CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng hấp phụ metylen xanh của tro trấu (Trang 28 - 29)

5.1 Kết luận

Đề tài nghiên cứu đã hoàn thành được các công việc sau:

- Hoạt hóa tro trấu bằng phương pháp tạo lỗ xốp với axit HF theo quy trình đã được nghiên cứu trước đây (Nguyễn Trung Thành, 2010);

- Tiến hành hấp phụ metylen xanh bằng tro trấu hoạt hóa, qua đó nhận thấy rằng ngoài diện tích riêng bề mặt của tro trấu thì các yếu tố như: pH, khối lượng vật liệu, thời gian hấp phụ và nồng độ metylen xanh ban đầu cũng ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ. Qua đó xác định được các điều kiện tối ưu cho quá trình hấp phụ: thể tích metylen xanh (V = 50 mL), pH = 7, khối lượng vật liệu hấp phụ m = 10 mg, nồng độ metylen xanh ban đầu C = 10 mg/L, thời gian hấp phụ t = 15 phút.

- Tiến hành thí nghiệm so sánh khả năng hấp phụ của tro trấu hoạt hóa và tro trấu tươi, từ đó cho thấy tro trấu hoạt hóa có khả năng hấp phụ cao hơn rất nhiều so với tro trấu tươi. (Hiệu quả hấp phụ của tro trấu tươi là 16,2% và của tro trấu hoạt hóa là 78,8%).

Tóm lại, tro trấu là nguyên liệu dễ tìm, giá thành rẻ và có khả năng hấp phụ tốt sau khi được hoạt hóa. Đây là vật liệu hấp phụ có tiềm năng rất lớn trong tương lai cho việc ứng dụng vào xử lý môi trường.

5.2 Kiến nghị

Do phải thực hiện trong thời gian ngắn và vốn kiến thức còn hạn hẹp nên đề tài chưa được nghiên cứu một cách toàn diện.

- Vì vậy, tôi xin kiến nghị cho phép đề tài được triển khai nghiên cứu rộng hơn trong thực tế việc sử dụng tro trấu làm chất hấp phụ để xử lý các vấn đề môi trường như xử lý nước thải dệt nhuộm, hấp phụ dư lượng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp…

- Triển khai sản xuất chất hấp phụ từ tro trấu ở các cơ sở sản xuất chất hấp phụ quy mô vừa và nhỏ.

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng hấp phụ metylen xanh của tro trấu (Trang 28 - 29)