Ghép tách kênh sử dụng ống dẫn sóng kiểu cách tử ống dẫn sóng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công nghệ DWDM và triển khai trong mạng đường trục của ngành điện (Trang 41 - 42)

quang (AWG)

AWG là thiết bị thụ động. Ánh sáng có thể truyền vào thiết bị từ cổng bên trái hoặcbên phải. Cấu trúc AWG gồm có:

- Đầu vào ống dẫn sóng - Đầu vào phân tách hình sao - Đầu vào bù tán sắc - Máng ổng dẫn sóng - Đầu ra bù tán sắc - Đầu ra bộ phân tách - Đầu ra ống dẫn sóng Hình 3. 11: Bộ tách kênh sử dụng AWG

Tín hiệu quang được dẫn bởi các phần tử dẫn sóng “waveguide” (1) tới vùng thấu kính “lens region” (2), các thấu kính trong vùng 2 này thực hiện chia công suất quang và đưa vào vùng ma trận cách tử “grating array” (3). Mỗi waveguide trong miền grating array có sai lệnh về độ dài một khoảng chính xác ∆L so với các waveguide lân cận. Do đó, tín hiệu quang trong mỗi waveguide

sẽ cực đại tại mỗi thời điểm trễ pha khác nhau tại đầu ra (4). Gọi ∆Φ là độ trễ pha của tín hiệu, ta có: λ πβ ∆L = ∆Φ 2 (3.2)

miền thấu kính thứ hai (5) tại đầu ra của grating array có nhiệm vụ tái hội tụ các tín hiệu quang từ đầu ra cuả các waveguide. Cuối cùng, mỗi tín hiệu tại đầu ra của waveguide sẽ được hội tụ tại các waveguide khác nhau của đầu ra (6). Để

DWDM hoạt động ổn định và đạt các yêu cầu như lý thuyết đề ra thì tất cả các waveguide phải được chế tạo chính xác, điều này phụ thuộc vào công nghệ in lito quang (photolithography) và công nghệ chế tạo bán dẫn.

Các sản phẩm AWG thương mại có thể xử lý tới 40 bước sóng với khoảng cách giữa chúng là 100 GHz hoặc 50 GHz. Một ưu thế của AWG là suy hao xen của nó không tăng tuyến tính theo số kênh bước sóng giống như hiện tượng đã xảy ra đối với các bộ tách/ghép sử dụng bộ lọc màng mỏng hay dùng cách tử

Bragg. Tại thời điểm hiện nay, AWG đang là giải pháp tốt nhất cho các sản phẩm DWDM mật độ kênh cao

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công nghệ DWDM và triển khai trong mạng đường trục của ngành điện (Trang 41 - 42)