CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý As trong nước ngầm vùng Hà Nam bằng phương pháp nano oxit sắt từ (Trang 51 - 52)

Kết quả phân tích mẫu nước tại 3 xã: xã Thanh Tâm, xã Thanh Hương, xã Thanh Nguyên - Huyện Thanh Liêm - Tỉnh Hà Nam cho thấy đây là vùng ô nhiễm As khá nghiêm trọng. Trong đó, có nơi hàm lượng As đã cao hơn tiêu chuẩn cho phép hơn 5 lần. Với 23 mẫu đã phân tích thấy có:

 Xã Thanh Tâm 08 mẫu thì 6 mẫu vượt QCVN  Xã Thanh Hương 07 mẫu thì 2 mẫu vượt QCVN  Xã Thanh Nguyên 08 mẫu thì 5 mẫu vượt QCVN

Các thông số vật liệu Nano oxit sắt từ được xác định như sau: Vật liệu hấp phụ As đạt hiệu quả cao nhất ở pH > 6,5; thời gian đạt cân bằng là 20 phút ; dung dịch hấp phụ cực đại của vật liệu là 31,546 g/kg đến 34,247g/kg.

Tiến hành xử lý As trong các mẫu nước bằng vật liệu Nano oxit sắt từ cho kết quả:

• Nước sau khi quả xử lý có hàm lượng As dưới tiêu chuẩn cho phép. Vật liệu PANI/Fe3O4 Nanocompozit có khả năng hấp phụ As cao hơn vật liệu Fe3O4 và PPy/Fe3O4 Nanocompozit . Như vây, có thể dùng vật liệu Nano oxit sắt từ và vật liệu Compozit của nó để loại bỏ As ra khỏi nước.

• Nước GK, GĐ ở khu vực Hà Nam có hàm lượng sắt cao, việc đưa phương pháp xử lý As bằng oxit sắt từ kết hợp lọc cát hứa hẹn nhiều thuận lợi, hiệu quả xử lý cao. Hàm lượng As trong nước giếng khoan ở đây rất cao nên chúng tôi khuyến cáo người dân nên xử lý loại bỏ As trước khi sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên, việc xử lý As chỉ mới được tiến hành ở quy mô phòng thí nghiệm, để đưa quy trình xử lý ra ứng dụng thực tế cần nghiên cứu tiếp tục ở quy mô lớn hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý As trong nước ngầm vùng Hà Nam bằng phương pháp nano oxit sắt từ (Trang 51 - 52)