Cái cao cả trong cuộc sống

Một phần của tài liệu cái cao cả (trác tuyệt) trong mỹ học (Trang 26 - 29)

• Cuộc sống của con người là một quá trình chinh phục tự nhiên cải tạo xã hội và khẳng định con người là chủ thể của sự phát triển lịch sử đã thể hiện khát vọng vươn lên của con người, sức mạnh bản chất của con người

Yếu tố thẩm mỹcủa cái cao cả trong cuộc sống được thể hiện ở mối quan hệ với cái đẹp, cái bi hùng và cái hài dưới nhiều phương diện khác nhau.

- Cái cao cả trong mối quan hệ với cái đẹp:

Đó là cái đẹp trong lao động, trong chiến đấu, trong hành vi đạo đức và sự ứng xử trong quan hệ xã hội nói chung của con người. Đó là những cuộc kháng chiến của dân tộc ta chống quân Minh xâm lược trong Bình Ngô đại cáo:

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn

Lấy chí nhân để thay cường bạo

Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật

Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay

Đánh một trận sạch không kinh ngạc

• Trong cuộc sống chiến đấu lao động của nhân dân ta có rất nhiều con người bình thường trở thành những anh hùng lao động, lực lượng vũ trang với những phẩm chất thẩm mỹ cao cả. Tiêu biểu là Hồ Chủ Tịch, Tố Hữu đã viết:

Bác để tình thương cho chúng con, Một đời thanh bạch chẳng vàng son. Mong manh áo vải hồn muôn trượng, Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.

Cái cao cả với cái bi:

Trong cuộc sống cái cao cả không chỉ có quan hệ với cái đẹp, mà nó có cả quan hệ với cái bi một cách sâu sắc. Cái đẹp và cái cao cả không phải lúc nào cũng chiến thắng cái xấu, những lực lượng thù địch. Biết bao nhiêu người anh hùng trong lịch sử của nhân loại, của các dân tộc đã ngã xuống và đã giành thắng lợi. Bởi vậy, cái cao cả của người anh hùng xen lẫn với cái bi tráng. Theo đó, cái bi đã tôn vinh cái cao cả, tạo cho cái cao cả trở thành bất tử trong lòng nhân dân.

Cái cao cả với cái hài:

Cái cao cả cũng quan hệ mật thiết với cái hài ở trong cuộc sống. Không phải mọi vĩ nhân, anh hùng đều là người hoàn thiện để trở thành cái cao cả (cái thuần nhất). Có nơi, có lúc cái cao cả thường bộc lộ những yếu tố của cái hài (cái có chút yếu đuối mà ta quen thuộc), nhất là trong lĩnh vực tình yêu (không biết yêu) hoặc trong công việc đời thường, nhỏ nhặt.

Một phần của tài liệu cái cao cả (trác tuyệt) trong mỹ học (Trang 26 - 29)