LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM:

Một phần của tài liệu Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản (Trang 29 - 32)

Thị trường mở của Nhật Bản chỉ bao gồm các chứng khoán nợ ngắn hạn và những người tham gia chỉ gồm các tổ chức tín dụng. Như vậy, ở Nhật Bản thị trường mở là một bộ phận của thị trường tiền tệ. Ở Việt Nam, nghiệp vụ thị trường mở là việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện mua, bán ngắn hạn các loại giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng thông qua hình thức đấu thầu.

Từ việc nghiên cứu nghiệp vụ thị trường mở ở Nhật Bản, có thể đưa ra một số kiến nghị đối với Việt Nam như sau:

Thứ nhất, tuỳ theo điều kiện cụ thể của nền kinh tế và mức độ phát triển của thị

trường tài chính của từng quốc gia để vận dụng và xử lý linh hoạt công cụ OMO trong điều tiết và kiểm soát lượng tiền cung ứng nhằm thực thi CSTT. Công cụ OMO ngày càng được sử dụng phổ biến tại các quốc gia có trình độ phát triển khác nhau và vai trò đang ngày càng quan trọng. Tại hầu hết các quốc gia hiện nay, công cụ OMO đều được sử dụng với các hình thức và mức độ khác nhau. Điều này chứng tỏ sự ưu việt của công cụ này trong điều hành CSTT. Tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, công cụ

Chính vì vậy, việc áp dụng công cụ OMO tại Việt Nam vào năm 2000 là một bước đột phá trong xây dựng và điều hành CSTT của Việt Nam, trong điều kiện các thị trường tài chính tiền tệ chưa thực sự phát triển.

Thứ hai, cần phối kết hợp sử dụng hài hoà công cụ OMO với các công cụ khác trong

quá trình thực thi CSTT để thực hiện các mục tiêu CSTT cụ thể trong từng thời kỳ.

Tuy công cụ OMO là loại công cụ được sử dụng phổ biến trong thực thi CSTT nhưng không thể giải quyết được tất cả các tình huống của thị trường. Chính vì vậy, NHTW các nước đã lựa chọn các công cụ khác như swap, tỷ giá, lãi suất của BOT, chiết khấu của Fed … để phối hợp sử dụng. Tại Ba Lan, bên cạnh OMO, NBP cũng sử dụng các công cụ khác như DTBB, tín dụng Lombard, công cụ tiền gửi cuối ngày, chính sách lãi suất. Cùng với OMO, các công cụ này đã hình thành nền hệ thống công cụ CSTT và đảm bảo thực hiện có hiệu quả CSTT trong các tình huống.

Thứ ba, về các loại hàng hoá giao dịch trên thị trường mở. Nhìn chung Nhật Bản

xem các loại chứng khoán của Chính phủ như tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính quyền địa phương và tín phiếu NHTW là các loại hàng hoá chủ yếu trong các giao dịch OMO. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi vì các loại GTCG này nhìn chung có thời hạn ngắn, có khối lượng đủ lớn để NHTW có thể can thiệp và có tính thanh khoản cao. Bên cạnh đó, một số loại GTCG của các doanh nghiệp lớn, có uy tín, đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc được Bộ Tài chính bảo lãnh cũng được phép giao dịch.

Như vậy, việc lựa chọn và quyết định chủng loại hàng hoá cho giao dịch thị trường mở tuỳ thuộc vào tình hình và điều kiện cụ thể của từng quốc gia. Tuy nhiên, các loại chứng khoán của Chính phủ vẫn là hàng hoá chủ yếu và không thể thiếu tại bất kỳ một quốc gia nào. Các loại GTCG do các doanh nghiệp phát hành cũng có thể được giao dịch nếu như đủ uy tín và có tính thanh khoản cao.

Thứ tư, đối tác giao dịch của NHTW trong các hoạt động OMO. Trong giai đoạn đầu

thì BOJ chỉ giao dịch với các TCTD, sau đó chuyển sang giao dịch với các nhà giao dịch sơ cấp. BOT còn thành lập các nhà giao dịch sơ cấp gồm các ngân hàng, công ty tài chính, công ty chứng khoán như là một kênh giao dịch bổ sung. NBP chỉ giao dịch với các nhà giao dịch thị trường và Quỹ Bảo hiểm ngân hàng trên thị trường sơ cấp. Đối tác giao dịch chủ yếu của Fed là các ngân hàng. Như vậy, khi hệ thống ngân hàng đủ lớn mạnh và có thể tác động tới thị trường tài chính thì NHTW vẫn ưa thích lựa chọn các ngân hàng làm các đối tác giao dịch chủ yếu. Còn nếu thị trường tài chính chưa thực sự phát triển như trong trường hợp của Thái

Lan thì NHTW sẽ mở rộng các đối tác giao dịch nhằm tăng cường khả năng tác động tới thị trường.

Một phần của tài liệu Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản (Trang 29 - 32)