SINH VIÊN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHI MINH

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về đạo đức (Trang 25 - 34)

1. Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh a) Xác định đúng vị trí, vai tò của đạo đức đối với cá nhân.

Đạo đức, hiểu một cách tổng quát là toàn bộ những chuẩn mực, những quy tắc, những quan niệm về các giá trị thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm, danh dự, hạnh phúc, công bằng…được xã hội thừa nhận, quy định hành vi,quan hệ giữa con người với sự nghiệp, giữa con người với nhau và giữa con người với xã hội. Xuất phát từ bản chất, con người luôn có khát vọng hướng đến chân, thiện, mỹ nhằm hoàn thiện bản thân. Để vươn tới sự hoàn thiện, trước hết con người phải tự tu dưỡng hoàn thiện mình về đạo đức. Do vậy, đạo đức lầ yếu tố cơ bản của nhân cách, tạo nên giá trị con người.

Hồ Chí Minh cho rằng, đối với các dân tộc phương Đông giàu tình cảm, trọng đạo lý, việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi con người có vai trò vô cùng quan trọng. Riêng với thế hệ trẻ, việc tu dưỡng này còn quan trọng hơn, vì họ là “người chủ tương lai của đất nước”; là cái cầu nối giữa các thế hệ - “người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già”, đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”. Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức và chăm lo cho việc rèn luyện đạo đức của sinh viên đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm. Nói chuyện với sinh vên, Người khẳng định: “Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến yhutj két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người”.

Người còn chỉ rõ, việc thực hành tốt đạo đức cách mạng trong đời sống hằng ngày của mỗi cá nhân không chỉ có tác dụng tôn vinh, nâng cao giá trị chính họ mà còn tạo sức mạnh nội sinh, giúp họ vượt qua khó khăn, thử thách. Người viết: “Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước…khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững ttinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, “ lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”; lo hoàn thành nhiệm vụ vho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa”.

Nhấn mạnh vai trò của đao đức trong đời sống của mỗi cá nhân trong xã hội, Hồ Chí Minh không phân biệt đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường, đạo đức cán bộ và đạo đức công dân. Người chỉ rõ. Trong xã hội mỗi người có công việc, tài năng và vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng.

b) Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh.

Cũng như với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân khác, đối với tầng lớp sinh viên, thanh niên tri thức, Hồ Chí Minh đã sớm xác định những phẩm chất đạo đức tối cần thiết để họ có phương hướng phấn đấu rèn luyện. Trong bài nói tại đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai(7-5-1958), những phẩm chất đó được Người tóm tắt trong “sáu cái yêu:

Yêu Tổ quốc: Yêu như thế nào? Yêu là phải làm saocho tổ quốc ta giàu mạnh thì phải ra sức lao động, ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.

Yêu nhân dân: Mình phải hiểu rõ sinh hoạt của nhân dân, biết nhân còn cực khổ như thế nào, biết chia sẽ những lo lắng, những buồn vui, những công tác nặng nhọc với nhân dân.

Yêu chủ nghĩa xã hội: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một ấm no thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm.

Yêu lao động: Muốn thật thà yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội thì phải yêu lao động vì không có lao động thì chỉ là nói suông.

Yêu khoa học và kỹ luật: Bởi vì tiến lên xã hội chủ nghĩa thì phải có khoa học và kỹ thuật”.

Theo Người để có được những phẩm chất như vậy, sinh viên phải rèn luyện cho mình những đức tính như: trung thành, tận tụy, thật thà và chính trực. Phải xác định rõ nhiệm vụ của mình, “không phải nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Minh đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào”. Trong học tập, rèn luyện, phải kết hợp lý luận với thực hành, học tập với lao động; phải chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, chống tư tưởng háo danh, hám lợi. “chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc. Chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay. Chống lười biếng, xa sĩ. Chống cách sinh hoạt ủy mị. Chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang”. Phải trả lời được câu hỏi: Học để làm gì? Học để phục vụ ai? Phải xác định rõ thế nào là tốt, thế nào là xấu?ai là bạn, ai là thù?... Người chỉ rõ: “ ai làm gì lợi ích cho nhân dân, cho Tổ quốc ta đều là bạn. Bất kỳ ai làm điều gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc ta đều là thù. Đối với mình, những tư tưởng và hành động có lợi ích cho Tổ quốc và đồng bào là kẻ thù… Điều gì phải thì phải cố làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”.

2. Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh a) Thực trạng đạo đức lối sống trong sinh viên hiện nay.

Hiện nay, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, thế hệ trẻ Việt Nam luôn kiên định lý tưởng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công vun trồng. Họ đã và đang chứng tỏ bản lĩnh, sức trẻ, sự sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm của mình. Họ đang ra sức tu dưỡng, học tập và rèn luyện về mọi phương diện, tích cực lao động sản xuất, tiến vào khoa học - công nghệ, để cùng với toàn Đảng, toàn dân thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Rất nhiều phong trào thi đua, như Thanh niên tình nguyện, Thanh niên lập nghiệp, Tuổi trẻ học đường,... được đông đảo đoàn viên, thanh niên, sinh viên và học sinh hưởng ứng, thực hiện. Đảng, Nhà nước và xã hội đã có nhiều hình thức ghi nhận và tôn vinh những thanh niên, sinh viên và học sinh tiêu biểu, xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Có thể nói, thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay vẫn xứng đáng với niềm tin yêu, sự khen ngợi và kỳ vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa 'hồng' vừa 'chuyên''(11).

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, do ảnh hưởng từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng như của xu thế toàn cầu hóa, và đặc biệt, do không nghiêm túc trong rèn luyện, phấn đấu, một bộ phận thanh, thiếu niên ở nước ta đang có những biểu hiện tiêu cực đáng lo ngại, như phai nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống buông thả, lười học tập và tu dưỡng đạo đức, thích hưởng thụ, ngại lao động, chuộng những sinh hoạt thiếu lành mạnh hoặc phản văn hóa, nghiện ngập, thậm chí vi phạm pháp luật... Những hiện tượng đó, trước hết là nguy cơ đe dọa tương lai của chính bản thân họ, đồng thời cản trở sự phát triển theo hướng lành mạnh, tiến bộ và văn minh của xã hội ta hiện nay. Mặt khác, cũng cần nói rằng, các thế lực thù địch đang 'chờ đợi' và sẽ ra sức khai thác, lợi dụng những hiện tượng đó để tiến hành chiến lược 'diễn biến hòa bình' hòng chống phá và ngăn chặn sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, hơn bao giờ hết, toàn Đảng và toàn dân ta càng phải chăm lo giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ; coi đó là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, bởi nó liên quan trực tiếp đến tương lai của đất nước. Đó cũng là một biểu hiện, một nội dung quan trọng của chiến lược 'lấy dân làm gốc'. Có thể khẳng định, cùng với những biện pháp tích cực và đồng bộ khác, cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh' mà Đảng ta vừa phát động chính là một cơ hội tốt cho thế hệ trẻ rèn luyện, phấn đấu vươn lên.

b) Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà đạo đức học lỗi lạc mà còn là một tấm gương đạo đức vô song. Chính điều này đã đem lại cho tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người có một sức mạnh mãnh liệt và sự cổ vũ lớn lao không chỉ với nhân dân Việt Nam mà còn cả với nhân dân thế giới trong cuộc đấu tranh vì dân chủ và tiến bộ xã hội. Để trở thành người có ích cho xã hội, người chủ tương lai của nước nhà, thế hệ trẻ của Việt Nam nói chung và thanh niên, sinh viên trí thức nói riêng cần phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Dưới đây là một số nội dung cơ bản:

Một là,học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phong dân tộc, giải phóng giai cấp va giải phóng con người.

Hai là,học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếpsống giản dị và đức tính khiêm tốn phi thường.

Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân Và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người.

Trong tình hình hiện nay, để phong trào học tập và làm thao tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của sinh viên có hiệu quả, đòi hỏi phải có sự phối kết hợp của nhiều nhân tố: sự giáo dục và việc tự tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên; sự nêu gương của mọi người trong xã hội, của bố mẹ trong gia đình, của cán bộ, đảng viên, của các thầy, cô giáo, các cán bộ quản lý giáo dục và sự hướng dẫn của dư luận xã hội và pháp luật. Nếu coi thường một trong những nhân tố trên, việc học tập và rèn luyện sẽ khó đạt được kết quả như mong muốn.

