đế lại đằng sau bước đi của chúng ta những mảnh quá khứ đã lỗi thời không phải là chuyện đơn giản, vì nó đã ăn sâu vào ý thức cộng đồng qua một thời gian khá dài. Trong điều kiện đó, xu hướng toàn cầu hoá chính là chất xúc tác, là đòn bấy và cũng chính là yêu cầu của việc rời bỏ triệt để những

mảnh quá khứ đã lỗi thời. Làm được điều đó một cách triệt đế nhất, rõ ràng nhất, không ai khác ngoài sinh viên - đối tượng trẻ có tri thức, lớn lên trong môi trường mới, đi đầu tiếp thu cái mới, chấp nhận những giá trị mới trong một môi trường sáng tạo và năng động...

Tác động tích cực tiếp theo của toàn cầu hoá đối với ý thức, đạo đức, văn hóa ứng xử sinh viên là tạo ra sự tương đối đồng nhất giữa quan niệm đạo đức và quy tắc ứng xử của một cộng đồng (ở đây là sinh viên Việt Nam) với các quan niệm đạo đức và quy tắc ứng xử chung có tính quốc tế. Như đã phân tích ở trên, bên cạnh đặc điếm cơ bản là dễ dàng rời bỏ quá khứ lỗi thời và tiếp thu cái mới, sinh viên hôm nay còn được trang bị ngoại ngữ, tin học, với sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin hiện đ ạ i... Việc mở rộng, đa dạng hóa tiến trình giao lưu quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập, xích lại gần nhau trong một tinh thần cảm thông và cởi mở. Với cái nhìn cởi mở và hướng về phía trước, thì sự hoà nhập quốc tế lại là một thước đo của tính đúng đắn và bền vững. Các quan niệm đạo đức của mỗi cộng đồng, bên cạnh cái riêng của mình, đang xuất hiện những cái chung hoà nhập cùng thế giới, mở ra những cơ hội giao lưu, học hỏi. Có thê dự đoán về một xu hướng đạo đức được quốc tế hoá, vừa trên cơ sở thống nhất những quy tắc đạo đức chung của con người, vừa giữ được truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

N hững quan niệm về tốt, xấu, công bằng, bình đẳng... cũng đang có sự dịch chuyển nhất định, tạo ra một sự giải phóng về mặt tư tưởng, quan niệm, hướng sinh viên đến sự chuấn bị cho những hành động có tính hiệu quả sau này khi gia nhập vào thị trường nhân lực. Những quy tắc ứng xử vì thế cũng biến đối, sự điều chỉnh hành động tuân theo nguyên tắc thiết thực, hiệu qủa, phù hợp với yêu cầu mới của thời đại công nghiệp. Những rào cản đạo đức nào không còn phù họp trong việc điều chỉnh hành vi sẽ bị vượt qua, thế hiện khá rõ nét ở sinh viên.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là vẫn với những yếu tố tác động có tính tích cực ở trên, thì cũng chính những yếu tố này, ở một bộ phận sinh viên đã được đẩy lên quá cao, đến mức lệch chuẩn, nghiêng sang khía cạnh tiêu cực.

Tác động tiêu cực rõ nét nhất là biếu hiện cá nhân thực dụng trong quan niệm đạo đức và hành vi ứng xử trong một bộ phận không nhỏ sinh viên hôm nay. Trào lưu dân chủ hoá, làn sóng công nghệ thông tin và việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân ngày càng rõ, đặc biệt rõ trong những người trẻ có học vấn là sinh viên. Họ tự ý thức cao về bản thân mình và muốn thế hiện vai trò cá nhân. Cái cá nhân nhiều khi đã lấn át cái cộng đồng, lợi ích cá nhân quan trọng hơn tất cả.

M ột biểu hiện khá điến hình của tác động tiêu cực này, đến mức tạo nên một tác động tiêu cực thứ hai, đó là đang hình thành một thái độ thờ ơ, vô cảm đối với những người xung quanh. Đ iến hình như các phong trào tình nguyện gần đây được phát động khá rầm rộ trong sinh viên, nhằm giáo dục và tuyên truyền tinh thần vì cộng đồng nhưng chưa nhận được sự quan tâm thích đáng từ phía sinh viên... Sự hy sinh và quan tâm đến người khác thấp đi, và nếu có thì thường được đánh giá dưới góc độ kinh tế thực dụng hơn là tình cảm và sự chia sẻ.

Tác động tiêu cực tiếp theo là cùng với sự du nhập lối sống và sản phấm công nghệ hiện đại từ các nước phát triển, đã dần dần làm không ít sinh viên xa rời các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp vốn vẫn luôn phù hợp với thời kỳ hiện đại. Ớ một bộ phận sinh viên hình thành tư tưởng hưởng thụ, ăn chơi đua đòi, dễ bị dao động về định hướng giá trị, đạo đức lối sống và văn hóa ứng xử trong bối cảnh một nền KT-XH m ở cửa. Các quan niệm đạo đức và văn hóa ứng xử trong một bộ phận sinh viên đang bị lệch chuẩn, đặc biệt là ở quan niệm cho rằng đạo đức và lợi ích cá nhân là hoàn toàn đồng nhất mọi lúc, mọi nơi. Giới trẻ ngày càng có xu hướng sống lạnh lùng, thiếu hụt cảm

xúc, thiếu hụt những đam mê khát vọng và động lực cao quý vốn là tài sản quý báu của tuổi trẻ... Trong nhiều sinh viên, xuất hiện thái độ đòi hỏi công bằng hơn là sự hy sinh, đặc biệt khi cho rằng việc làm và hưởng thụ đi đôi với nhau mà quên mất nghĩa vụ và trách nhiệm công dân.

Sự lừa dối ở một bộ phận sinh viên được coi là một chuyện bình thường và họ cho rằng điều đó không liên quan đến đạo đức. Khi quan sát, có the thấy m ột biếu hiện đáng buồn là nhiều sinh viên không cho rằng việc sao chép tài liệu, ăn cắp ý tưởng trong quá trình làm bài thi, viết tiếu luận và khoá luận... là một hành vi phi đạo đức. Nhiều sinh viên đi thuê làm khoá luận, đồ án tốt nghiệp, hoặc đi thi hộ trong kỳ thi tuyển sinh vào Đại học và Cao đẳng. Hiện tượng mua bằng, bán điếm không còn là chuyện hiếm thấy... Điều đáng lo ngại hơn nữa là nhiều sinh viên bộc lộ thái độ cho rằng điều đó là chuyện bình thường của thời kinh tế thị trường, không liên quan đến đạo đức. Trong khi đó, ở các nước phát triển, lừa dối là hành vi bị lên án mạnh mẽ trong môi trường học đường.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần chú ý đến một đặc điềm đang hình thành trong những người trẻ hôm nay, đó chính là sự hình thành một môi trường ảo, một lối sống ảo. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin với tư cách là một cuộc cách mạng, cũng đồng thời hình thành một phương

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo dục văn hoá ứng xử cho sinh viên theo tư tưởng hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 26)