Nhựa cách điện

Một phần của tài liệu gt vât liệu điện (Trang 31 - 33)

VI. Vật liệu cách điện thể rắn

a.Nhựa cách điện

Nhựa là tên gọi của một nhóm các vật liệu có nguồn gốc và bản chất khác nhau nhưng có một số đặc điểm giống nhau về bản chất hoá học cũng như tính chất vật lí. Ở nhiệt độ thấp, nó là những chất vô định hình như dạng thuỷ tinh với một độ giòn nhất định. Khi ở nhiệt độ cao nhựa mềm ra, trở thành dẻo và sau đó hoá lỏng. Như vậy nhiệt độ nóng chảy của nhựa không thể hiện rõ rệt.

Phần lớn nhựa không hoà tan trong nước và ít hút ẩm, nhưng chúng hoà tan trong dung môi hữu cơ thích hợp. Thông thường nhựa có tính kết dính và khi chuyển trạng thái từ lỏng sang rắn nhựa sẽ gắn chặt vào vật rắn tiếp xúc với nó. Theo nguồn gốc thì có nhiều loại nhựa: nhựa thiên nhiên, nhựa nhân tạo và nhựa tổng hợp.

 Nhựa tổng hợp

Nhựa nhân tạo và tổng hợp gần đây trở nên rất quan trọng đối với kỹ thuật cách điện. Dựa theo bản chất hoá học, nhựa tổng hợp được chia nhỏ thành nhựa trùng hợp và nhựa trùng ngưng. Đa số các loại nhựa là loại nhiệt dẻo, còn các loại nhựa trùng ngưng (ngưng tụ) có thể là loại nhiệt cứng (ví dụ: nhựa polimit, nhựa nôvôlac…). Về mặt cách điện nhựa ngưng tụ có nhược điểm là ki hoá cứng sẽ sinh ra nước và các chất phân tử thấp lẫn trong nhựa làm cho tính chất cách điện kém đi. Gồm có các loại nhựa tổng hợp sau:

• Pôliêtilen (PE).

• Pôlivinylclorit (PVC).

• Pôliizôbutilen (gần giống cao su).

• Pôlistirol.

• Pôliacrilat.

• Vật liệu nhựa flo hữu cơ.

• Pôlitrifrocloêtilen.

• Nhựa tổng hợp nhiệt dẻo: nhựa pôliamit, pôliurêtan…

• Nhựa fênol fomanđehyt

• Nhựa Pôlisete.

• Nhựa êpoxi.

• Nhựa silic hữu cơ (silicon).

• Ete xenlulo…

 Nhựa thiên nhiên

Nhựa thiên nhiên là những chất do nột số động vật (như cánh kiến) hoặc những loại cây có nhựa (nhựa thông tiết ra.

• Cánh kiến: Loại nhựa này do một số côn trùng tiết ra trên các cành cây ở các sứ nóng thuộc vùng nhiệt đới. Người ta thu lượm cánh kiến theo kiểu thủ công và làm sạch bẩn và nấu chảy. Đây là những lớp dạng vảy cá mỏng và giòn, màu vàng nhạt hoặc màu nâu. Thành phần chủ yếu của cánh kiến là những axít hữu cơ phức tạp. Cánh kiến dễ hoà tan trong rượu, cồn nhưng không hoà tan trong hydrocacbon. Cánh kiến có điện dẫn suất từ 1015-1016Ωcm, điện áp đánh thủng 20-30kV/mm. Ở 50-600C cánh kiến trở nên dễ uốn và ở nhiệt độ cao hơn thì trở nên dẻo và nóng chảy ra. Khi đung nóng kéo dài thì nó được nung kết, đồng thời trỏ nên không nóng chảy và không hoà tan, nhiệt độ càng cao thì thời gian nung kết càng giảm. Trong kỹ thuật điện cánh kiến được sử dụng ở dạng sơn dán chế tạo micanít. Khi không có cánh kiến người ta thay thế bằng nhựa gliptan và các loại nhựa tổng hợp khác.

• Nhựa thông (colofan): Colofan là một loại nhựa giòn có màu vàng hoặc nâu được sản xuất từ nhựa thông bằng cách chưng cất dầu thông. Colofan có điện dẫn suất từ 1014-1015

Ωcm, điện áp đánh thủng 10- 15kV/mm. Nhiệt độ hoá dẻo của các loại colofan từ 500-700C, colofan oxi hoá từ từ trong không khí, khi đó nhiệt độ hoá dẻo của nó tăng lên nhưng độ hoà tan giảm đi. Colofan hoà tan trong dầu mỏ được dùng vào ngâm tẩm cáp, ngoài ra nó cũng được dùng để sản xuất ra rezinat là chất làm khô cho sơn dầu.

• Nhựa côpan: Là loại nhựa khó nóng chảy, có đặc điểm là bóng, rất cứng và tương đối khó hoà tan. Người ta dùng nhựa côpan làm chất

phụ gia cho sơn dầu nhằm tăng độ cứng màng sơn. Hổ phách thuộc về loại côpan được khai thác trong thiên nhiên, hổ phách dùng để làm đầu vào của các thiết bị cần có điện trở rất cao.

Một phần của tài liệu gt vât liệu điện (Trang 31 - 33)