Mô hình dịch vụ cung cấp nền tảng (Platform a sa Service PaaS)

Một phần của tài liệu Dịch vụ dữ liệu phục vụ tính toán đám mây (Trang 34 - 36)

PaaS)

PaaS là một mô hình xây dựng và triển khai ứng dụng thông qua Internet. PaaS cung cấp tất cả tài nguyên cần dùng để xây dựng ứng dụng và dịch vụ, mà không cần tải về hoặc cài đặt thêm bất cứ phần mềm nào.

32

Hình 1.13. Mô hình PaaS

Dịch vụ PaaS bao gồm thiết kế ứng dụng, phát triển, kiếm thử, triển khai ứng dụng. Các dịch vụ khác: cộng tác nhóm làm việc, tích hợp dịch vụ web, tích hợp cơ sở dữ liệu, bảo mật, mở rộng, lưu trữ, quản lý trạng thái và phiên bản. Một điểm yếu của PaaS là thiếu đi khả năng tích hợp và chuyển đổi giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Người dùng khó có thể chuyển ứng dụng từ nhà cung cấp dịch vụ này sang nhà cung cấp khác, hoặc có thể phải chịu chi phí cao. Thêm vào đó, nếu nhà cung cấp ngừng hoặt động, mọi ứng dụng và dữ liệu của người dùng có khả năng bị mất.

PaaS thường đưa ra những tiện ích hỗ trợ tạo giao diện người dùng dựa trên HTML và JavaScript. PaaS cũng có hỗ trợ giao diện giao phát triển nền web, ví dụ như Simple Object Access Protocol (SOAP)và Representation State Transfer (REST), cho phép khởi tạo nhiều dịch vụ web.

PaaS thường có 3 loại:

 Tiện ích phát triển: Cho phép tùy chỉnh 1 ứng dụng SaaS đang hoạt động

 Môi trường độc lập (Stand-alone environment), môi trường này nói chung chỉ được sử dụng cho quá trình phát triển.

 Môi trường phát triển khai ứng dụng: Môi trường này hỗ trợ triển khai dịch vụ, bảo mật, mở rộng theo yêu cầu. Nó không bao gồm chức năng phát triển, gỡ lỗi và kiếm thử.

33  Khả năng cho phép nhóm phát triển ở các vị trí phân tán có thể làm

việc cùng nhau

 Khả năng cho phép tổ hợp các dịch vụ web từ nhiều nguồn khác nhau

 Khả năng nhìn nhận được lợi ích về chi phí khi sử dụng 1 dịch vụ có tích hợp cơ sở hạ tầng cho bảo mât, mở rộng và chịu lỗi, thay vì phát triển và kiểm thử chúng một cách độc lập

 Khả năng nhìn nhận được chi phí cắt giảm được thông qua việc sử dụng môi trường lập trình trừu tượng ở mức cao.

Rào cản đối với PaaS

 Bởi các nhà cung cấp có thể sử dụng các dịch vụ hoặc ngôn ngữ phát triển đặc thù, nên một vài nhà phát triển e ngại việc bị giới hạn trong 1 nhà cung cấp dịch vụ PaaS

 Nhà cung cấp có thể cho phép ứng dụng được chuyển sang nhà cung cấp khác, tuy nhiên chi phí thường là cao hơn so với việc chuyển ứng dụng giữa các host như thông thường.

Các dịch vụ dạng PaaS hiện có: Salesforce.com, Apprenda SaaSGrid, Google App Engine, Microsoft Azure, Appistry, Talis Platform [2].

Dịch vụ cơ sở dữ liệu theo mô hình này là Datastore của Google App Engine [2].

Một phần của tài liệu Dịch vụ dữ liệu phục vụ tính toán đám mây (Trang 34 - 36)