3. Liên hệ bản thân

Trước hết, đạo đức buộc tôi phải nhìn lại bản thân mình, tìm hiểu bản thân mình và biết được điều gì thật sự làm cho tôi hạnh phúc. Vấn đề đạo đức đầu tiên đối với tôi là khám phá chính mình. Nếu tôi tiến hành công việc này một cách trung thực và dũng cảm, tôi sẽ khám phá ra những thứ mà tôi không thể ngờ được rằng chúng đang hiện hữu trong tôi, những thứ vốn được che đậy ở bên trong. Tôi đã từng nghe các nhà khoa học nói là tôi chỉ mới sử dụng 5% năng lực của mình trong cuộc sống hằng ngày, 95% còn lại tôi chưa bao giờ sử dụng đến vì tôi chưa bao giờ phát hiện ra chúng. Thật là uổng phí! Và đối với những người khác, điều này cũng xảy ra tương tự. Quá ư là uổng phí! Vì thế, việc khám phá những tiềm năng của bản thân trở thành nhiệm vụ hàng đầu đối với tôi. Tôi là một người thiếu đạo đức nếu tôi chỉ dùng 5% năng lực của mình. Từ việc nghiên cứu đề tài này tôi đã tìm ra cho mình một phương hướng phấn đấu để khẳng định mình và hoàn thiện bản thân mình. để đáp ứng những yêu cầu của công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Một là, bồi dưỡng đạo đức cách mạng: Đạo đức cách mạng là đạo đức mới, là phẩm chất không thể thiếu và là cái gốc của con người xã hội chủ nghĩa. Bởi, 'Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân'.

Lĩnh hội các đức tính: cần, kiệm, liêm, chính. Những phẩm chất này giống như bốn mùa của trời đất; nếu thiếu một trong bốn phẩm chất đó thì con người không thể trở thành người theo đúng nghĩa. Nhưng, đạo đức cách mạng không phải là cái có sẵn, không phải từ trên trời rơi xuống, mà là kết quả của sự đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày của mỗi người. Đối với thế hệ trẻ, phải luôn nỗ lực rèn luyện đạo đức cách mạng: thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; sống trong sạch, có chí tiến thủ và đoàn kết, không kiêu ngạo; tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân; phê phán những thói hư, tật xấu; thường xuyên tiến hành phê bình và tự phê bình... để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Hai là, bồi dưỡng tri thức lý luận và văn hóa, khoa học - kỹ thuật: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thanh niên phải vừa có đức, vừa có tài. Bởi vì, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó; người có tài mà không có đức sẽ trở nên vô dụng. Hơn nữa, chính sự dốt nát là một trong những nguyên nhân cơ bản kìm hãm sự phát triển: 'Dốt thì dại, dại thì hèn'(8). Vì vậy, để trở thành người có trí tuệ, có tri thức, tức là có tài, bên cạnh việc trau dồi đạo đức cách mạng, thanh niên còn phải hăng hái học tập, trong đó có học tập lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nghiên cứu, học tập lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là nhằm trang bị và nâng cao trình độ lý luận cách mạng - ngọn đèn pha soi sáng cho hoạt động thực tiễn.

Cùng với việc học tập lý luận cách mạng, các thế hệ trẻ còn phải tích cực học tập văn hóa, khoa học - kỹ thuật...; sử dụng những tri thức đó để xây dựng xã hội mới. bởi chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu. Để thế hệ trẻ có thể tích lũy được những tri thức cần thiết, tạo tiền đề phát huy năng lực sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội của dân tộc.

Ba là, bồi dưỡng thể chất để có sức sống dẻo dai, thể chất cường tráng, tinh thần mạnh mẽ và nghị lực lớn, không có cách nào khác ngoài việc hăng hái, tích cực rèn luyện thể dục, thể thao. Có sức khỏe mới có thể làm việc.

Thấm nhuần và thực hiện những tư tưởng đúng đắn, sâu sắc nói trên của Chủ

tịch Hồ Chí Minh. Giúp tôi khám phá đến đỉnh cao của những tiềm năng ở trong

tôi. Nó khiến tôi nhận ra lý tưởng tự hoàn thiện mình trong suốt cuộc đời. Nó khuyến khích tôi vượt lên trên sự tồn tại đơn thuần để đạt đến một tầm cao mới trong nhận thức. Nó giúp tôi tạo lập một cuộc sống hướng vào sự hoàn thiện cá nhân và phụng sự xã hội.góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng đẹp hơn, vững mạnh hơn nữa, như mong ước cháy bỏng của Người trước khi từ biệt thế giới này.

C. KẾT LUẬN

Vấn đề đạo đức cách mạng, theo quan niệm của Hồ Chí Minh, là lĩnh vực nhạy

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về đạo đức (Trang 25 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w