Chất lượng tín dụng tài trợ xuất khẩu 1.Theo nợ xấu và tỉ lệ nợ quá hạn:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu tại eximbank – chi nhánh đồng nai (Trang 30 - 32)

2.2.2.1. Theo nợ xấu và tỉ lệ nợ quá hạn:

NQH là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, là chỉ tiêu đánh giá chất lượng và hiệu quả của hoạt động tín dụng. Nếu tỷ lệ NQH trên tổng dư nợ càng lớn điều này cho thấy hoạt động tín dụng của NH không đạt hiệu quả.

Bảng 2.14: Nợ quá hạn cho vay tài trợ XK theo nhóm năm 2009 - 2012

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Thay đổi so với năm trước

2010 2011 2012 Nhóm 2 362 505 941 276 39,50% 86,34% -70,67% Nhóm 3 51 126 103 78 147,1% -18,25% -24,27% Nhóm 4 0 33 16 9 0 -51,52% -43,75% Nhóm 5 13 19 25 0 46,15% 31,58% -100% Tổng 426 683 1.085 363 60,33% 58,86% -66,54%

Hiện nay, theo tỷ lệ nợ quá hạn an toàn cho phép trên tổng dư nợ của NHNN không quá 5%. Tuy nhiên, chỉ tiêu NQH chưa phản ánh chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của NH mà nó còn phụ thuộc vào khả năng thu hồi lại được những món nợ đã giải ngân.

Mặc dù đội ngũ cán bộ tín dụng của NH có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm nhưng công tác thu hồi nợ vẫn gặp không ít khó khăn. Việc xử lý nợ đến hạn chưa nhanh chóng triệt để làm phát sinh NQH. NQH tuy chủ yếu nằm trong nhóm 2 và 3, chiếm hơn 80% nhưng với tình hình kinh tế hiện nay thì khả năng tỷ trọng đó sẽ chuyển sang nhóm 4 và 5 là rất cao như năm 2010, 2011. Song bẳng nhiều nỗ lực thực hiện theo chủ trương đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống của NHNN, năm 2012, NQH của Chi nhánh đã giảm đáng kể, gần như không ảnh hưởng đến báo cáo kinh doanh cuối năm của Chi nhánh.

Biểu đồ 2.7: Nợ quá hạn của hoạt động cho vay tài trợ XK Eximbank Đồng Nai

(Nguồn: Xử lý từ số liệu do Phòng KH DN cung cấp)

Tỷ lệ NQH cho vay XK còn chiếm tỷ lệ khá cao, có năm còn gấp đôi tỷ lệ NQH KH DN của Chi nhánh. Nhưng xu hướng đã giảm và ổn định hơn trong năm 2012. Sở dĩ, năm 2012, tỷ lệ NQH của KH DN thấp song lại cao hơn so với tỷ lệ NQH cho vay XK là do việc tái cấu trúc các TCKT khiến ít nhiều các DN có quan hệ

tín dụng với Chi nhánh bị phá sản gây ảnh hưởng chất lượng tín dụng của KH DN nói riêng và Chi nhánh nói chung.

Bảng 2.15: Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tài trợ XK năm 2009 - 2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nợ quá hạn 426 983 1.085 363

Dư nợ cho vay XK 72.356 164.642 218.574 138.668

Tỷ lệ NQH cho vay XK 0,589% 0,415% 0,496% 0,262%

Tỷ lệ NQH cho vay KHDN 0,464% 0,297% 0,235% 0,379%

(Nguồn: Số liệu do Phòng Tín dụng Doanh nghiệp cung cấp)

Năm 2009 tỷ lệ NQH chiếm 0,589% tổng dư nợ, tỷ lệ này giảm còn 0,415% vào cuối năm 2010, sang năm 2011 tăng lên 0,496% và đã có dấu hiệu khả quan hơn trong năm 2012, NQH chỉ còn 0,262% trên tổng dư nợ. Cuối năm 2011, các KH DN chủ yếu của Chi nhánh gặp khó khăn về giá, nên hoạt động XK không mấy thuận lợi. khiến DN không có tiền thanh toán nợ gốc và lãi khi đến hạn, hệ lụy là Chi nhánh phải gánh NQH nhiều hơn bình thường.

Các tỷ số trên là cơ sở phản ánh chất lượng tín dụng của NH. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn khác nhau NH sẽ có kế hoạch cho vay và thu nợ khác nhau. Do đó, không thể chỉ dựa vào sự tăng giảm của các tỷ số trên mà kết luận hoạt động tín dụng có chất lượng hay không. Chúng ta cần phải liên hệ đến tình hình thực tế và so sánh với các tỷ số của các Chi nhánh khác cùng địa bàn để có đánh giá khách quan hơn.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu tại eximbank – chi nhánh đồng nai (Trang 30 - 32)