5. Phương pháp nghiên cứu
2.4.5. Các chính cách khác
Ngoài ra còn có các công trình khác mà cần được đề cập. Tác giả Chen mô tả thuật toán kiểm soát truy nhập bao gồm các dịch vụ khác nhau. Họ cố gắng để bảo đảm thời gian phản hồi tối đa bằng cách điều chỉnh định kỳ việc phân bổ tài nguyên của hệ thống trên cơ sở dự báo thời gian phục vụ của từng loại yêu cầu. Họ giám sát các chu kỳ CPU trong thử nghiệm trước để biết thời gian phục vụ theo yêu cầu. Việc kiểm soát
Tác giả Cheng phát triển thuật toán điều khiển truy nhập dựa trên ngưỡng, với mức độưu tiên khác nhau để tìm kiếm một giải pháp tối ưu phụ để điều chỉnh các giá trị ngưỡng khi khối lượng tải của hệ thống thay đổi. Họ so sánh giải pháp của họ với một giải pháp tối ưu thu được bằng Petri net.
Tác giả Welsh và Culler đề xuất cách tiếp cận phân chia các dịch vụ Web thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn tương ứng với một bộđiều khiển truy nhập cụ thể. Họ sử dụng 90 phần trăm của thời gian phản ứng như là thước đo hiệu năng sử dụng để điều khiển kiểm soát quá tải. Thời gian đáp ứng được đo đạc cho mỗi yêu cầu đi qua từng giai đoạn, nhưng quyết định kiểm soát truy nhập được lấy dựa trên 90 phần trăm của thời gian đáp ứng vượt quá vài khoảng.
Tác giả Andersson mô tả thuật toán kiểm soát truy nhập dựa trên các ngưỡng tĩnh cho thời gian phản ứng của các lớp khác nhau của các yêu cầu. Các số liệu hiệu năng được giám sát bởi các thuật toán là mức độ sử dụng của CPU, tỷ lệ đến và thời gian đáp ứng của các lớp các yêu cầu. Họ áp dụng một thuật toán tối ưu hoá tuyến tính để tối đa hoá tổng lợi ích cho trang web trong tình trạng quá tải.
Tác giả Schroeder và Harchol-Balter, đề xuất giải pháp tránh tình trạng quá tải bằng cách thực hiện một lịch trình kết nối bất thường (unfair), thay vì chính sách kiểm soát truy nhập có thể dẫn tới sự từ chối dịch vụđối với một số yêu cầu. Họ đưa ra thứ tự ưu tiên đối với các yêu cầu đề nghị các tệp nội dung tĩnh bằng cách sử dụng thuật toán lập lịch Shortest-Remaining-Processing-Time-First (SRPT). Với một số đề xuất thay đổi cần thiết tại nhân của hệđiều hành.
Bảng 3.1 Tóm tắt một số các đặc điểm của các công trình trước đó, khó để phân loại hầu hết trong số chúng. Các dòng là các công việc tham khảo của công trình trước đó theo thứ tự. Cột (1) - (5) đã được nhận xét ở trên.
Cột (6) cho biết số liệu hiệu năng được theo dõi bởi thuật toán và cột (7) xem xét số lần thường xuyên gọi thuật toán điều khiển truy nhập, mà thường là cùng số lần
giám sát các số liệu đo đạc hiệu năng được sử dụng làm đầu vào của của thuật toán. Số liệu đo đạc hiệu năng cần thiết đểđưa ra quyết định kiểm soát truy nhập và có thểđược yêu cầu theo những cách khác nhau tùy thuộc vào đề xuất.
Một số tác giả định nghĩa một khoảng thời gian nhất định để có được các giá trị hiệu năng được giám sát và gọi thuật toán điều khiển truy nhập, trong khi những người khác kiểm tra các số liệu đo đạc hiệu suất được chọn, và sau đó thực thi thuật toán kiểm soát truy nhập khi đã xác định sự kiện xảy ra, tức là mỗi thời điểm một yêu cầu mới hoặc phiên mới đến với hệ thống web. Hai công trình gần đây giới thiệu một biến thể động của các lần gọi thuật toán kiểm soát truy nhập phụ thuộc vào khối lượng tải với mục tiêu giảm chi phí. Trong cả hai trường hợp, có một sự chuyển đổi trong chính sách kiểm soát truy nhập phụ thuộc vào tình trạng quá tải của hệ thống web.